02/11/1947: Máy bay Spruce Goose cất cánh

Nguồn: Spruce Goose flies, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1947, máy bay Hughes – chiếc máy bay lớn nhất từng được chế tạo – đã được điều khiển bởi nhà thiết kế Howard Hughes trên chuyến bay đầu tiên và duy nhất của nó. Được chế tạo từ gỗ dán bạch dương và vân sam, chiếc máy bay bằng gỗ đồ sộ có sải cánh dài hơn một sân bóng đá và được thiết kế để chở theo hơn 700 người ra mặt trận.

Howard Hughes là một nhà sản xuất phim Hollywood thành công khi ông thành lập Công ty Máy bay Hughes vào năm 1932. Ông đích thân kiểm tra chiếc máy bay tiên tiến do chính ông thiết kế và năm 1937 đã phá kỷ lục thời gian bay xuyên lục địa. Năm 1938, ông bay vòng quanh thế giới trong một khoảng thời gian kỷ lục là ba ngày, 19 giờ và 14 phút. Continue reading “02/11/1947: Máy bay Spruce Goose cất cánh”

Vì sao Tập Cận Bình đẩy mạnh đàn áp?

Nguồn: Kelly Hammond, Rian Thum & Jeffrey Wasserstrom, “China’s Bad Old Days Are Back“, Foreign Affairs, 30/10/2018.

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Nhiều chuyện đáng lo đã xảy ra ở Trung Quốc gần đây. Hàng trăm ngàn người Duy Ngô Nhĩ (Uighurs) theo Hồi giáo đã bị đưa vào các trại cải tạo kiểu Orwellian[1] tại tỉnh Tân Cương (Xinjiang) ở phía tây. Một đảng chính trị ở Hong Kong bị đặt ra ngoài vòng pháp luật bất chấp quy chế đặc biệt và lịch sử tự do ngôn luận của thành phố. Các giáo viên ở một thành phố cảng miền nam bị yêu cầu phải nộp lại hộ chiếu để [chính quyền] có thể theo dõi kỹ hơn mọi cuộc đi lại của họ. Một nhà bất đồng chính kiến bị đau ốm, người được giải Nobel Hòa bình, ông Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), bị ngăn không cho ra nước ngoài chữa bệnh. Trong khi về thăm quê ở Trung Quốc, người lãnh đạo tổ chức chống tội phạm quốc tế, Interpol, bỗng biến mất rồi tái xuất hiện trong sự giam cầm của chính phủ và đối mặt với các cáo buộc tham nhũng. Danh sách các sự việc như thế còn kéo dài. Continue reading “Vì sao Tập Cận Bình đẩy mạnh đàn áp?”

01/11/1914: Trận Coronel

Nguồn: The Battle of Coronel, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, với chiến thắng áp đảo trong Trận Coronel, hạm đội hải quân Đức dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Maximilian von Spee đã đánh chìm hai tàu tuần dương bọc thép của Anh neo trên bờ biển phía nam Chile.

Thế chiến I nổ ra tại châu Âu lục địa vào tháng 08/1914, và chỉ trong vòng vài tháng, chiến sự đã lan nhanh khắp các vùng biển toàn cầu tới tận Nam Mỹ. Từng đóng quân tại Tây Thái Bình Dương, gần Trung Quốc, Hải đội Đông Á nhỏ bé của Spee đã được lệnh di chuyển (mất hai tháng) tới Chile sau khi Nhật Bản tham gia vào Thế chiến ngày 22/08, bởi tính toán rằng lính Đức không thể đứng vững trước hải quân Nhật Bản trong khu vực. Nước Chile trung lập, với nhóm người nhập cư gốc Đức chiếm tỉ lệ đáng kể trong dân số, đồng thời là nguồn cung than, sẽ là căn cứ an toàn hơn để phát động các cuộc tấn công chống lại tàu thương mại của Anh. Continue reading “01/11/1914: Trận Coronel”

Cách bảo vệ hệ thống thương mại thế giới khỏi Trump

Nguồn: Mari Pangestu, “How to save the world trading system from Trump”, East Asia Forum, 15/10/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Quân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bất chấp kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ tăng lãi suất, dòng vốn chảy vào Mỹ đã làm cho đồng đô la tăng giá so với đa số các đồng tiền chủ chốt.

Những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất là Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ, những nước vốn đang gặp khó khăn về tài khóa có nguyên nhân từ bối cảnh chính trị. Brazil, Nam Phi và các quốc gia mới nổi của châu Á cũng bị ảnh hưởng – mặc dù đồng tiền của những quốc gia này giảm giá ở mức thấp hơn trong khoảng 10 đến 12 phần trăm. Và cả đồng nội tệ Australia và Trung Quốc cũng lần lượt giảm giá khoảng 8 phần trăm và 5 phần trăm.

Mức độ giảm giá đồng tiền tại các nền kinh tế khác nhau phản ánh nhận thức của các nhà đầu tư về sự khác biệt trong điều kiện kinh tế vĩ mô nền tảng của những nền kinh tế này, đặc biệt là mức độ thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt ngân sách, cũng như triển vọng chính sách của các nước này. Continue reading “Cách bảo vệ hệ thống thương mại thế giới khỏi Trump”

31/10/1984: Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi bị ám sát

Nguồn: The prime minister of India is assassinated, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1984, Indira Gandhi, thủ tướng Ấn Độ, đã bị ám sát ở New Delhi bởi hai cận vệ của chính bà. Beant Singh và Satwant Singh, cả hai đều là người Sikh, đã trút hết băng đạn vào Gandhi khi bà đi đến văn phòng của mình từ một ngôi nhà liền kề. Mặc dù hai kẻ tấn công ngay lập tức đầu hàng, cả hai đều bị bắn trong một cuộc hỗn chiến sau đó khiến Beant thiệt mạng.

Jawaharlal Nehru, thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ, đã cố gắng dẫn dắt một quốc gia thống nhất từ nhiều phe phái tôn giáo, sắc tộc và văn hóa đã tồn tại dưới sự cai trị của Anh cho đến năm 1949. Con gái ông, Indira Gandhi (không có họ hàng với Mohandas Gandhi), đã lên nắm quyền vào năm 1966, và đã đấu tranh với nhiều vấn đề tương tự như cha mình. Continue reading “31/10/1984: Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi bị ám sát”

Tại sao Nhật Bản có nhiều plutonium đến vậy?

Nguồn: Why does Japan have so much plutonium, The Economist, 25/07/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mười năm sau khi Hiroshima và Nagasaki bị đốt thành tro bởi bom hạt nhân Mỹ, Nhật Bản đã chấp nhận chính sách “hạt nhân vì hòa bình”, một chính sách về năng lượng hạt nhân dân sự do tổng thống Hoa Kỳ Dwight Eisenhower hậu thuẫn. “Của hồi môn” trong cuộc hôn nhân vì tiện lợi dường như bất khả thi trong Chiến tranh Lạnh này là sáu kilogram uranium đã làm giàu, được Nhật Bản sử dụng để vận hành một chương trình năng lượng hạt nhân vốn cuối cùng sẽ cung cấp một phần ba lượng điện năng cho nước này. Năm 1988, Nhật Bản được phép – dưới sự kiểm soát chặt chẽ của quốc tế – làm giàu uranium và chiết xuất plutonium, sử dụng một công nghệ tương tự trong chế tạo bom hạt nhân. Tháng 07/2018, hai chính phủ Hoa Kỳ và Nhật Bản đã gia hạn thỏa thuận năm 1988. Nhật Bản hiện đã tích luỹ được 47 tấn plutonium, đủ để sản xuất 6.000 quả bom. Nhật Bản đang làm gì với khối lượng plutonium lớn như vậy? Continue reading “Tại sao Nhật Bản có nhiều plutonium đến vậy?”

30/10/1918: Ottoman ký hòa ước với phe Hiệp Ước

Nguồn: Ottoman Empire signs treaty with Allies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, trên chiến hạm Anh Agamemnon thả neo tại cảng Mudros thuộc đảo Lemnos trên biển Aegean, đại diện của Vương quốc Anh và Đế chế Ottoman đã ký một hiệp ước đình chiến đánh dấu việc chấm dứt sự tham gia của Ottoman trong Thế chiến I.

Mặc dù Đế quốc Ottoman – trong giai đoạn đang tương đối suy giảm vị thế kể từ cuối thế kỷ 16 – thoạt đầu đã chọn vị trí trung lập trong Thế chiến I, họ sớm liên minh với Đức và tham chiến bên phía phe Liên minh Trung tâm vào tháng 10/1914. Người Thổ đã chiến đấu quyết liệt và bảo vệ thành công Bán đảo Gallipoli trước cuộc xâm lược khổng lồ của phe Hiệp Ước hồi năm 1915-1916, nhưng vào năm 1918, họ bị đánh bại bởi quân Anh và Nga. Đồng thời, tác động kết hợp từ một cuộc nổi loạn ở thế giới Ả Rập đã hủy diệt nền kinh tế Ottoman, đất đai bị tàn phá, sáu triệu người thiệt mạng và hàng triệu người khác bị chết đói. Continue reading “30/10/1918: Ottoman ký hòa ước với phe Hiệp Ước”

Trung Quốc giám sát và đàn áp người Uyghur như thế nào?

Biên dịch: Việt Xuân

Trung Quốc giám sát Tân Cương bằng những thiết bị kỹ thuật cao khi cho rằng mỗi người dân đều có thể là kẻ khủng bố. Các nhân viên an ninh cũng giám sát mỗi bước đi của các phóng viên.

“Welcome to Kashgari!”, viên cảnh sát vừa nói một câu toàn tiếng Anh, vừa nhìn vào mắt chúng tôi và cười vui vẻ.

Anh ta và ba đồng nghiệp Trung Quốc khác đến tiền sảnh khách sạn để nói với chúng tôi những điều chúng tôi được viết về Kashgar. Tốt nhất là chỉ ở trong những khu vực dành cho khách du lịch và trong bất cứ trường hợp nào cũng không được chụp ảnh cảnh sát, anh ta nhắc nhở. Continue reading “Trung Quốc giám sát và đàn áp người Uyghur như thế nào?”

29/10/1901: Kẻ ám sát Tổng thống McKinley bị hành quyết

Nguồn: McKinley assassin is executed, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1901, kẻ ám sát Tổng thống William McKinley, Leon Czolgosz, đã bị hành quyết trên ghế điện tại Nhà tù Auburn ở New York. Czolgosz đã bắn McKinley vào ngày 06 tháng 09 năm 1901; Tổng thống đã chết vì vết thương tám ngày sau đó.

Trong khi McKinley đang bắt tay quan khách tại Triển lãm Pan-American ở Buffalo, New York, một người theo chủ nghĩa vô chính phủ 28 tuổi tên là Leon Czolgosz đã tiếp cận ông với một khẩu súng giấu trong một chiếc khăn tay bên tay phải. McKinley, có lẽ cho rằng chiếc khăn tay là cách Czolgosz che giấu một khuyết tật cơ thể, đã tốt bụng nắm lấy tay trái của người đàn ông đó để bắt tay. Czolgosz tiến đến gần tổng thống và bắn hai phát đạn vào ngực của McKinley. Continue reading “29/10/1901: Kẻ ám sát Tổng thống McKinley bị hành quyết”

Nước Nga trong mắt người Trung Quốc

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời người dịch: Trung Quốc (TQ) hiện đang có quan hệ nhìn bề ngoài rất thân thiện với Nga. Nhiều người cho rằng đó chỉ là một cuộc “hôn nhân vụ lợi”, bởi lẽ nếu đi sâu tìm hiểu sẽ có thể thấy mối quan hệ giữa hai nước lớn này tồn tại những vấn đề có lịch sử rất phức tạp, tới mức coi nhau là kẻ thù tiềm tàng lớn nhất (mời đọc “Người Nga nghĩ gì trước sự trỗi dậy của TQ”). Mối quan hệ đó có ảnh hưởng sâu xa tới tình hình TQ, Nga cũng như tình hình thế giới, kể cả Việt Nam. Những người TQ mang tư tưởng bành trướng Đại Hán (như tác giả bài dưới đây) kết tội Nga và Liên Xô là “hàng xóm xấu” chủ yếu vì đã xâm chiếm nhiều lãnh thổ của TQ, theo họ là tới gần 6 triệu km2 (bằng 60% diện tích đại lục TQ hiện nay)! Không ít người TQ tin theo quan điểm này và vì vậy họ căm ghét Nga và Liên Xô hơn cả Mỹ. Thực ra nhiều “lãnh thổ bị chiếm” đó ở rất xa TQ, hoàn toàn chưa từng có người TQ cư trú nhưng chính quyền TQ xưa nay cứ nhận là của họ, tương tự mánh lới hiện nay họ dùng “Đường 9 đoạn” để nhận xằng hầu hết diện tích Biển Đông. Có thể thấy những tư liệu bài này đưa ra có nhiều chỗ sai sự thực, nếu không nói là bịa đặt. Bài rất dài, chúng tôi chỉ lược dịch. Các ghi chú trong dấu ngoặc [  ] là của người dịch.                                             Continue reading “Nước Nga trong mắt người Trung Quốc”

28/10/1962: Kết thúc Khủng hoảng Tên lửa Cuba

Nguồn: The Cuban Missile Crisis comes to an end, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Khủng hoảng Tên lửa Cuba đã bước đến hồi kết khi lãnh đạo Liên Xô, Nikita Khrushchev, đồng ý di dời dàn tên lửa của nước này khỏi Cuba để đổi lấy lời hứa rằng Mỹ tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Cuba. Sự kiện này đã chấm dứt gần hai tuần ngập tràn lo lắng và căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Liên Xô, trong đó hai nước đã đến rất gần bờ vực một cuộc xung đột hạt nhân.

Hậu quả của cuộc khủng hoảng này rất nhiều và rất đa dạng. Quan hệ giữa Cuba và Liên Xô đã rơi vào xáo động một thời gian sau khi Khrushchev cho loại bỏ tên lửa, nguyên nhân là bởi Fidel Castro cáo buộc Liên Xô đã quay sang ủng hộ người Mỹ mà bỏ rơi cách mạng Cuba. Continue reading “28/10/1962: Kết thúc Khủng hoảng Tên lửa Cuba”

Đài Loan mắc kẹt trong cuộc cạnh tranh Trung – Mỹ

Biên dịch: Hương Trà

Đài Loan đang bị “mắc kẹt” trong cuộc chiến tranh thương mại ngày càng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như tình trạng cạnh tranh chiến lược giữa hai cường quốc này. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đe dọa nền kinh tế xuất khẩu và phát triển công nghệ của hòn đảo tự trị Đài Loan, vốn phụ thuộc rất nhiều vào các chuỗi cung ứng của Trung Quốc đại lục trong việc tìm kiếm cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường, nhất là đối với ngành công nghiệp điện tử và bán dẫn (đang chi phối 25% tổng sản phẩm quốc nội của Đài loan). Một khó khăn nữa là chiến lược song song hai hướng của Bắc kinh nhằm cô lập hòn đảo này về ngoại giao, đồng thời mua chuộc các công ty cũng như những nhân tài Đài Loan nhằm đưa hòn đảo này trở lại là một phần của Trung Quốc. Continue reading “Đài Loan mắc kẹt trong cuộc cạnh tranh Trung – Mỹ”

27/10/1775: George III nói về quân Mỹ nổi dậy trước Nghị viện Anh

Nguồn: King George III speaks to Parliament of American rebellion, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1775, Vua George III đã đứng trước lưỡng viện của Nghị viện Anh để nói về mối lo ngại ngày càng tăng về một cuộc nổi dậy ở châu Mỹ, vốn được ông coi là một hành động phản bội chống lại chính Nhà vua và Vương quốc Anh. Ông bắt đầu bài phát biểu của mình bằng cách đọc Tuyên bố Nổi dậy (Proclamation of Rebellion) và kêu gọi Nghị viện nhanh chóng hành động để chấm dứt cuộc nổi dậy và đem trật tự trở lại các thuộc địa.

Nhà vua tin rằng “rất nhiều trong số những kẻ bất mãn này vẫn có thể giữ được lòng trung thành của mình, và có đủ khôn ngoan để nhận ra hậu quả khôn lường của hành động nổi dậy này, họ muốn chống lại nó, nhưng bạo lực dữ dội đã buộc họ phải tuân phục, cho đến khi một lực lượng đủ mạnh xuất hiện để hỗ trợ họ.” Với những lời này, Nhà vua đã thể hiện sự chấp thuận của mình để Nghị viện gửi quân đến tấn công chính các thần dân của ông, một khái niệm mà người dân thuộc địa tin rằng không thể. Continue reading “27/10/1775: George III nói về quân Mỹ nổi dậy trước Nghị viện Anh”

Sử Việt nhìn từ phận đàn bà: Trường hợp thái hậu Dương Vân Nga

Tác giả: Trần Trọng Dương

Lịch sử Việt Nam nếu nhìn từ thân phận đàn bà thì đó là những tiếng nói vô thanh, tức là không có (hoặc rất ít) giọng nói cất lên từ phía phụ nữ, mà chỉ là những tiếng lồng đa thanh của những kẻ đàn ông cho những khuôn mặt đàn bà đã phôi pha theo dòng chảy thời gian. Hình tượng Thái hậu Dương Vân Nga trong lịch sử là một trong những điển hình cho điều đó. Trong khi Đinh Tiên Hoàng hiện lên như là một biểu tượng đa năng, như là câu chuyện của những đại tự sự với những xu hướng chính trị cùng chiều; thì Dương hậu được kiến tạo như là một hình ảnh phụ bị cuốn theo và phụ họa cho những giọng nói của đàn ông. Trong khi, các sử gia Nho giáo chỉ coi Dương hậu như là một bài học cho sự vi phạm đạo vợ chồng, phê phán để làm gương cho các bậc hoàng đế và vương hậu đời sau; thì các nghiên cứu trong thế kỷ 20 lại lấy bà như là một biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam biết hy sinh hạnh phúc cá nhân để giữ gìn sự thống nhất và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Continue reading “Sử Việt nhìn từ phận đàn bà: Trường hợp thái hậu Dương Vân Nga”

26/10/1776: Benjamin Franklin khởi hành đến Pháp

Nguồn: Benjamin Franklin sets sail for France, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 26 tháng 10 năm 1776, đúng một tháng sau ngày được Quốc hội Lục địa bổ nhiệm là đại diện phái đoàn ngoại giao, Benjamin Franklin đã khởi hành từ Philadelphia đến Pháp, nơi ông sẽ đàm phán nhằm đạt được một hiệp ước và một liên minh chính thức với Pháp.

Tại Pháp, một Franklin tài năng đã được chào đón bởi giới khoa học và văn nhân, và ông nhanh chóng trở thành một người thuộc về tầng lớp xã hội cao. Trong khi những thành tựu cá nhân của ông được ca tụng, thành công trong lĩnh vực ngoại giao của Franklin tại Pháp vẫn tiến triển rất chậm. Continue reading “26/10/1776: Benjamin Franklin khởi hành đến Pháp”

Trump và sự bất mãn đối với đồng đô la Mỹ

Nguồn: Barry Eichengreen, “The Dollar and its Discontents“, Project Syndicate, 10/10/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Quân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Chính sách đơn phương của Tổng thống Donald Trump đang định hình lại thế giới theo nhiều chiều hướng sâu sắc và không thể đảo ngược. Ông ta đang phá hoại quy tắc hoạt động của các tổ chức đa phương. Về phần mình, những quốc gia khác cũng không còn coi nước Mỹ như một đối tác đồng minh đáng tin cậy, và họ cảm thấy phải xây dựng năng lực địa chính trị cho riêng mình.

Hiện tại chính quyền Trump đang làm xói mòn vai trò toàn cầu của đồng đô la. Sau khi tái áp dụng trừng phạt đơn phương lên Iran, chính quyền Trump đang đe dọa xử phạt những công ty có hoạt động kinh doanh với nhà nước Cộng hòa Hồi giáo này bằng cách từ chối không cho họ sử dụng các ngân hàng của Mỹ. Continue reading “Trump và sự bất mãn đối với đồng đô la Mỹ”

25/10/1973: Nixon phủ quyết Dự luật Quyền hạn Chiến tranh

Nguồn: Nixon vetoes War Powers Resolution, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, Tổng thống Nixon đã phủ quyết Dự luật kiểm soát Quyền hạn Chiến tranh (War Powers Resolution), trong đó đặt vấn đề hạn chế quyền cam kết lực lượng vũ trang ở nước ngoài của Tổng thống mà không cần sự chấp thuận của Quốc Hội.

Dự luật này, do Thượng nghị sĩ Jacob K. Javits của bang New York giới thiệu, yêu cầu Tổng thống báo cáo trước Quốc hội trong vòng 48 giờ sau khi cam kết đưa lực lượng vũ trang đến chiến đấu ở nước ngoài và đặt ra thời hạn mà quân Mỹ có thể ở đó mà không có sự chấp thuận của Quốc hội là 60 ngày. Dự luật là một nỗ lực của Quốc hội để tái kiểm soát quyền gây chiến. Còn Nixon thì tuyên bố rằng nó áp đặt “các hạn chế vi hiến và nguy hiểm” đối với thẩm quyền của Tổng thống. Tuy nhiên, vào ngày 07/11/1973, Quốc Hội vẫn thông qua dự luật, bất chấp sự phủ quyết của Nixon. Continue reading “25/10/1973: Nixon phủ quyết Dự luật Quyền hạn Chiến tranh”

Căng thẳng Mỹ-Trung: Tại sao lúc này?

Tác giả: Phạm Phú Khải

Bài nói chuyện của ông Trump trước Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, của PTT Mike Pence tại Viện Hudson, của Bolton trên chương trình phát thanh Hugh Hewitt Show, hay chuyến viếng thăm Việt Nam và Singapore của Mattis, tất cả những hành động nhắm tới Trung Quốc này đều diễn ra chỉ hơn hai tuần trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ (6 tháng 11 năm 2018).

Điều này cho thấy tính quan trọng của thời điểm thi hành chiến lược. Một chiến lược hay ho đến mấy vẫn chưa đủ. Kế hoạch thi hành, trong đó chi tiết thực hiện từng bước, từng nước cờ, khi nào bắt đầu hay chấm dứt, liên tiếp hay song hành,vv…, mang tính quyết định sự thành bại. Continue reading “Căng thẳng Mỹ-Trung: Tại sao lúc này?”

24/10/1951: Chiến tranh với Đức chính thức chấm dứt

Nguồn: Truman declares war with Germany officially over, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1951, Tổng thống Harry Truman cuối cùng đã tuyên bố rằng cuộc chiến của Hoa Kỳ với Đức, bắt đầu vào năm 1941, đã chính thức chấm dứt. Chiến sự thực tế đã kết thúc vào mùa xuân năm 1945.

Hầu hết người Mỹ cho rằng chiến tranh với Đức đã kết thúc với việc chấm dứt chiến sự sáu năm trước đó. Trên thực tế, một hiệp ước hòa bình với Đức vẫn chưa từng được ký kết. Điều đã làm phức tạp quá trình thương lượng là tình trạng lãnh thổ trong khu vực từng là nước Đức trước đây. Continue reading “24/10/1951: Chiến tranh với Đức chính thức chấm dứt”

Tại sao Vantican lại đàm phán với Trung Quốc?

Nguồn: Why is the Vatican negotiating with China, The Economist, 21/05/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong nhiều năm, các phái đoàn đã đi đi về về giữa Bắc Kinh và Rome với hy vọng đạt được thỏa thuận về cách thức bổ nhiệm các giám mục Công giáo ở Trung Quốc. Những tin đồn gần đây cho thấy họ đã gần đạt được một thỏa thuận hơn bao giờ hết. Nhưng nguồn gốc của sự bất đồng giữa Vatican và Đảng Cộng sản Trung Quốc là gì? Việc giải quyết bất đồng này mang lại lợi ích gì cho cả hai bên? Continue reading “Tại sao Vantican lại đàm phán với Trung Quốc?”