Luận tội Trump: Nên hay không?

Tác giả: Phạm Phú Khải

Nên hay không luận tội Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã là một đề tài gây lắm tranh cãi và chia rẽ tại Hoa Kỳ không lâu sau khi ông Trump nhậm chức.

Ông Trump, cũng như những người ủng hộ ông, phản đối mọi ý kiến hay nỗ lực nào quy tội hay luận tội ông. Ngoài lập trường ủng hộ ông Trump bằng mọi giá, kể cả chống lại mọi lý do để luận tội ông, những người khác chống luận tội là vì họ không thấy nó sẽ đi đến đâu cả, và có nguy cơ làm cho nước Mỹ vốn đang chia rẽ trầm trọng càng chia rẽ hơn. Continue reading “Luận tội Trump: Nên hay không?”

08/11/1939: Hitler thoát chết trong một vụ ám sát

Nguồn: Hitler survives assassination attempt, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1939, trong lễ kỷ niệm 16 năm Đảo chính Nhà hàng Bia của Hitler, một quả bom đã phát nổ ngay sau khi Hitler kết thúc bài phát biểu, song ông đã không bị thương.

Hằng năm, Hitler đều thực hiện một nghi lễ để kỷ niệm nỗ lực đảo chính khét tiếng năm 1923 của mình (đây là lần đầu Hilter tìm cách giành quyền lực, nhưng sự kiện đã khiến Hilter bị bắt và khiến Đảng Quốc xã gần như bị xóa sổ), cũng như nhắc lại trước những người ủng hộ tầm nhìn của ông về tương lai đất nước. Continue reading “08/11/1939: Hitler thoát chết trong một vụ ám sát”

Mỹ – Trung nên vượt qua chiến tranh thương mại như thế nào?

Nguồn: Dani Rodrik, “How to Get Past the US-China Trade War”, Project Syndicate, 07/11/2019

Biên dịch: Phan Nguyên

Sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc đặt ra những thách thức chính trị và chiến lược quan trọng đối với trật tự toàn cầu hiện nay. Sự xuất hiện của một siêu cường mới ở châu Á chắc chắn tạo ra những căng thẳng địa chính trị mà một số người đã cảnh báo cuối cùng có thể dẫn đến xung đột quân sự. Ngay cả khi không xảy ra chiến tranh, sự cứng rắn của chế độ chính trị Trung Quốc, trong bối cảnh có những cáo buộc đáng tin cậy về vô số vi phạm nhân quyền, đã đặt ra những câu hỏi khó cho phương Tây.

Rồi đến khía cạnh kinh tế. Trung Quốc đã trở thành quốc gia thương mại hàng đầu thế giới, và các mặt hàng chế tạo xuất khẩu ngày càng tinh vi của nó thống trị thị trường toàn cầu. Mặc dù vai trò kinh tế quốc tế của Trung Quốc khó có khả năng được cách ly khỏi xung đột chính trị, nhưng phương Tây cũng không thể ngừng giao thương với Trung Quốc. Continue reading “Mỹ – Trung nên vượt qua chiến tranh thương mại như thế nào?”

07/11/1989: Hai người Mỹ gốc Phi được ghi tên vào lịch sử Hoa Kỳ

Nguồn: Two African American firsts in politics, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, cựu chủ tịch quận Manhattan, David Dinkins, một thành viên của Đảng Dân chủ, đã được bầu làm thị trưởng người Mỹ gốc Phi đầu tiên của Thành phố New York. Trong khi đó, ở Virginia, Trung úy Douglas Wilder, cũng là đại diện của Đảng Dân chủ, đã chính thức trở thành người gốc Phi đầu tiên được bầu giữ chức thống đốc một tiểu bang trong lịch sử nước Mỹ. Continue reading “07/11/1989: Hai người Mỹ gốc Phi được ghi tên vào lịch sử Hoa Kỳ”

Mâu thuẫn đối nội và đối ngoại trong cách cai trị của Tập Cận Bình

Nguồn: Communists are fascinated by contradictions. China faces a big one”, The Economist, 31/10/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nếu dựa vào kinh nghiệm quá khứ, sự cởi mở của Trung Quốc với thế giới sẽ được ca tụng rất nhiều trong bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình tại Hội chợ triển lãm nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ hai tại Thượng Hải vào ngày 5 tháng 11. Phát biểu khai mạc tại hội chợ lần đầu tiên hồi năm ngoái, ông Tập đã mô tả Trung Quốc như là người ủng hộ thương mại tự do và hợp tác cùng có lợi. Sự cởi mở mang lại tiến bộ trong khi đóng cửa dẫn đến sự lạc hậu, ông tuyên bố. Thành thạo khi nói thứ ngôn ngữ toàn cầu hóa, những từ bóng bẩy khoa trương thường được sử dụng tại các cuộc hội nghị của các nhà lãnh đạo thế giới, các tỷ phú và giám đốc điều hành, ông Tập tuyên bố rằng chia sẻ những thành quả của sự đổi mới “trong ngôi làng toàn cầu kết nối của chúng ta” là một điều tự nhiên. Continue reading “Mâu thuẫn đối nội và đối ngoại trong cách cai trị của Tập Cận Bình”

06/11/1988: Nhà hoạt động nhân quyền Andrei Sakharov thăm Hoa Kỳ

Nguồn: Renowned Soviet dissident Andrei Sakharov visits United States, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1988, nhà khoa học và cũng là nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng người Liên Xô Andrei Sakharov bắt đầu chuyến thăm hai tuần tới Hoa Kỳ. Trong chuyến thăm của mình, ông đã đề nghị chính phủ và nhân dân Mỹ ủng hộ các chính sách glasnost (cởi mở chính trị) và perestroika (cải tổ kinh tế) của nhà lãnh đạo người Nga Mikhail Gorbachev, để qua đó đảm bảo sự thành công của một hệ thống Liên Xô mới dân chủ hơn, thân thiện hơn.

Sakharov không phải là nhân vật được chính phủ Liên Xô ưa thích. Trong những năm cuối thập niên 1930 và những năm 1940, ông là nhà vật lý đáng kính ở Liên Xô và là thành viên của nhóm nhà khoa học phát triển quả bom hydro đầu tiên của Nga vào những năm 1950. Tuy nhiên, vào cuối những năm 1950, ông bắt đầu hoài nghi một cách nghiêm túc về việc Nga thử nghiệm vũ khí hạt nhân ngoài trời. Ông cũng bắt đầu biểu tình đòi hỏi tự do khoa học ở Liên Xô. Continue reading “06/11/1988: Nhà hoạt động nhân quyền Andrei Sakharov thăm Hoa Kỳ”

Hoạt động của một phi công Mỹ tham chiến ở Việt Nam

Nguồn: Wayne Schell, “In the Air Over Vietnam”, The New York Times, 31/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cái nóng ngột ngạt phả vào mặt khi chuyên cơ Continental của chúng tôi hạ cánh xuống căn cứ không quân Biên Hòa vào một buổi chiều cuối mùa hè năm 1966, nhưng thứ làm tôi ngạc nhiên hơn là những hoạt động đáng kinh ngạc đang diễn ra xung quanh. Nhiều chuyên cơ khác cũng đang tới, các máy bay chiến đấu F-100 và F-5 liên tục cất cánh và hạ cánh, các máy bay vận chuyển C-130 thì liên tục nhận hàng và dỡ hàng. Một chiếc U-2 bay vòng quanh căn cứ, từ từ đạt đến cao độ cho một nhiệm vụ trinh sát. Hàng toán lính xếp hàng ngay ngắn, bước lên một chuyến bay khác của Continental để trở về quê nhà. Tôi đã sớm biết rằng điều mà tất cả mọi người trong quân đội đều dõi theo, thậm chí còn hơn cả số binh sĩ thiệt mạng hàng ngày, là đếm ngược ngày hồi hương – “121 ngày nữa, 120…,” một anh chàng nào đó sẽ nói sẽ đếm như vậy. Tôi cũng lên kế hoạch để quay về nhà vào cuối năm 1967. Continue reading “Hoạt động của một phi công Mỹ tham chiến ở Việt Nam”

05/11/1556: Vua Akbar của Đế quốc Mughal củng cố ngai vàng

Nguồn: Mughal victory assures Akbar’s ascension, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1556, tại vùng đất cách Delhi năm mươi dặm về phía bắc, một đạo quân của Đế quốc Mughal đã đánh bại các binh sĩ của Hemu, vị tướng người Hindu vốn đã luôn tìm cách chiếm đoạt ngai vàng từ tay vị vua 14 tuổi, Akbar, vừa mới lên ngôi. Người Mughal, có nền văn hóa pha trộn các yếu tố của Hồi giáo Ba Tư và văn hóa Ấn Độ địa phương, đã thành lập một đế chế ở phía bắc Ấn vào đầu thế kỷ 16. Chiến thắng tại Panipat đã bảo đảm ngôi vị cho Akbar, nhưng đế chế mà ông được thừa hưởng từ cha mình đã bị thu hẹp rất nhiều sau hàng thập niên thất bại trước người Hindu và người Afghanistan. Continue reading “05/11/1556: Vua Akbar của Đế quốc Mughal củng cố ngai vàng”

Thế giới hôm nay: 05/11/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Donald Trump dường như đe dọa sẽ rút tiền tài trợ của liên bang dành cho chống cháy rừng ở California qua một tràng đả kích trên Twitter nhắm vào thống đốc bang thuộc Đảng Dân chủ, và cách quản lý rừng của bang: “Đủ rồi! Tự hành động đi!” Tuy nhiên nhiều vụ cháy ở California lại bắt nguồn từ bên ngoài các khu rừng. Các chuyên gia nói biến đổi khí hậu đang làm trầm trọng thêm các đám cháy, vốn đang diễn ra thường xuyên hơn.

Một tòa phúc thẩm liên bang đã chấp thuận yêu cầu xem tờ khai thuế của ông Trump từ chưởng lý quận Manhattan. Các công tố viên đang điều tra cách mà các doanh nghiệp của ông Trump thanh toán cho hai người phụ nữ tự nhận có quan hệ với ông. Tòa tối cao khả năng cao sẽ xử vụ án. Là tổng thống, ông Trump đã bổ nhiệm hai thành viên của tòa này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/11/2019”

Cái chết xứng đáng của chủ nghĩa kinh tế tân tự do

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “The End of Neoliberalism and the Rebirth of History”, Project Syndicate, 04/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào cuối Chiến tranh Lạnh, nhà khoa học chính trị Francis Fukuyama đã viết một bài tiểu luận nổi tiếng có tên “Sự cáo chung của lịch sử?” Việc chủ nghĩa cộng sản sụp đổ, ông lập luận, sẽ xóa bỏ trở ngại cuối cùng ngăn chia toàn bộ thế giới khỏi mục tiêu dân chủ tự do và kinh tế thị trường. Nhiều người đồng ý.

Ngày nay, khi chúng ta phải đối mặt với sự rút lui khỏi trật tự toàn cầu tự do dựa trên luật lệ, với các nhà lãnh đạo độc đoán và những kẻ mị dân dẫn dắt các quốc gia hàng đầu, nơi hơn một nửa dân số thế giới sinh sống, ý tưởng của Fukuyama có vẻ kỳ quặc và ngây thơ. Nhưng nó củng cố cho học thuyết kinh tế tân tự do[1] đã tồn tại trong 40 năm qua. Continue reading “Cái chết xứng đáng của chủ nghĩa kinh tế tân tự do”

04/11/1922: Lối vào lăng mộ Vua Tutankhamen được phát hiện

Nguồn: Entrance to King Tut’s tomb discovered, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1922, nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter và các công nhân của ông đã phát hiện ra lối đi dẫn vào lăng mộ Vua Tutankhamen tại Thung lũng các vị Vua ở Ai Cập.

Khi Carter đến Ai Cập lần đầu vào năm 1891, hầu hết các ngôi mộ Ai Cập cổ đều đã được phát hiện, ngoại trừ mộ của Vua Tutankhamen – vị vua qua đời năm 18 tuổi và ít được biết đến. Sau Thế chiến I, Carter bắt đầu chuyên tâm tìm kiếm mộ của Vua Tutankhamen, và cuối cùng ông đã tìm thấy những bậc tam cấp dẫn đến phòng chôn cất bị che phủ bởi một lớp đất đá, tại nơi gần lối vào lăng mộ Vua Ramses VI trong Thung lũng các vị Vua. Continue reading “04/11/1922: Lối vào lăng mộ Vua Tutankhamen được phát hiện”

Thế giới hôm nay: 04/11/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ả Rập Saudi chính thức công bố ý định niêm yết công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới trên sàn giao dịch chứng khoán Riyadh. Reuters cho biết Saudi Aramco, gã khổng lồ dầu mỏ quốc doanh, có kế hoạch bán 1 – 2% cổ phần. Thông báo niêm yết theo dự kiến ban đầu là vào ngày 20 tháng 10 nhưng đã bị trì hoãn vì nhận được ít sự quan tâm của các nhà đầu tư và các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào hai cơ sở dầu của Aramco.

Nam Phi đã thắng Anh trong trận chung kết World Cup rugby với tỷ số 32-12. Đây là lần đầu tiên nước này giành cúp kể từ năm 2007 và là lần đầu tiên một đội trưởng da đen dẫn dắt đội Nam Phi đến chiến thắng. Ngược lại, đội tuyển Anh bị chỉ trích vì từ chối đeo huy chương á quân. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/11/2019”

Vì sao Trung Quốc nên từ bỏ Đường 9 Đoạn?

Tác giả: Trương Quang Nhuệ (Trung Quốc) | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu của người dịch: Đường 9 Đoạn (Nine-dotted line), tức Đường Chữ U (U-shape line) hoặc Đường Lưỡi Bò là đường ranh giới biển do Trung Quốc đưa ra nhằm chiếm 80% diện tích Biển Đông, điểm cực Nam đến vĩ độ 4. Tham vọng ấy quá lớn, quá vô lý và trắng trợn nên đã bị dư luận Đông Nam Á và toàn thế giới phản đối. Đường này có chỗ lấn vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của một số nước Đông Nam Á, khiến cho không còn tồn tại vùng biển quốc tế trên Biển Đông nữa, do đó cản trở các tuyến hàng hải quốc tế. TQ rất lúng túng vì không đưa ra được bằng chứng lịch sử và tính pháp lý của Đường 9 Đoạn. Trong khi chính quyền Việt Nam từ thế kỷ 17 đã đưa người ra kiểm soát quần đảo Trường Sa thì TQ mãi đến năm 1946 mới có người ghé qua đây cắm cờ nhận chủ quyền rồi về. Continue reading “Vì sao Trung Quốc nên từ bỏ Đường 9 Đoạn?”

03/11/1903: Panama tuyên bố độc lập

Nguồn: Panama declares independence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1903, với sự ủng hộ của chính phủ Mỹ, Panama tuyên bố độc lập khỏi Colombia. Cuộc cách mạng đã được tiến hành bởi một phe được hậu thuẫn bởi Công ty Kênh đào Panama (Panama Canal Company), một công ty Pháp-Mỹ đang nuôi hy vọng kết nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương bằng một tuyến đường thủy qua eo đất Panama.

Năm 1903, Hiệp ước Hay-Herrán được ký, cho phép người Mỹ khai thác Eo Panama, đổi lại, Colombia sẽ được bồi thường tài chính. Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn hiệp ước, nhưng Thượng viện Colombia, vì sợ mất chủ quyền, đã quyết định từ chối. Đáp trả, Tổng thống Theodore Roosevelt đã ngầm chấp thuận cuộc nổi loạn của những người theo chủ nghĩa dân tộc Panama, bắt đầu vào ngày 03/11/1903. Continue reading “03/11/1903: Panama tuyên bố độc lập”

Năm 1989: Cách mạng cho ai?

Nguồn: Kristen R. Ghodsee & Mitchell A. Orenstein, “Revolutions for Whom?”, Project Syndicate, 01/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

“Không ai sẽ tệ hơn trước, nhưng nhiều người sẽ khá lên”, Thủ tướng Đức Helmut Kohl trấn an người dân Đông Đức như vậy sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào ngày 9 tháng 11 năm 1989. Lời nói của ông đã giúp thúc đẩy những thay đổi chính trị và kinh tế nhanh chóng trên khắp Châu Âu hậu cộng sản. Ba mươi năm sau, đáng để chúng ta tự hỏi liệu Kohl và các nhà lãnh đạo phương Tây khác thực hiện được lời hứa này tới mức nào. Continue reading “Năm 1989: Cách mạng cho ai?”

02/11/1917: Balfour tuyên bố ủng hộ người Do Thái

Nguồn: Balfour Declaration letter written, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, Ngoại trưởng Arthur James Balfour đã viết một lá thư quan trọng cho công dân gốc Do Thái nổi tiếng nhất Anh Quốc, Nam tước Lionel Walter Rothschild, bày tỏ sự ủng hộ của chính phủ nước này đối với việc thành lập nhà nước Do Thái ở Palestine. Bức thư sau này được gọi là Tuyên bố Balfour (Balfour Declaration). Continue reading “02/11/1917: Balfour tuyên bố ủng hộ người Do Thái”

Nùng Trí Cao đánh Tống (P2)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Đạo quân của Trí Cao tiến rất nhanh, tuy có người báo trước nhưng viên quan giữ thành Quảng Châu vẫn không tin đó là sự thực. Đến lúc giặc đến gần chân thành, mới cho dân vào lánh nạn, nên xảy ra cảnh dẫm đạp nhau tại cổng thành có nhiều người chết:

“Trường Biên, quyển 172, ngày Bính Dần [21/6/1052], Nùng Trí Cao bắt đầu vây Quảng Châu. Trước đó 2 ngày, có người đến cáo cấp, Tri châu Trọng Giản cho là dối, bắt bỏ tù; rồi hạ lệnh:

Ai nói sàm giặc đến sẽ bị chém.’

Ví lý do đó nên dân không được chuẩn bị. Lúc giặc đến, mới ra lệnh vào thành; dân tranh nhau, dùng tiền của hối lộ để được vào cửa nhanh, đạp chết rất nhiều; số còn lại theo giặc, khiến thế giặc trở nên mạnh hơn.”[1] Continue reading “Nùng Trí Cao đánh Tống (P2)”

01/11/1800: Tổng thống John Adams chuyển vào Nhà Trắng

Nguồn: John Adams moves into White House, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1800, Tổng thống John Adams đã chuyển đến Nhà Tổng thống mới được xây dựng, nơi mà ngày nay gọi là Nhà Trắng, trong năm cuối nhiệm kỳ tổng thống của ông.

Adams đã tạm trú tại khách sạn của thành phố Tunnicliffe gần Tòa nhà Quốc hội đang xây kể từ tháng 6 năm 1800, khi chính quyền liên bang chuyển từ Philadelphia đến thủ đô mới là Washington, D.C. Trong tiểu sử về Tổng thống Adams, nhà sử học David McCullough đã kể về lần đầu Adams đến Washington như sau: ông đã viết thư cho vợ là Abigail ở Quincy, Massachusetts rằng ông hài lòng với nơi ở mới của chính quyền liên bang và thấy mãn nguyện về Nhà Tổng thống sắp khánh thành. Continue reading “01/11/1800: Tổng thống John Adams chuyển vào Nhà Trắng”

31/10/1892: Xuất bản ‘The Adventures of Sherlock Holmes’

Nguồn: The Adventures of Sherlock Holmes published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1892, The Adventures of Sherlock Holmes của Arthur Conan Doyle đã chính thức được xuất bản. Cuốn sách là tuyển tập đầu tiên về Holmes, trong đó có các câu chuyện mà Conan Doyle cho đăng trên các tạp chí từ năm 1887.

Conan Doyle sinh tại Scotland, sau theo học ngành y tại Đại học Edinburgh, nơi ông gặp Tiến sĩ Joseph Bell, một giảng viên có khả năng suy luận phi thường. Bell chính là một phần cảm hứng cho nhân vật Sherlock Holmes của Doyle những năm sau này. Continue reading “31/10/1892: Xuất bản ‘The Adventures of Sherlock Holmes’”

Thế giới hôm nay: 31/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tăng trưởng kinh tế Mỹ chững lại trong quý thứ ba, giảm xuống mức tính theo năm là 1,9%. Con số này tốt hơn một số dự đoán, nhưng thấp hơn so với hai quý đầu năm 2019. Cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và nền kinh tế thế giới gặp khó khăn được xem là nguyên nhân gây ra sự giảm tốc. Tuy nhiên, chi tiêu tiêu dùng vẫn ở mức tốt.

Khi công bố thu nhập quý thứ ba của mình, Airbus, gã khổng lồ ngành hàng không – vũ trụ châu Âu, cảnh báo rằng họ sẽ phải “thích ứng” các hoạt động của mình tại Anh, nơi họ thuê 14.000 nhân công, để phù hợp với Brexit. Trong khi đó, một báo cáo từ Viện Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội Quốc gia cho thấy nếu Anh thực hiện theo thỏa thuận Brexit mới được chính phủ đàm phán thì sẽ bị thiệt hại 70 tỷ bảng so với khi ở lại EU. Continue reading “Thế giới hôm nay: 31/10/2019”