Vai trò trung gian, hòa giải của quốc gia tầm trung trong quan hệ quốc tế: Hàm ý cho Việt Nam

Tác giả: Vũ Lê Thái Hoàng[1] – Đỗ Thị Thủy[2]

Tóm tắt: Ngoại giao trung gian, hòa giải ngày càng được nhiều quốc gia tầm trung ưu tiên triển khai. Đây được xem là một lựa chọn chính sách đối ngoại phù hợp, khả thi với thế và lực của quốc gia tầm trung, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực, thế giới, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Mức độ, hình thức tham gia trung gian, hòa giải có thể linh hoạt, sáng tạo, từ đơn giản đến phức tạp, chủ yếu xoay quanh ba dạng: trung gian, hòa giải, và trung gian-hòa giải. Việt Nam đã xác định trung gian-hòa giải là một mục tiêu ưu tiên trong chiến lược đối ngoại đa phương và đang hội đủ các lợi thế, điều kiện để đảm nhận hiệu quả hơn vai trò này, góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh quốc tế của đất nước. Continue reading “Vai trò trung gian, hòa giải của quốc gia tầm trung trong quan hệ quốc tế: Hàm ý cho Việt Nam”

23/04/1014: Vua Brian của Ireland bị người Viking sát hại

Nguồn: King Brian of Ireland murdered by Vikings , History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1014, Brian Boru, vị vua tối cao của Ireland, đã bị ám sát bởi một nhóm quân Norse/Viking trên đường rút lui, ngay sau khi lực lượng Ireland của ông đánh bại họ.

Brian, một hoàng tử của tộc Ui Tairdelbach, đã chiếm được ngai vàng xứ Dal Cais ở miền nam Ireland từ tay nhà Eogharacht vào năm 963. Ông chinh phục toàn bộ Munster, mở rộng uy quyền trên toàn bộ miền nam Ireland, và năm 1002, trở thành vị vua tối cao (High King) của Ireland. Continue reading “23/04/1014: Vua Brian của Ireland bị người Viking sát hại”

Vận động hành lang dưới thời Tổng thống Trump: Dễ hay khó?

Nguồn: Lobbying in Donald Trump’s Washington”, The Economist, 13/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Kể từ khi Donald Trump được bầu làm tổng thống, người ta nhận thấy các doanh nghiệp lớn đã hoạt động rầm rộ ở Washington, DC. Các tổng giám đốc điều hành đã lấp đầy nội các của ông cùng các đồng nghiệp giàu có, các giám đốc điều hành, cũng như các nhà vận động hành lang. Một người từng đại diện cho ngành than nay điều hành Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA). Vì có nguy cơ gặp phải rất nhiều xung đột lợi ích do trước đây từng tham gia vận động hành lang cho các công ty năng lượng và tài nguyên thiên nhiên nên Quyền Bộ trưởng Nội vụ David Bernhardt thường phải mang theo một thẻ liệt kê tất cả 22 ngành nghề trong số đó. Năm ngoái, các doanh nghiệp đã chi hơn 3,4 tỷ đô la để vận động hành lang cho lợi ích của họ tại các cơ quan công quyền, nhiều hơn 8,5% so với trước khi vị tổng thống phong cách CEO lên nắm quyền (xem biểu đồ 1). Các ngành như chăm sóc sức khỏe, tài chính và công nghiệp đều đã chi hơn 500 triệu đô la mỗi ngành. Continue reading “Vận động hành lang dưới thời Tổng thống Trump: Dễ hay khó?”

22/04/1915: Đức đưa khí gas độc vào sử dụng

Nguồn: Germans introduce poison gas, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 22 tháng 04 năm 1915, các lực lượng Đức đã gây sốc cho các binh sĩ Đồng minh trên mặt trận phía tây bằng cách bắn hơn 150 tấn khí clo gây chết người về phía hai sư đoàn Pháp tại Ypres, Bỉ. Đây là cuộc tấn công bằng khí độc lớn đầu tiên của Đức và nó đã phá vỡ phòng tuyến của quân Đồng minh.

Khói độc thỉnh thoảng được sử dụng trong chiến tranh từ thời cổ đại, và vào năm 1912, quân Pháp đã sử dụng một lượng nhỏ hơi cay trong các hoạt động của cảnh sát. Khi Thế chiến I bùng nổ, quân Đức bắt đầu tích cực phát triển vũ khí hóa học. Vào tháng 10/1914, quân Đức đã đặt một số hộp hơi cay nhỏ vào đạn pháo được bắn vào Neuve Chapelle, Pháp, nhưng quân đội Đồng minh đã không bị ảnh hưởng. Continue reading “22/04/1915: Đức đưa khí gas độc vào sử dụng”

Phạm Quỳnh với sự nghiệp văn hóa nước nhà

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Hiếm thấy ai trong giới trí thức Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20 quan tâm nhiều đến sự nghiệp giữ gìn và xây dựng nền văn hóa nước nhà như Thượng Chi Phạm Quỳnh (1892-1945). Mối quan tâm ấy không ngoài mục đích trước hết nhằm tránh thảm họa dân tộc ta bị đồng hóa rồi biến mất bởi nền văn hóa của kẻ thống trị. Nhận thức của ông về văn hóa có nhiều điểm rất sâu sắc, đúng đắn, đáng để chúng ta suy ngẫm, nhất là trong thời đại toàn cầu hóa và nước ta đang phải chống lại mưu toan bành trướng của tư tưởng Đại Hán. Song dường như các nhận thức cùng đóng góp của ông trong lĩnh vực này chưa được công luận xem xét tương xứng. Continue reading “Phạm Quỳnh với sự nghiệp văn hóa nước nhà”

21/04/753 TCN: Sáng lập thành Rome

Nguồn: Rome founded, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 753 TCN, theo truyền thuyết, Romulus và em trai sinh đôi của mình, Remus, đã cùng nhau lập ra thành Rome tại chính nơi mà cả hai từng được một con sói cho bú mớm khi còn là những em bé sơ sinh mồ côi. Thực tế, huyền thoại Romulus và Remus bắt nguồn từ khoảng thế kỷ 4 TCN, và ngày thành lập chính xác của thành Rome được một học giả người La Mã, Marcus Terentius Varro, đặt ra trong thế 1 TCN.

Theo truyền thuyết, Romulus và Remus là con trai của Rhea Silvia, con gái Vua Numitor xứ Alba Longa. Alba Longa là một thành phố thần thoại nằm ở Đồi Alban, phía đông nam vùng đất sau này sẽ trở thành Rome. Trước khi cặp song sinh ra đời, Numitor đã bị em trai Amulius phế truất, còn Rhea thì bị chú mình bắt phải trở thành trinh nữ vestal (nữ tu) để cô không sinh ra những người thừa kế có thể tranh giành ngai vàng với ông. Continue reading “21/04/753 TCN: Sáng lập thành Rome”

Cái giá cho sự độc đoán của Tập Cận Bình

Nguồn: Minxin Pei, “The Closing of the Chinese Mind”, Project Syndicate, 16/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Lou Jiwei (Lâu Kế Vĩ) có thể không phải là một cái tên quen thuộc ở phương Tây, nhưng cựu bộ trưởng tài chính Trung Quốc này rất nổi tiếng và được kính trọng trong giới tài chính và các nhà hoạch định chính sách kinh tế. Tuy nhiên, hồi đầu tháng này, chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố cho thôi chức chủ tịch quỹ an sinh xã hội quốc gia của ông Lou. Động thái này phản ánh một sự thay đổi trong cách tiếp cận của lãnh đạo Trung Quốc đối với quản trị có khả năng gây ra những tác động sâu sắc tới tương lai đất nước.

Việc loại bỏ ông Lou khỏi chức vụ của ông thể hiện một sự từ bỏ tiền lệ: ba người tiền nhiệm của ông đều phục vụ trung bình 4,5 năm, và tất cả đều nghỉ hưu ở tuối 69. Ông Lou, 68 tuổi, mới chỉ đảm nhiệm chức vụ này hơn hai năm. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không đưa ra lý do sa thải ông Lou, nhưng có một lời giải thích khả dĩ hơn cả. Lou gần đây đã nổi lên như một nhà phê bình thẳng thắn về chính sách công nghiệp đầy tham vọng của Trung Quốc, có tên “Made in China 2025”, gọi nó là một sự lãng phí tiền công. Continue reading “Cái giá cho sự độc đoán của Tập Cận Bình”

20/04/1871: Đạo luật Ku Klux được Quốc Hội Mỹ thông qua

Nguồn: Ku Klux Act passed by Congress, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1871, với việc thông qua Đạo luật Lực lượng Thứ Ba (Third Force Act), thường được gọi là Đạo luật Ku Klux, Quốc Hội Mỹ đã ủy quyền cho Tổng thống Ulysses S. Grant được tuyên bố thiết quân luật, áp dụng hình phạt nặng đối với các tổ chức khủng bố, và được sử dụng lực lượng quân sự để đàn áp lực lượng Ku Klux Klan (KKK).

Được thành lập vào năm 1865 bởi một nhóm cựu chiến binh Hợp bang miền Nam, KKK nhanh chóng phát triển từ một hội huynh đệ kín thành một lực lượng bán quân sự nhằm đảo ngược những tiến bộ trong Kỷ nguyên Tái thiết (Reconstruction Era) của chính phủ liên bang ở miền Nam, đặc biệt là các chính sách trao quyền cho người Mỹ gốc Phi. Continue reading “20/04/1871: Đạo luật Ku Klux được Quốc Hội Mỹ thông qua”

Tại sao nên kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế về chủ quyền Biển Đông?

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Người có lương tâm trên thế giới, đều công nhận việc Trung Quốc ngang nhiên vẽ đường 9 đoạn giành chủ quyền hầu hết lãnh hải tại Biển Đông, là hành động chà đạp lẽ phải. Nhưng nói đến việc kiện Trung Quốc thì một số người còn ngần ngại, vì sợ nước này gây khó khăn, họ thường nại cớ rằng cha ông mình thời xưa đánh thắng họ, vẫn sang triều cống, “tránh voi chẳng xấu mặt”. Xin thưa mỗi thời một khác: thời xưa nước mình đơn độc, không có đồng minh; đối với nước Trung Quốc lớn hơn hàng chục lần phải thực hiện sách lược ‘độc lập thật, thần phục giả’; cứ vài năm sai sứ sang triều cống vài con voi có sẵn trên rừng, một ít tấm quyên, tấm lụa, xin cầu phong, để yên mà sống. Như vậy còn rẻ hơn so với  nước Tống đất rộng văn minh, hàng năm phải nạp cho bộ tộc Liêu mọi rợ phương bắc 20 vạn xấp lụa, mười vạn lượng bạc, Vua Tống phải xưng làm anh em với Liêu, trong hòa ước gọi là “ Thiền Uyên chi minh”! Continue reading “Tại sao nên kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế về chủ quyền Biển Đông?”

19/04/1943: Cuộc nổi dậy của người Do Thái ở Warsaw bắt đầu

Nguồn: Warsaw Ghetto Uprising beginsHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1943, tại Warsaw, Ba Lan, khi các lực lượng Đức Quốc xã cố gắng dọn sạch khu ổ chuột (ghetto) của người Do Thái trong thành phố, họ đã phải đối đầu với cuộc tấn công bằng súng từ các chiến binh kháng chiến Do Thái, và Cuộc nổi dậy của người Do Thái ở Warsaw bắt đầu.

Ngay sau khi bắt đầu chiếm đóng Ba Lan, Đức Quốc xã đã buộc các công dân Do Thái của thành phố phải lui vào một “khu ổ chuột” bao quanh bởi dây thép gai và lính gác SS có vũ trang. Khu vực được gọi là ‘Ghetto Warsaw’ này có diện tích nhỏ hơn hai dặm vuông nhưng đã nhanh chóng chứa gần 500.000 người Do Thái với điều kiện sống bi thảm. Continue reading “19/04/1943: Cuộc nổi dậy của người Do Thái ở Warsaw bắt đầu”

Thứ Sáu Tuần Thánh là gì?

Nguồn: What is Good Friday?, The Economist, 05/11/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan & Ngô Việt Nguyên

Đối với hàng trăm triệu Ki-tô hữu trên khắp thế giới, Thứ sáu Tuần Thánh (Good Friday, hay ngày Thứ sáu Tốt lành – ND) là ngày thiêng liêng nhất trong lịch phụng vụ của Giáo hội. Đó là dịp họ tưởng nhớ và đôi khi diễn lại việc Giê-su bị đóng đinh. Ở Rome, có một cuộc diễu hành được dẫn đầu bởi Giáo Hoàng, với 14 chặng của bi kịch đau đớn được tưởng nhớ. Còn những người Ki-tô hữu dòng Chính thống, những người sẽ đón lễ Phục sinh theo ngày khác, sẽ đánh dấu dịp này với những nghi lễ hoành tráng. Nhưng ngoại trừ điều hiển nhiên rằng nó sẽ dẫn đến sự Phục sinh của Giê-su hai ngày sau, nhiều Kitô hữu không hiểu rõ ý nghĩa chính xác bi kịch ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Continue reading “Thứ Sáu Tuần Thánh là gì?”

18/04/1974: Tổ chức Lữ đoàn Đỏ khủng bố nước Ý

Nguồn: The Red Brigade terrorizes Italy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1974, công tố viên người Ý Mario Sossi đã bị bắt cóc bởi các thành viên của Lữ đoàn Đỏ (Red Brigades). Đây là lần đầu tiên nhóm khủng bố cánh tả trực tiếp tấn công chính phủ Ý, đánh dấu sự khởi đầu của căng thẳng kéo dài tận 10 năm.

Năm 1969, tổ chức Lữ đoàn Đỏ được thành lập bởi một sinh viên đại học, Renato Curcio, nhằm “chiến đấu chống lại nhà nước đế quốc của các công ty đa quốc gia.” Ban đầu, tổ chức non trẻ này hạn chế các hoạt động, chỉ bao gồm các hành động phá hoại và đốt phá nhỏ lẻ. Tuy nhiên, vào năm 1972, họ đã bắt cóc Idalgo Macchiarini, giám đốc của SIT-Siemens, nhưng đã thả ông ra một thời gian ngắn sau cùng với một bảng hiệu, “Đánh 1 để dạy 100. Quyền lực cho quần chúng vũ trang.” (Colpiscine uno per educarne cento! Tutto il potere al popolo armato.) Continue reading “18/04/1974: Tổ chức Lữ đoàn Đỏ khủng bố nước Ý”

17/04/1975: Campuchia rơi vào tay Khmer Đỏ

Nguồn: Cambodia falls to the Khmer RougeHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1975, quân đội Khmer Đỏ đã đánh chiếm Phnom Penh và các lực lượng chính phủ Campuchia buộc phải đầu hàng. Cuộc chiến giữa quân đội chính phủ và quân nổi dậy cộng sản đã nổ ra từ tháng 03 năm 1970, khi Trung tướng Lon Nol lật đổ Hoàng thân Norodom Sihanouk trong một cuộc đảo chính không đổ máu và tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Khmer. Continue reading “17/04/1975: Campuchia rơi vào tay Khmer Đỏ”

Các ngân hàng trung ương trước nguy cơ bị chính trị hóa

Nguồn: The independence of central banks is under threat from politics”, The Economist, 13/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các nhà phê bình kinh tế học thích nói rằng các lý thuyết trừu tượng của ngành học này không mang lại hiệu quả trong thế giới thực. Nhưng có một ví dụ rõ ràng phản bác lại quan điểm đó, đó chính là sự trỗi dậy khắp toàn cầu của các ngân hàng trung ương độc lập trong 25 năm qua. Trong những năm 1970, việc các chính trị gia thao túng lãi suất để phục vụ mục tiêu chính trị là điều bình thường. Điều đó dẫn đến tình trạng lạm phát. Và vì vậy, các nước giàu lẫn nhiều nước nghèo đều chuyển sang một hệ thống trong đó các chính trị gia chỉ đặt ra mục tiêu chung là ổn định giá cả, còn để cho các ngân hàng trung ương độc lập thực hiện mục tiêu đó. Chỉ trong vòng một thế hệ, hàng tỷ người trên thế giới đã dần quen với lạm phát thấp và ổn định cũng như ý tưởng rằng lãi suất tiền gửi và thế chấp ngân hàng của họ nằm trong tầm kiểm soát. Continue reading “Các ngân hàng trung ương trước nguy cơ bị chính trị hóa”

16/04/1889: Ngày sinh Charlie Chaplin

Nguồn: Hollywood legend Charlie Chaplin born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1889, huyền thoại Hollywood tương lai Charlie Chaplin đã chào đời tại London, Anh.

Chaplin, một trong những ngôi sao giàu nhất Hollywood thời kỳ đầu, bắt đầu làm quen với sân khấu ở tuổi lên năm. Là con trai của một cặp nghệ sĩ nhà hát ở London, cậu nhóc Charles Spencer Chaplin đang xem chương trình có sự tham gia của mẹ mình thì giọng bà bất ngờ bị vỡ. Cậu bé nhanh chóng được đưa lên sân khấu để kết thúc màn diễn thay mẹ. Continue reading “16/04/1889: Ngày sinh Charlie Chaplin”

Nguồn gốc tên gọi các ngày lễ trong Tuần Thánh

Nguồn:The weirdness of Holy Week”, The Economist, 02/04/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Lời người dịch: Bài này xem xét nguồn gốc của tên gọi Tam nhật phục sinh (hay còn gọi là Tam nhật vượt qua) trong tiếng Anh. Theo tiếng Việt, và theo lịch phụng vụ tiếng Việt của Giáo hội Công giáo Việt Nam, thì ba ngày này được gọi là Thứ năm Tuần Thánh (Maundy Thursday), Thứ sáu Tuần Thánh (Good Friday), và Chủ Nhật Phục Sinh (Easter Sunday). Để bạn đọc tiện theo dõi, các tên tiếng Anh của ba ngày trên sẽ được sử dụng khi nhắc đến lần đầu, sau đó sẽ được nhắc đến bằng tên tiếng Việt thông dụng trừ khi tên tiếng Anh cần thiết trong ngữ cảnh.

Người Ki-tô giáo dòng Chính thống tới ngày 12/04 (năm 2015) mới mừng lễ Phục sinh. Nhưng với những người Ki-tô giáo phương Tây thì Tuần Thánh đã gần chấm dứt, và ngày hôm nay đánh dấu sự mở đầu cao điểm của năm: triduum (Tam nhật vượt qua), tên tiếng Latin chỉ ba ngày bao gồm cuộc khổ nạn, đóng đinh và phục sinh của Đức Giê-su. Bởi vì kỳ lễ có nguồn gốc Do thái – với quan điểm Giê-su là người Do Thái – nên ba ngày lễ bắt đầu từ tối Thứ năm và chấm dứt vào tối Chủ nhật. Nhưng tại sao chúng ta lại có ba tên gọi “kỳ lạ” cho ba ngày quan trọng này? Tại sao chúng ta lại đón lễ Thứ năm “Maundy” (Maundy Thursday), thứ sáu “Good” (Good Friday), và Chủ nhật “Easter” (Easter Sunday)? Continue reading “Nguồn gốc tên gọi các ngày lễ trong Tuần Thánh”

15/04/1783: Hoa Kỳ phê chuẩn hiệp ước hòa bình với Anh

Nguồn: Congress ratifies peace with Great BritainHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1783, Quốc hội Lục địa Hoa Kỳ chính thức phê chuẩn hiệp ước hòa bình sơ bộ với Vương quốc Anh được ký vào tháng 11 năm 1782. Động thái này của quốc hội đã đưa quốc gia non trẻ này tiến một bước gần hơn việc kết thúc cuộc Chiến tranh Cách mạng Hoa Kỳ.

Năm tháng sau, vào ngày 03 tháng 09 năm 1783, Hiệp ước Paris được ký bởi đại diện của Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Tây Ban Nha và Pháp, chính thức chấm dứt cuộc Chiến tranh Cách mạng. Nó cũng chính thức hóa sự công nhận của Vương quốc Anh đối với nền độc lập của Hoa Kỳ. Continue reading “15/04/1783: Hoa Kỳ phê chuẩn hiệp ước hòa bình với Anh”

Phân tích lập trường của Việt Nam về Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “Vietnam’s Position on the South China Sea Code of Conduct“, ISEAS Perspective, no. 22/2019, 08/04/2019.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Sa

Giới thiệu

Các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc hiện đang đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) để thay thế Tuyên bố  ASEAN – Trung Quốc năm 2002 về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) chủ yếu mang tính chính trị. Ngày 3 tháng 8 năm 2018, một bước tiến đáng kể đã được thực hiện khi ngoại trưởng 10 nước thành viên ASEAN và Trung Quốc thông báo rằng họ đã đạt được một Văn Bản Dự Thảo Đàm Phán Duy Nhất (SDNT) để làm cơ sở cho các cuộc đàm phán COC. Văn bản này làm sáng tỏ lập trường ban đầu của các bên tham gia đàm phán, trong đó có Việt Nam. Cách thức mà các thành viên ASEAN và Trung Quốc thương thảo dựa trên lập trường thể hiện trong SDNT trong những năm tới sẽ định hình kết quả của quá trình đàm phán. Continue reading “Phân tích lập trường của Việt Nam về Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông”

14/04/1918: Trận không chiến đầu tiên của Mỹ ở Mặt trận phía Tây

Nguồn: American pilots engage in first dogfight over the western front, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, sáu ngày sau khi được chỉ định nhiệm vụ đầu tiên tại Mặt trận phía Tây, hai phi công từ Phi đội Hàng không Số 1 (U.S. First Aero Squadron) của Mỹ đã có cuộc không chiến đầu tiên với máy bay địch.

Trong một trận chiến diễn ra gần như ngay phía trên sân bay của phe Hiệp ước tại Toul, Pháp, hai phi công người Mỹ, Douglas Campbell và Alan Winslow, đã bắn hạ thành công 2 chiếc máy bay hai chỗ của Đức. Đến cuối tháng 5, Campbell đã bắn hạ tổng cộng 5 máy bay địch, trở thành người Mỹ đầu tiên đủ điều kiện nhận danh hiệu “Phi công Át chủ bài” (flying Ace) trong Thế chiến I. Continue reading “14/04/1918: Trận không chiến đầu tiên của Mỹ ở Mặt trận phía Tây”

Julian Assange: Anh hùng hay tội đồ?

Nguồn: Julian Assange: journalistic hero or enemy agent?”, The Economist, 12/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Julian Assange, người bị lôi ra khỏi Đại sứ quán Ecuador ở London vào ngày 11 tháng 4 sau gần bảy năm ẩn trốn ở đó, trông yếu ớt và luộm thuộm, và ông cũng không phải là một vị khách dễ chịu. Ông bị cáo buộc đã trét phân lên tường của tòa đại sứ quán và bỏ bê chú mèo của mình, bên cạnh những hành vi không lành mạnh khác, theo lời vị Bộ trưởng Ngoại giao đầy bức xúc của Ecuador. Mặc dù vậy, những người ủng hộ ông cho rằng việc trục xuất và bắt giữ ông là một cuộc tấn công nghiêm trọng vào tự do báo chí. Những người khác thì nghĩ rằng đó là một sự trả giá quá trễ đối với một người đã tạo ra tình trạng hỗn loạn thông tin lên phương Tây, gây nên sự bất ổn của nền dân chủ Mỹ. Vậy Assange là một nhà báo anh hùng, một nhà hoạt động liều lĩnh hay thậm chí là một đặc vụ của kẻ thù? Continue reading “Julian Assange: Anh hùng hay tội đồ?”