22/06/1864: Quân Hợp bang miền Nam đánh trả tại Petersburg

Nguồn: General Lee strikes back at Petersburg, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1864, lực lượng Liên bang miền Bắc đã cố gắng chiếm tuyến đường sắt dùng để tiếp tế cho Petersburg, Virginia, từ phía nam và mở rộng phòng tuyến của mình về phía sông Appomattox. Phe Hợp bang miền Nam đã ngăn chặn nỗ lực này, và hai bên đã cầm cự ở chiến hào trong một cuộc bao vây kéo dài 9 tháng.

Trận Petersburg bắt đầu vào ngày 15/06. Tướng Ulysses S. Grant của Liên bang miền Bắc đã mất sáu tuần chiến đấu quanh Richmond, Virginia. Đối thủ của ông – Tướng Robert E. Lee, chỉ huy của Quân đội Bắc Virginia – đã khiến đội quân Potomac phải chịu thương vong rất lớn. Trước đó, tại Cold Harbor, Grant đã thực hiện một cuộc tấn công khốc liệt vào cứ điểm của quân miền Nam khiến họ thiệt hại 7.000 lính. Sau đó Grant đã tiến về phía nam và chiếm trung tâm đường sắt ở Petersburg, cách Richmond 37km. Continue reading “22/06/1864: Quân Hợp bang miền Nam đánh trả tại Petersburg”

21/06/1942: Quân Đồng minh đầu hàng tại Tobruk, Libya

Nguồn: Allies surrender at Tobruk, Libya, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Tướng Erwin Rommel đã giành chiến thắng sau cùng trong cuộc tấn công vào doanh trại của liên quân Anh tại Tobruk, Libya, khi lực lượng thiết giáp của ông chiếm thành công cảng này.

Anh giành quyền kiểm soát tại Tobruk kể từ sau khi đánh bại người Ý vào năm 1940. Nhưng phía Đức đã cố gắng giành lại khu vực bằng cách yểm trợ quân Ý bằng Quân đoàn Afrika của Erwin Rommel, người liên tục chiến thắng trước Tập đoàn quân số 8 của Anh trong các trận chiến quanh Tobruk, cuối cùng buộc quân Anh rút lui về Ai Cập. Continue reading “21/06/1942: Quân Đồng minh đầu hàng tại Tobruk, Libya”

20/06/1919: Nội các Đức từ chức vì bế tắc ở Hoà đàm Versailles

Nguồn: German cabinet resigns over Versailles deadlock, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, trong những ngày cuối cùng của Hội nghị Hòa bình Versailles tổ chức tại Paris, Pháp, nội các Đức đã rơi vào bế tắc trước việc có nên chấp nhận các điều khoản được đề xuất cho phái đoàn của họ – chủ yếu đến từ Hội đồng Tứ cường: Pháp, Anh, Mỹ và Ý – và theo đó có nên phê chuẩn Hiệp ước Versailles hay không.

Ngày 07/05/1919, phái đoàn Đức được nghe trình bày về các điều khoản của hiệp ước, sau đó, họ có hai tuần để tìm hiểu tài liệu kỹ hơn, và gửi lại phản hồi chính thức bằng văn bản. Người Đức, vốn đã đặt trọn niềm tin vào quan điểm của Tổng thống Woodrow Wilson về cái gọi là “hòa bình không có chiến thắng” (peace without victory) và đã viện dẫn “Mười bốn điểm” nổi tiếng của ông làm cơ sở cho họ tìm kiếm hòa bình vào tháng 11/1918, nay vô cùng tức giận và vỡ mộng trước nội dung thực sự của bản hiệp ước. Continue reading “20/06/1919: Nội các Đức từ chức vì bế tắc ở Hoà đàm Versailles”

19/06/1865: Chế độ nô lệ ở Mỹ được bãi bỏ

Nguồn: Abolition of slavery announced in Texas on Juneteenth, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1865 – ngày sau này được gọi là Juneteenth –  những người lính Liên bang miền Bắc đã đến Galveston, Texas và loan tin rằng Nội chiến Hoa Kỳ đã kết thúc và chế độ nô lệ ở Mỹ đã được bãi bỏ.

Là tên gọi kết hợp giữa tháng Sáu và ngày 19, Juneteenth đã trở thành ngày kỷ niệm sự kết thúc chế độ nô lệ ở Mỹ. Mặc dù Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ của Tổng thống Abraham Lincoln đã được ban hành từ hơn hai năm trước vào ngày 01/01/1863, song việc Liên bang miền Bắc không có hiện diện quân sự ở Texas đã khiến điều này khó thực thi. Continue reading “19/06/1865: Chế độ nô lệ ở Mỹ được bãi bỏ”

18/06/1979: Carter và Brezhnev ký hiệp ước hạt nhân SALT-II

Nguồn: Jimmy Carter and Leonid Brezhnev sign the SALT-II nuclear treaty, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1979, trong cuộc họp thượng đỉnh tại Vienna, Tổng thống Mỹ Jimmy Carter và Lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev đã ký thỏa thuận SALT-II, đưa ra các hạn chế và hướng dẫn về vũ khí hạt nhân. Thỏa thuận chưa bao giờ chính thức có hiệu lực này đã trở thành một trong những hiệp định Mỹ – Xô gây tranh cãi nhất trong Chiến tranh Lạnh.

SALT-II là hệ quả của nhiều vấn đề dai dẳng còn sót lại từ thỏa thuận SALT-I thành công năm 1972. Mặc dù thỏa thuận năm 1972 đã hạn chế rất nhiều loại vũ khí hạt nhân, vẫn còn rất nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Các cuộc thảo luận giữa Mỹ và Liên Xô đã bắt đầu gần như ngay lập tức sau khi SALT-I được cả hai quốc gia phê chuẩn vào năm 1972. Continue reading “18/06/1979: Carter và Brezhnev ký hiệp ước hạt nhân SALT-II”

17/06/1579: Francis Drake tuyên bố California của Anh

Nguồn: Sir Francis Drake claims California for England, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1579, trong chuyến hải trình vòng quanh thế giới của mình, thủy thủ người Anh là Francis Drake đã neo tàu tại một bến cảng phía bắc San Francisco, California ngày nay và tuyên bố lãnh thổ này là của Nữ hoàng Elizabeth I. Gọi vùng đất này là “Nova Albion”, Drake đã ở lại bờ biển California một tháng để sửa con tàu Golden Hind của mình và chuẩn bị cho chuyến vượt Thái Bình Dương về phía tây. Continue reading “17/06/1579: Francis Drake tuyên bố California của Anh”

16/06/1999: Thành viên SLA bị bắt sau hơn 20 năm chạy trốn

Nguồn: SLA member captured after more than 20 years, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1999, Kathleen Ann Soliah, cựu thành viên Quân đội Giải phóng Symbionese (SLA), đã bị bắt gần nhà mình ở St. Paul, Minnesota. Soliah, nay đổi tên thành Sara Jane Olsen, đã trốn tránh chính quyền suốt hơn 20 năm.

Giữa thập niên 1970, SLA, một nhóm bán quân sự nhỏ bé, cực đoan của Mỹ, trở nên khét tiếng với một loạt các vụ giết người, cướp bóc và nhiều hành vi bạo lực khác. Trong số đó, được biết đến nhiều nhất là vụ bắt cóc nữ thừa kế Patty Hearst năm 1974 – người mà sau này lại trở thành thành viên của nhóm. Tháng 04/1975, các thành viên của SLA đã tấn công một ngân hàng ở Carmichael, California, và trong quá trình đó, đã giết chết một trong những khách hàng, tên là Myrna Opsahl. Theo lời Patty Hearst, khi đó giữ vai trò tài xế cho cả nhóm, Soliah đã tham gia vào vụ cướp. Continue reading “16/06/1999: Thành viên SLA bị bắt sau hơn 20 năm chạy trốn”

15/06/1846: Biên giới giữa Mỹ và Canada được thiết lập

Nguồn: U.S.-Canadian border established, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1846, đại diện của Anh và Hoa Kỳ đã ký Hiệp ước Oregon để giải quyết tranh chấp dai dẳng giữa hai nước về việc kiểm soát lãnh thổ Oregon. Hiệp ước đã quy định vĩ tuyến 49 từ dãy núi Rocky đến eo biển Georgia là ranh giới giữa Hoa kỳ và Canada thuộc Anh. Theo đó, Hoa Kỳ sẽ có quyền kiểm soát chính thức đối với các tiểu bang tương lai là Oregon, Washington, Idaho và Montana; Anh sẽ kiểm soát Đảo Vancouver và có quyền hàng hải đối với một phần của sông Columbia. Continue reading “15/06/1846: Biên giới giữa Mỹ và Canada được thiết lập”

14/06/1968: Nhà hoạt động chống chiến tranh Benjamin Spock bị kết án

Nguồn: Dr. Spock convicted for aiding draft resisters, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, Tiến sĩ Benjamin Spock và ba người khác, gồm cả vị Tuyên úy từ Đại học Yale, William Sloane Coffin, Jr., đã bị một bồi thẩm đoàn Tòa án Liên bang Khu vực tại Boston tuyên có tội trước các cáo buộc âm mưu hỗ trợ, khuyến khích và tư vấn cho những người đăng ký nghĩa vụ quân sự vi phạm Đạo luật Tuyển chọn Quân dịch.

Trong thời kỳ chính quyền Johnson, Spock, một bác sĩ và là tác giả cuốn sách nổi tiếng The Common Sense Book of Baby and Child Care (Thường thức về chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ), là nhân vật luôn xuất hiện trong các cuộc biểu tình chống chiến tranh. Continue reading “14/06/1968: Nhà hoạt động chống chiến tranh Benjamin Spock bị kết án”

13/06/1807: Thomas Jefferson nhận trát hầu tòa xét xử Aaron Burr

Nguồn: Thomas Jefferson subpoenaed in Aaron Burr’s treason trial, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1807, Tổng thống Thomas Jefferson đã nhận được một trát hầu tòa, yêu cầu ông ra làm chứng trong phiên tòa xét xử cựu phó tổng thống của ông, Aaron Burr, tội phản quốc. Trong tờ trát, Burr yêu cầu Jefferson đưa ra các tài liệu có thể giúp miễn tội cho ông.

Burr vốn dĩ đã bị “thất sủng” về chính trị và xã hội khi giết chết cựu Bộ trưởng Tài chính đồng thời là Anh hùng Cách mạng Mỹ Alexander Hamilton trong một cuộc đấu súng tay đôi vào năm 1804. Sau khi bắn Hamilton, Burr lúc đó vẫn là phó tổng thống của Jefferson, đã lên đường trốn chạy để tránh bị truy tố vì tội giết người. (Cáo buộc sau này đã được hủy bỏ.) Continue reading “13/06/1807: Thomas Jefferson nhận trát hầu tòa xét xử Aaron Burr”

12/06/1963: Nhà lãnh đạo dân quyền Medgar Evers bị sát hại

Nguồn: Civil rights leader Medgar Evers is assassinated, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1963, trên lối chạy xe bên ngoài nhà của mình ở Jackson, Mississippi, nhà lãnh đạo dân quyền người Mỹ gốc Phi Medgar Evers đã bị bắn chết bởi Byron De La Beckwith – một người theo tư tưởng da trắng thượng đẳng.

Trong Thế chiến II, Evers đã hoạt động tình nguyện cho Quân đội Hoa Kỳ và tham gia cuộc đổ bộ Normandy. Năm 1952, ông gia nhập Hiệp hội Quốc gia vì sự Tiến bộ của người Da màu (NAACP). Là một nhân viên cơ sở của NAACP, Evers đã đi khắp tiểu bang nơi ông sinh sống để vận động những người Mỹ gốc Phi nghèo đăng ký bỏ phiếu và tuyển họ vào phong trào dân quyền. Ông đã có công trong việc tìm thấy nhân chứng và bằng chứng cho vụ án giết Emmett Till, sự việc đã khiến cả nước Mỹ chú ý tới cảnh ngộ của người Mỹ gốc Phi ở miền Nam. Ngày 12/06/1963, Medgar Evers đã bị ám sát. Continue reading “12/06/1963: Nhà lãnh đạo dân quyền Medgar Evers bị sát hại”

11/06/1944: Lực lượng Đồng minh hội quân tại Normandy

Nguồn: D-Day landing forces converge, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, năm ngày sau cuộc đổ bộ D-Day, năm nhóm đổ bộ của quân Đồng minh, gồm khoảng 330.000 quân, đã tập hợp tại Normandy để hiệp thành một mặt trận vững chắc duy nhất trên khắp khu vực tây bắc nước Pháp.

Ngày 06/06, sau một năm liên minh Anh-Mỹ bí mật lên kế hoạch tỉ mỉ, chiến dịch quân sự trên biển, trên không và trên bộ lớn nhất trong lịch sử đã bắt đầu trên bờ biển Pháp tại Normandy. Lực lượng đổ bộ của quân Đồng Minh gồm 3 triệu người, 13.000 máy bay, 1.200 tàu chiến, 2.700 tàu buôn và 2.500 tàu trung chuyển. Continue reading “11/06/1944: Lực lượng Đồng minh hội quân tại Normandy”

10/06/1940: Italy tuyên chiến với Pháp và Anh

Nguồn: Italy declares war on France and Great Britain, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1940, sau khi từ chối đứng về phía Đức lẫn quân Đồng minh trong Thế chiến II, Benito Mussolini – nhà độc tài của Italy – cuối cùng đã tuyên chiến với Pháp và Anh.

Có lẽ, sự chiếm đóng của Đức đối với Paris đã khiến Mussolini thay đổi quyết định. “Ban đầu, họ đã quá hèn nhát không dám tham chiến. Giờ đây họ lại vội vàng tuyên chiến để có thể cùng chia chác chiến lợi phẩm”, Hitler nói. (Tuy nhiên, Mussolini đã khẳng định ông muốn tham chiến trước khi Pháp đầu hàng hoàn toàn chỉ bởi chủ nghĩa phát xít “không muốn đánh kẻ đang sa cơ lỡ vận.”) Continue reading “10/06/1940: Italy tuyên chiến với Pháp và Anh”

09/06/1915: William Jennings Bryan từ chức Ngoại trưởng Mỹ

Nguồn: William Jennings Bryan resigns as U.S. secretary of state, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, Ngoại trưởng Mỹ William Jennings Bryan đã từ chức vì lo ngại trước cách Tổng thống Woodrow Wilson xử lý khủng hoảng khi tàu ngầm Đức đánh chìm tàu khách Lusitania của Anh vào tháng trước, khiến 1.200 người, trong đó có 128 người Mỹ, thiệt mạng.

Đầu năm 1915, thông báo của Đức về việc hải quân nước này đang áp dụng chính sách chiến tranh tàu ngầm không giới hạn đã làm dấy lên quan ngại cho nhiều người trong chính phủ và người dân Mỹ – khi ấy vẫn duy trì chính sách trung lập nghiêm ngặt suốt hai năm đầu Thế chiến I. Sự kiện Lusitania bị đánh chìm vào ngày 07/05/1915 đã ngay lập tức gây náo động, vì nhiều người tin rằng quân Đức cố tình đánh chìm con tàu Anh nhằm khiêu khích Wilson và nước Mỹ. Continue reading “09/06/1915: William Jennings Bryan từ chức Ngoại trưởng Mỹ”

07/06/1692: Động đất phá hủy “thiên đường cướp biển” Jamaica

Nguồn: Earthquake destroys Jamaican pirate haven, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1692, một trận động đất lớn đã tàn phá thị trấn Port Royal khét tiếng ở Jamaica, giết chết hàng ngàn người. Các cơn chấn động cực mạnh, đi cùng với việc đất đá hóa lỏng và sóng thần do động đất, đã phá hủy toàn bộ thị trấn.

Port Royal nằm tại một hòn đảo nhỏ ngoài khơi Jamaica, ở bến cảng đối diện với thủ đô Kingston ngày nay. Nhiều căn nhà nơi 6.500 cư dân sinh sống và làm việc đã được xây dựng ngay trên mặt nước. Vào thế kỷ 17, Port Royal được biết đến trên khắp Tân Thế giới là hang ổ của cướp biển, buôn lậu và các trò ăn chơi trác táng. Nó được mô tả là “thành phố xấu xa và tội lỗi nhất thế giới” và “một trong những vùng đất dâm dục nhất trong thế giới Kitô giáo.” Continue reading “07/06/1692: Động đất phá hủy “thiên đường cướp biển” Jamaica”

06/06/1966: Nhà hoạt động dân quyền James Meredith bị bắn

Nguồn: Civil rights activist James Meredith shot, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, James H. Meredith, người mà năm 1962 trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên theo học tại trường Đại học Mississippi, đã bị bắn bởi một tay súng ngay sau khi ông bắt đầu cuộc hành trình một mình vận động dân quyền đi qua miền Nam. Thường được biết đến với tên gọi “Hành trình Chống lại Sợ hãi” (March Against Fear), Meredith đã đi bộ từ Memphis, Tennessee, đến Jackson, Mississippi, trong một nỗ lực để khuyến khích cử tri người Mỹ gốc Phi ở miền Nam đăng ký bỏ phiếu. Continue reading “06/06/1966: Nhà hoạt động dân quyền James Meredith bị bắn”

04/06/1972: Nhà hoạt động cộng sản Angela Davis được tha bổng

Nguồn: Communist activist Angela Davis acquitted, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, Angela Yvonne Davis, một “chiến binh da đen,” cựu giáo sư Triết học tại Đại học California, và đảng viên cộng sản, đã được tha bổng các cáo buộc âm mưu, giết người và bắt cóc bởi một bồi thẩm đoàn toàn người da trắng ở San Jose, California.

Tháng 10/1970, Davis bị bắt tại Thành phố New York vì có liên quan đến vụ xả súng xảy ra vào ngày 07/08 tại một phòng xử án ở San Raphael, California. Bà bị buộc tội cung cấp vũ khí cho Jonathan Jackson, kẻ xông vào phòng xử án để giải thoát các phạm nhân đang bị xét xử ở đó, đồng thời bắt giữ con tin hòng đổi lấy tự do cho anh trai mình, George, một người da đen cấp tiến đang bị giam giữ tại nhà tù San Quentin. Trong vụ đấu súng diễn ra sau đó với cảnh sát, Jonathan Jackson đã bị giết cùng với Thẩm phán Tòa Thượng thẩm Harold Haley và hai tù nhân. Continue reading “04/06/1972: Nhà hoạt động cộng sản Angela Davis được tha bổng”

02/06/1924: Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Công dân Bản địa

Nguồn: The Indian Citizenship Act, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1924, với việc Quốc hội thông qua Đạo luật Công dân Bản địa (Indian Citizenship Act), chính phủ Mỹ đã chính thức trao quyền công dân cho tất cả người Mỹ bản địa sinh ra trong phạm vi lãnh thổ của nước Mỹ. Continue reading “02/06/1924: Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Công dân Bản địa”

31/05/1916: Trận Jutland, trận hải chiến lớn nhất Thế chiến I, bắt đầu

Nguồn: Battle of Jutland, greatest naval battle of WWI, begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, ngay trước 4 giờ chiều, một lực lượng thuộc Hải quân Anh được chỉ huy bởi Phó Đô đốc David Beatty đã đụng độ với một hạm đội tàu Đức dưới quyền Đô đốc Franz von Hipper, khoảng 75 dặm ngoài khơi bờ biển Đan Mạch. Hai bên đồng loạt nổ súng vào nhau, bắt đầu giai đoạn mở đầu của trận hải chiến lớn nhất trong Thế chiến I, Trận Jutland.

Sau trận Dogger Bank vào tháng 01/1915, Hải quân Đức đã quyết định không đối đầu trực diện với Hải quân Hoàng gia Anh vượt trội về quân số suốt hơn một năm, chuyển hướng phần lớn chiến lược trên biển vào các tàu ngầm U-Boat nguy hiểm của mình. Tuy nhiên, vào tháng 05/1916, khi phần lớn Hạm đội Grand của Anh đang neo đậu ở xa tại Scapa Flow, ngoài khơi bờ biển phía bắc Scotland, chỉ huy của Hạm đội Biển khơi Đức, Phó Đô đốc Reinhard Scheer, tin rằng đã đến lúc phải tiếp tục các cuộc tấn công vào bờ biển Anh. Continue reading “31/05/1916: Trận Jutland, trận hải chiến lớn nhất Thế chiến I, bắt đầu”

30/05/1967: Cộng hòa Biafra tuyên bố độc lập

Nguồn: Republic of Biafra proclaimed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, sau nhiều năm chịu đựng sự đàn áp của chính quyền quân sự Nigeria, nhà nước ly khai Biafra đã tuyên bố độc lập khỏi Nigeria.

Năm 1960, Nigeria giành được độc lập từ Anh. Sáu năm sau, người Hồi giáo Hausas ở miền bắc Nigeria bắt đầu tàn sát người Thiên Chúa giáo Igbos ở khu vực này, khiến hàng chục ngàn người Igbos phải chạy trốn về phía đông, nơi sắc tộc của họ là nhóm sắc tộc thống trị. Người Igbos nghi ngờ rằng chính phủ quân sự Nigeria sẽ không cho phép họ phát triển, hoặc thậm chí là sống sót, vì vậy vào ngày 30/05/1967, Trung tá Odumegwu Ojukwu và một số đại diện không phải người Igbo khác của khu vực đã thành lập nước Cộng hòa Biafra, bao gồm một số bang của Nigeria. Continue reading “30/05/1967: Cộng hòa Biafra tuyên bố độc lập”