12/12/1980: Sổ ghi chép của Da Vinci được bán với giá hơn 5 triệu USD

Nguồn: Da Vinci notebook sells for over 5 million, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1980, ông trùm dầu mỏ Mỹ Armand Hammer đã trả khoản tiền 5.126.000 USD trong một cuộc đấu giá để mang về cuốn sổ tay có chứa các tác phẩm của nghệ sĩ huyền thoại Leonardo da Vinci.

Cuốn sổ, được viết vào khoảng năm 1508, là một trong số 30 cuốn sổ mà da Vinci dùng để ghi chép trong suốt cuộc đời của ông về nhiều chủ đề khác nhau. Nó gồm 72 trang với khoảng 300 ghi chú và bản vẽ chi tiết, tất cả đều liên quan đến chủ đề chung về nước và cách nó di chuyển. Các chuyên gia nói rằng da Vinci dùng nó để vẽ nháp cho nền bức tranh kiệt tác của mình, Mona Lisa. Các ghi chú, được viết bằng mực nâu và phấn, đọc từ phải sang trái, là một ví dụ về kỹ thuật viết ngược mà da Vinci ưa chuộng. Continue reading “12/12/1980: Sổ ghi chép của Da Vinci được bán với giá hơn 5 triệu USD”

11/12/1941: Đức tuyên chiến với Hoa Kỳ

Nguồn: Germany declares war on the United States, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1941, Adolf Hitler đã tuyên chiến với Hoa Kỳ, đưa Mỹ, vốn trung lập trước đó, tham gia vào cuộc xung đột tại châu Âu.

Ngay cả Đức cũng bàng hoàng về chiến dịch không kích Trân Châu Cảng. Mặc dù Hitler đã có thỏa thuận miệng với đối tác phe Trục là Nhật Bản rằng Đức sẽ tham gia một cuộc chiến chống lại Hoa Kỳ, song ông không chắc cuộc chiến ấy sẽ diễn ra như thế nào. Cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng đã trả lời cho câu hỏi đó. Continue reading “11/12/1941: Đức tuyên chiến với Hoa Kỳ”

10/12/1901: Giải Nobel đầu tiên được trao

Nguồn: First Nobel Prizes awarded, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1901, Giải thưởng Nobel đầu tiên đã được trao ở Stockholm, Thụy Điển, trong các lĩnh vực vật lý, hóa học, y học, văn học và hòa bình. Buổi lễ diễn ra vào ngày kỷ niệm năm năm ngày mất của Alfred Nobel, nhà khoa học người Thụy Điển đã phát minh ra thuốc nổ (dynamite) và các chất nổ công phá khác. Trong di chúc, Nobel đã quyết định rằng phần lớn tài sản khổng lồ của ông sẽ được gửi vào một quỹ mà tiền lãi từ đó “sẽ được phân chia hàng năm dưới dạng giải thưởng cho những người, trong năm trước đó, đã mang lại lợi ích lớn nhất cho nhân loại.”

Mặc dù Nobel không đưa ra lý do công khai nào cho việc tạo ra các giải thưởng này, nhưng người ta tin rằng ông đã làm điều đó vì lý do đạo đức, hối tiếc khi chứng kiến các phát minh của mình bị sử dụng theo cách ngày càng gây chết người trong chiến tranh. Continue reading “10/12/1901: Giải Nobel đầu tiên được trao”

09/12/1971: Đàm phán Hiệp định Paris gián đoạn

Nguồn: Paris peace talks break down, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1971, lần đầu kể từ khi các cuộc đàm phán hòa bình ở Paris bắt đầu vào tháng 05/1968, hai bên từ chối ấn định một cuộc họp khác để tiếp tục đàm phán.

Quyết định này được đưa ra ở phiên họp thứ 138 của cuộc đàm phán. Đại biểu Hoa Kỳ William Porter đã khiến các nhà đàm phán cộng sản tức giận khi yêu cầu hoãn phiên họp dự kiến ​​tiếp theo tới ngày 30/12, để Hà Nội và lực lượng Việt Cộng có cơ hội phát triển một “cách tiếp cận mang tính xây dựng hơn” trong cuộc hòa đàm. Continue reading “09/12/1971: Đàm phán Hiệp định Paris gián đoạn”

08/12/1941: Mỹ tuyên chiến với Nhật Bản

Nguồn: The United States declares war on Japan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, khi hạm đội Thái Bình Dương còn nằm trong đống đổ nát tại Trân Châu Cảng, Tổng thống Franklin Roosevelt đã yêu cầu tuyên chiến với Nhật Bản, và yêu cầu của ông đã được chấp nhận.

Đứng dựa vào cánh tay của cậu con trai James, một Đại úy Thủy quân Lục chiến, Roosevelt lê bước khó nhọc vào Hạ viện Mỹ ngay giữa trưa để yêu cầu được tuyên chiến và đưa ra Thông báo toàn quốc trên sóng phát thanh. “Hôm qua,” Tổng thống tuyên bố, “ngày 07/12/1941, một ngày đen tối, nước Mỹ đã bị lực lượng hải quân và không quân của Đế quốc Nhật Bản cố tình tấn công bất ngờ. Dù phải mất bao lâu để vượt qua cuộc xâm lược được tính toán từ trước này, người dân Mỹ với niềm tin chính nghĩa sẽ giành chiến thắng tuyệt đối.” Continue reading “08/12/1941: Mỹ tuyên chiến với Nhật Bản”

07/12/1982: Vụ tử hình đầu tiên bằng cách tiêm thuốc độc

Nguồn: First execution by lethal injection, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1982, vụ tử hình đầu tiên bằng cách tiêm thuốc độc đã diễn ra tại tòa án bang ở Huntsville, Texas. Charles Brooks, Jr., bị kết án sát hại một thợ cơ khí sửa ô-tô, đã được tiêm vào tĩnh mạch một liều Natri thiopental, loại thuốc gây tê barbiturat còn gọi là “huyết thanh nói thật” (truth serum) khi được dùng với liều lượng thấp hơn. Continue reading “07/12/1982: Vụ tử hình đầu tiên bằng cách tiêm thuốc độc”

06/12/1884: Đài tưởng niệm Washington được hoàn thành

Nguồn: Washington Monument completed, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1884, tại Washington, D.C., các công nhân đã đặt một kim tự tháp bằng nhôm cao 22,9cm lên đỉnh một tòa tháp bằng đá cẩm thạch trắng, hoàn thành việc xây dựng đài tưởng niệm George Washington – tổng thống đầu tiên của nước Mỹ và là người có tên được dùng để đặt tên cho thành phố này.

Từ năm 1783, Quốc hội Hoa Kỳ đã quyết định sẽ đặt tượng của vị tướng vĩ đại trong Cách mạng Mỹ ở bất cứ nơi nào phù hợp gần tòa nhà Quốc hội mới. Sau khi Tổng thống Washington yêu cầu kiến ​​trúc sư Pierre L’Enfant quy hoạch thủ đô liên bang mới bên bờ sông Potomac vào năm 1791, Pierre L’Enfant đã chừa lại một vị trí ở phía tây công viên cảnh quan National Mall (gần đài tưởng niệm ngày nay) để đặt bức tượng. Continue reading “06/12/1884: Đài tưởng niệm Washington được hoàn thành”

05/12/1964: Huân chương Danh dự đầu tiên trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Army Captain awarded first Medal of Honor for action in Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, Huân chương Danh dự (Medal of Honor) đầu tiên được trao cho một quân nhân Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam được trao cho Đại úy Roger Donlon ở Saugerties, New York, vì hành động anh hùng của anh này hồi đầu năm.

Đại úy Donlon và đội đặc nhiệm của mình giám sát Trại Nam Đông, một tiền đồn trên núi, nằm gần biên giới Lào – Bắc Việt Nam. Gần hai giờ sáng ngày 06/07/1964, lính Việt Cộng đã tấn công trại. Dù bản thân bị bắn vào bụng, nhưng Donlon đã nhét một chiếc khăn tay vào vết thương, siết lại dây thắt lưng và tiếp tục chiến đấu. Ông bị thương thêm ba lần nữa, nhưng vẫn kiên trì tiếp tục chiến đấu – sử dụng súng cối, ném lựu đạn vào kẻ thù và từ chối chăm sóc y tế. Continue reading “05/12/1964: Huân chương Danh dự đầu tiên trong Chiến tranh Việt Nam”

04/12/1991: Nhà báo Terry Anderson được trả tự do tại Lebanon

Nguồn: Hostage Terry Anderson freed in Lebanon, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1991, các phiến quân Hồi giáo ở Lebanon đã thả nhà báo Mỹ Terry Anderson bị bắt cóc trước đó sau 2.454 ngày giam cầm.

Là phóng viên chính tại Trung Đông của hãng thông tấn Associated Press, Anderson đã đưa tin về cuộc nội chiến kéo dài ở Lebanon (1975-1990). Ngày 16/03/1985, ông bị bắt cóc ở một con phố phía tây Beirut khi đang rời sân tennis. Những kẻ bắt cóc đưa Anderson đến vùng ngoại ô phía nam của thành phố, nơi ông bị giam trong một hầm ngục trong sáu năm rưỡi tiếp theo. Continue reading “04/12/1991: Nhà báo Terry Anderson được trả tự do tại Lebanon”

03/12/1967: Ca ghép tim người đầu tiên

Nguồn: First human heart transplant, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, Louis Washkansky, 53 tuổi, đã trở thành bệnh nhân được ghép tim đầu tiên tại Bệnh viện Groote Schuur ở Cape Town, Nam Phi.

Washkansky, người đàn ông trung niên bán tạp hóa đang chết dần vì căn bệnh tim mãn tính, đã nhận được quả tim hiến tạng từ Denise Darvall, cô gái 25 tuổi đã tử vong trong một tai nạn xe hơi. Bác sĩ phẫu thuật Christiaan Barnard, người được đào tạo tại Đại học Cape Town và tại Mỹ, đã thực hiện ca phẫu thuật y học mang tính cách mạng này. Kỹ thuật mà Barnard sử dụng ban đầu được phát triển bởi một nhóm các nhà nghiên cứu người Mỹ vào thập niên 1950. Bác sĩ phẫu thuật người Mỹ Norman Shumway đã thực hiện ca ghép tim thành công đầu tiên, trên một con chó, tại Đại học Stanford ở California vào năm 1958. Continue reading “03/12/1967: Ca ghép tim người đầu tiên”

02/12/1917: Nga đạt thỏa thuận đình chiến với Liên minh Trung tâm

Nguồn: Russia reaches armistice with the Central PowersHistory.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1917, một lệnh ngừng bắn chính thức đã được tuyên bố trên khắp khu vực giao chiến giữa Nga và Liên minh Trung tâm, một ngày sau khi phe Bolshevik giành quyền kiểm soát tổng hành dinh quân đội Nga tại Mogilev.

Ngay sau khi giành quyền lực ở Nga vào tháng 11/1917, lực lượng Bolshevik do Vladimir Lenin lãnh đạo đã tiếp cận các nước thuộc Liên minh Trung tâm để sắp xếp một hiệp ước đình chiến và rút khỏi cuộc chiến mà họ cho là cản trở kế hoạch cung cấp lương thực và đất đai cho những nông dân Nga nghèo khó. Continue reading “02/12/1917: Nga đạt thỏa thuận đình chiến với Liên minh Trung tâm”

01/12/1990: Đường hầm Eo biển Manche được nối thông

Nguồn: Chunnel makes breakthrough, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, tầm 11 giờ sáng, ở độ sâu khoảng 132 feet (40,2m) dưới Eo biển Manche, các công nhân đã khoan một chiếc lỗ với kích thước của một chiếc xe hơi thông qua bức tường đá. Đây không phải là một chiếc lỗ thông thường mà là điểm kết nối hai đầu của một đường hầm dưới nước nối liền Vương quốc Anh với châu Âu lục địa lần đầu tiên sau hơn 8.000 năm.

Đường hầm Eo biển Manche – còn gọi là Chunnel (ghép giữa channel/con kênh và tunnel/đường hầm) – không phải là một ý tưởng mới. Thực ra, Napoléon Bonaparte đã từng nhận được bản đề xuất từ đầu năm 1802. Nhưng mãi đến cuối thế kỷ 20, công nghệ cần thiết để xây dựng đường hầm mới được phát triển. Năm 1986, Anh và Pháp đã ký hiệp ước cho phép xây dựng một đường hầm chạy giữa Folkestone, Anh và Calais, Pháp. Continue reading “01/12/1990: Đường hầm Eo biển Manche được nối thông”

28/11/1994: Jeffrey Dahmer bị sát hại trong tù

Nguồn: Jeffrey Dahmer murdered in prison, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1994, khi đang thi hành 15 án chung thân liên tiếp vì đã sát hại dã man 15 người đàn ông, kẻ giết người hàng loạt Jeffrey Dahmer đã bị một tù nhân đánh đập đến chết trong lúc dọn dẹp phòng tắm tại nhà tập thể thao của Viện Phục hồi Nhân phẩm Columbia ở Portage, Wisconsin.

Trong khoảng thời gian 13 năm sinh sống chủ yếu ở vùng Trung Tây nước Mỹ, Dahmer đã sát hại ít nhất 17 người đàn ông. Hầu hết nạn nhân là những người Mỹ gốc Phi trẻ tuổi, đồng tính, được Dahmer dụ dỗ về nhà hắn, hứa sẽ trả tiền nếu họ chịu chụp ảnh khỏa thân. Dahmer sau đó sẽ chuốc thuốc và siết cổ họ đến chết, phân xác thành nhiều phần và đôi khi còn ăn thịt họ. Continue reading “28/11/1994: Jeffrey Dahmer bị sát hại trong tù”

27/11/1978: Hai lãnh đạo thành phố San Francisco bị sát hại

Nguồn: San Francisco leaders George Moscone and Harvey Milk are murdered, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1978, Thị trưởng George Moscone và Giám sát viên Harvey Milk đã bị sát hại bởi Dan White – cựu thành viên Hội đồng giám sát – tại Tòa thị chính ở San Francisco, California.

Tức giận về việc Moscone không tái bổ nhiệm mình vào hội đồng giám sát thành phố, White đã xông vào văn phòng chính quyền San Francisco với khẩu súng lục ổ quay 0.38”. Sau khi sát hại thị trưởng, White đã nạp đạn và hướng khẩu súng về phía đối thủ của ông là Harvey Milk – một trong những chính trị gia đồng tính công khai đầu tiên của Mỹ và là nhà hoạt động được nhiều người ngưỡng mộ ở San Francisco. Continue reading “27/11/1978: Hai lãnh đạo thành phố San Francisco bị sát hại”

26/11/1941: FDR lập Lễ Tạ ơn hiện đại

Nguồn: FDR establishes modern Thanksgiving holiday, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã ký phê chuẩn một đạo luật nhằm chính thức chọn ngày thứ Năm thứ tư trong tháng 11 là Lễ Tạ ơn (Thanksgiving Day).

Truyền thống tổ chức Lễ Tạ ơn vào thứ năm bắt nguồn từ lịch sử thuộc địa Plymouth và Massachusetts Bay, khi các ngày lễ sau thu hoạch được tổ chức vào ngày thường trong tuần, gọi là “Lecture Day,” một cuộc họp tại nhà thờ vào giữa tuần. Một trong những Lễ Tạ ơn nổi tiếng là vào mùa thu năm 1621, khi thống đốc Plymouth, William Bradford, mời người da đỏ bản địa tham gia với những người hành hương (Pilgrims) trong một lễ hội kéo dài ba ngày được tổ chức để tạ ơn vì mùa màng bội thu. Continue reading “26/11/1941: FDR lập Lễ Tạ ơn hiện đại”

25/11/1783: Binh lính Anh rời New York

Nguồn: Last British soldiers leave New York, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1783, những binh lính Anh cuối cùng đã rút khỏi New York, vị trí quân sự cuối cùng của họ ở Hoa Kỳ. Cách mạng Mỹ đã kết thúc khi Hiệp định Paris được ký kết gần ba tháng trước đó. Sau khi toàn bộ lính Anh rời New York, Tướng George Washington của phe Ái quốc đã tiến vào thành phố trong niềm vui chiến thắng cùng sự chào đón của người dân New York. Thành phố đã bị người Anh chiếm vào tháng 9 năm 1776 và nằm trong tay Anh tới năm 1783. Continue reading “25/11/1783: Binh lính Anh rời New York”

24/11/2017: Khủng bố tấn công nhà thờ Hồi giáo ở Sinai, Ai Cập

Nguồn: Terrorists Attack Mosque in Sinai, Egypt, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2017, một quả bom đã phát nổ ở nhà thờ Hồi giáo al-Rawdah tại Sinai, miền bắc Ai Cập, khi những kẻ khủng bố nổ súng vào nhóm tín đồ vừa kết thúc buổi cầu nguyện ngày thứ Sáu. Vụ tấn công đã khiến 305 người thiệt mạng, trong đó có 27 trẻ em, và làm 120 người khác bị thương – trở thành sự kiện khủng bố kinh hoàng nhất trong lịch sử đương đại của Ai Cập.

Cuộc tấn công đẫm máu này là một bước ngoặt tàn khốc đối với đất nước. Dù tấn công khủng bố đã phổ biến từ năm 2013, khi tổng thống đương nhiệm lật đổ Tổng thống Mohamed Morsi của tổ chức Anh em Hồi giáo, nhưng việc khủng bố nhắm vào các nhà thờ Hồi giáo là điều rất hiếm thấy ở Ai Cập. Những kẻ khủng bố trước đây thường lựa chọn mục tiêu là các nhà thờ Thiên Chúa giáo và lực lượng an ninh, nhưng tránh các nhà thờ Hồi giáo. Continue reading “24/11/2017: Khủng bố tấn công nhà thờ Hồi giáo ở Sinai, Ai Cập”

23/11/1499: Hoàng tử mạo danh bị xử tử ở London

Nguồn: Flemish pretender executed in London, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1499, Perkin Warbeck – kẻ đặt chân đến nước Anh từ năm 1497, tự xưng là con trai thất lạc của Vua Edward IV – đã bị xử treo cổ vì tìm cách thoát khỏi Tháp London.

Được cho là người gốc Tournai, Bỉ, Warbeck đến Ireland năm 1491 và tuyên bố mình là Richard, Công tước xứ York, con trai thứ của Edward IV. Richard và anh trai được cho là đã bị người chú, Vua Richard III, giết hại ở Tháp London vào năm 1483. Continue reading “23/11/1499: Hoàng tử mạo danh bị xử tử ở London”

22/11/2005: Angela Merkel trở thành Thủ tướng Đức

Nguồn: Angela Merkel becomes Chancellor of Germany, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 2005, Angela Merkel đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Đức và trở thành người phụ nữ đầu tiên nắm giữ vị trí này. Trong thập niên sau đó, bà là một trong những nhân tố có sức ảnh hưởng mạnh nhất ở chính trường châu Âu, thường được gọi là nhà lãnh đạo trên thực tế của Liên minh châu Âu và người phụ nữ quyền lực nhất hành tinh.

Sinh ra và học tập tại Đông Đức, Merkel nhận bằng tiến sĩ hóa học và trở thành nhà nghiên cứu khoa học. Bà bắt đầu tham gia chính trị sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin. Sau khi làm phát ngôn viên cho Chính phủ lâm thời Đông Đức, Merkel trúng cử vào Quốc hội trong cuộc bầu cử đầu tiên kể từ khi nước Đức thống nhất năm 1990. Continue reading “22/11/2005: Angela Merkel trở thành Thủ tướng Đức”

21/11/1986: Oliver North tiêu hủy chứng cứ Vụ Bê bối Iran-Contra

Nguồn: Oliver North starts feeding documents into the shredding machine, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1986, nhân viên Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, Oliver North, đã cùng với thư ký của ông, Fawn Hall, bắt đầu tiêu hủy các tài liệu có thể tiết lộ sự tham gia của họ vào một loạt các hoạt động bất hợp pháp liên quan đến việc bán vũ khí cho Iran và chuyển tiền cho một nhóm phiến quân Nicaragua. Ngày 25/11, North bị sa thải nhưng Hall vẫn tiếp tục lén lấy cắp tài liệu cho sếp cũ bằng cách nhét chúng vào váy và giày của cô. Bê bối Iran-Contra, như tên gọi sau này, đã trở thành một nỗi xấu hổ và là vết nhơ pháp lý cho chính quyền Reagan. Continue reading “21/11/1986: Oliver North tiêu hủy chứng cứ Vụ Bê bối Iran-Contra”