Lê Đại Hành dẹp loạn, phạt Tống, bình Chiêm

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vua Lê Đại Hành họ Lê tên Hoàn, người đất Ái Châu [Thanh Hóa],[1] làm quan nhà Đinh đến chức Thập đạo tướng quân; khi quân Tống xâm lược nước ta, đem quân ra chống cự thắng lợi, rồi thay nhà Đinh làm vua; ở ngôi 24 năm, thọ 65 tuổi [941 – 1005]. Vua trừ nội loạn lên ngôi, đuổi giặc ngoại xâm yên dân, trong nước thanh bình.

Trước kia cha vua là Mịch, mẹ là Đặng thị khi mới có thai chiêm bao thấy trong bụng nở hoa sen, chỉ chốc lát đã kết hạt, bèn lấy hạt chia cho mọi người, còn mình thì không ăn, tỉnh dậy không hiểu nguyên do thế nào; đến ngày 15 tháng 7 năm Tân Sửu [941], sinh ra vua. Bà mẹ thấy con tướng mạo khác thường, lại nhân giấc mộng suy ra, bảo với mọi người rằng: Continue reading “Lê Đại Hành dẹp loạn, phạt Tống, bình Chiêm”

15/06/1965: Máy bay Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam

Nguồn: U.S. planes bomb North Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, máy bay Mỹ đã bắt đầu ném bom các mục tiêu ở miền Bắc Việt Nam, nhưng tránh nhắm vào Hà Nội và các bệ phóng tên lửa của Liên Xô bao quanh thành phố. Sang ngày 17/6, hai chiếc phản lực của Hải quân Mỹ đã bắn hạ hai chiếc MiG của miền Bắc và tiêu diệt một máy bay khác ba ngày sau đó. Các máy bay của Mỹ cũng đã thả gần 3 triệu tờ rơi tuyên truyền kích động nhân dân miền Bắc yêu cầu chính phủ của họ kết thúc chiến tranh. Continue reading “15/06/1965: Máy bay Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam”

Quan hệ Liên Xô – Mông Cổ qua hồi ký một nhà ngoại giao Liên Xô

Biên dịch: Hoàng Tuấn Thịnh

Lời người dịch: Liên bang Nga đã xuất bản cuốn hồi ký của Mi-kha-in Ca-pi- xa dưới đầu đề “Ghi chép của nhà ngoại giao, chu du nhiều nước”. Điều đáng tiếc là một năm sau khi ông mất, quyển sách mới được ấn hành. Ông làm việc ở Bộ Ngoại giao Liên Xô khoảng 40 năm, từ cương vị Bí thư thứ nhất đến Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Mi-kha-in Ca-pi-xa không chỉ là nhà ngoại giao, mà còn là nhà bác học lớn. Chỉ riêng về quan hệ Liên Xô – Trung Quốc và về chính sách của Liên Xô đối với khu vực Viễn Đông, châu Á- Thái Bình Dương, ông đã viết nhiều tác phẩm và có trên 100 đề tài nghiên cứu. Ông cũng là người đứng đầu Viện phương Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô trong thời gian 07 năm. Cuộc đời hoạt động phong phú của ông được thể hiện trong cuốn hồi ký “Ghi chép của nhà ngoại giao, chu du nhiều nước”. Dưới đây là phần lược dịch từ chương nói về quan hệ Liên Xô – Mông Cổ trong cuốn hồi ký của ông. Continue reading “Quan hệ Liên Xô – Mông Cổ qua hồi ký một nhà ngoại giao Liên Xô”

14/06/1954: Mỹ lần đầu diễn tập phòng thủ dân sự toàn quốc

Nguồn: First nationwide civil defense drill held, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1954, hơn 12 triệu người Mỹ đã “chết” trong một cuộc tấn công hạt nhân mô phỏng, khi Hoa Kỳ trải qua cuộc diễn tập phòng thủ dân sự toàn quốc đầu tiên. Mặc dù các quan chức Hoa Kỳ hài lòng với kết quả của cuộc diễn tập, sự kiện này diễn ra như một lời nhắc nhở nghiêm túc rằng Hoa Kỳ – và thế giới – hiện đang sống dưới một cái bóng hạt nhân.

Cuộc diễn tập phòng thủ dân sự tháng 06 năm 1954 được tổ chức và đánh giá bởi Cục Quản lý Phòng thủ Dân sự, và bao gồm các hoạt động tại 54 thành phố ở Hoa Kỳ, Puerto Rico, Quần đảo Virgin, Alaska và Hawaii. Canada cũng tham gia đợt diễn tập này. Tiền đề cơ bản của cuộc diễn tập là Hoa Kỳ phải đương đầu với một cuộc tấn công hạt nhân lớn từ cả máy bay và tàu ngầm, và hầu hết các khu vực đô thị lớn đã bị nhắm mục tiêu. Continue reading “14/06/1954: Mỹ lần đầu diễn tập phòng thủ dân sự toàn quốc”

Ai tấn công tàu chở dầu ở vùng Vịnh?

Nguồn: Who is blowing up ships in the Gulf?”, The Economist, 13/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Abe Shinzo hy vọng lúc này là thời điểm phù hợp để tiến hành ngoại giao. Chuyến thăm của ông tới Tehran trong tuần này, chuyến thăm đầu tiên của một thủ tướng Nhật kể từ sau cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, là nhằm giảm căng thẳng giữa Mỹ và Iran. Sau cuộc gặp với Tổng thống Iran Hassan Rouhani, ông Abe cảnh báo khu vực này có thể “vô tình” bị trượt vào xung đột. Và sau đó, chỉ một vài dặm ngoài khơi bờ biển phía nam Iran, người ta đã chứng kiến một ví dụ minh họa cho việc điều đó có thể xảy như thế nào.

Vào ngày 13 tháng Sáu, hai tàu chở dầu ở Vịnh Oman đã phát các tín hiệu cấp cứu sau khi chúng bị hư hại do các vụ nổ lớn. Tàu Front Altair, gắn cờ Quần đảo Marshall và thuộc sở hữu của Frontline, một công ty vận tải Na Uy, đang vận chuyển naphtha, một sản phẩm dầu mỏ, từ Abu Dhabi; và tàu Kokuka Sangrage, được đăng ký tại Panama và được điều hành bởi công ty Kokuka Sangyo của Nhật, đang vận chuyển mặt hàng methanol. Continue reading “Ai tấn công tàu chở dầu ở vùng Vịnh?”

Chính sách năng lượng đầy sai lầm nguy hiểm của Đức

Nguồn: Han-Werner Sinn, “Germany’s Dangerously Flawed Energy Policies”, Project Syndicate, 24/05/2019.

Biên dịch: Thái Khánh Phong

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng đã đến lúc phải cải tổ toàn diện mô hình kinh tế Đức. Có lẽ ông ấy đã đúng, ít nhất là khi nói đến lĩnh vực năng lượng.

Trong khi Pháp sản xuất hơn 70% lượng điện từ các nhà máy điện hạt nhân và đang cố gắng chuyển sang dùng ô tô điện (electric vehicle – EV) để sử dụng điện sản xuất từ năng lượng hạt nhân thì Đức lại phụ thuộc vào các trang trại điện gió và các dạng năng lượng xanh khác. Đức đã có kế hoạch loại bỏ năng lượng hạt nhân vào năm 2022 và năng lượng than vào năm 2038. Tuy nhiên, nỗ lực vận hành nền công nghiệp Đức bằng năng lượng gió đang đối mặt với sức cản chính trị ngày càng tăng vì các tuabin gió đã xuất hiện ở khắp nơi – một số cao đến 250 mét (820 feet) – làm cho ngay cả những khung cảnh thiên nhiên đẹp nhất cũng đang giống với cảnh quan công nghiệp. Continue reading “Chính sách năng lượng đầy sai lầm nguy hiểm của Đức”

Dầu thô Brent là gì?

Nguồn: What is Brent crude?The Economist, 29/10/2018.

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Dầu thô Brent (Brent Crude) là tiêu chuẩn để dựa vào đó định giá phần lớn trong số 100 triệu thùng dầu thô được giao dịch mỗi ngày. Vào đầu tháng 10/2018, giá dầu thô Brent đã tăng trên 85 USD/thùng, mức cao nhất trong bốn năm qua. Nhưng thứ chất lỏng màu đen tạo nên tiêu chuẩn Brent chỉ là một phần rất nhỏ trong lượng dầu được khai thác của thế giới. Vậy tại sao nó được sử dụng để xác định giá trị của 60% lượng dầu trên thị trường quốc tế? Continue reading “Dầu thô Brent là gì?”

12/06/1944: John F. Kennedy nhận huân chương hải quân

Nguồn: John F. Kennedy receives medals, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1944, Trung úy John F. Kennedy được trao huân chương cao nhất của Hải quân vì những hành động dũng cảm của ông với tư cách là một hoa tiêu tàu pháo trong Thế chiến II. Vị tổng thống tương lai cũng nhận được Huân chương Trái tim Tím (Purple Heart) vì bị thương trong các trận chiến.

Khi còn trẻ, Kennedy đã rất muốn gia nhập Hải quân nhưng ban đầu đã bị từ chối vì các vấn đề sức khỏe mãn tính, đặc biệt là chấn thương lưng mà ông gặp phải trong quá trình chơi bóng bầu dục khi theo học tại Harvard. Tuy nhiên, vào năm 1941, người cha có quan hệ chính trị của ông đã sử dụng ảnh hưởng của mình để đưa ông vào quân ngũ. Năm 1942, Kennedy tình nguyện làm nhiệm vụ trên tàu PT (ngư lôi cơ giới) ở Thái Bình Dương. Continue reading “12/06/1944: John F. Kennedy nhận huân chương hải quân”

Chiến tranh thương mại phơi bày tử huyệt của Trung Quốc như thế nào?

Nguồn: Graeme Maxton, “The trade war shows China’s economic dream is dying,  South China Morning Post, 11/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong nhiều thập niên, con đường phát triển của Trung Quốc đã có vẻ rõ ràng. Quản lý nhà nước trong các ngành công nghiệp chủ chốt cùng với tự do hóa thị trường ở một mức độ nhất định trong các ngành khác đã khiến người ta dễ hình dung rằng đất nước này sẽ sớm trở lại ánh hào quang của một siêu cường.

Nhưng điều đó bây giờ sẽ không xảy ra nữa. Trung Quốc sẽ phải chấp nhận một trật tự thế giới do Mỹ thống trị hoặc bước vào làn đường chậm. Sẽ không có thế kỷ Thái Bình Dương và tất cả những sai trái lịch sử đó sẽ không được sửa chữa, chắc chắn là không phải lúc này. Continue reading “Chiến tranh thương mại phơi bày tử huyệt của Trung Quốc như thế nào?”

10/06/1775: John Adams đề xuất thành lập Quân đội Lục địa

Nguồn: John Adams proposes a Continental ArmyHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1775, John Adams đề xuất với Quốc hội, đang họp tại Philadelphia, rằng những người lính đang bao vây Boston nên được coi là một Quân đội Lục địa do một vị tướng lãnh đạo.

Những người lính tự vũ trang và nhanh chóng bao vây các lực lượng Anh  ở Boston sau Trận Lexington và Concord chủ yếu đến từ New England. Tuy nhiên, John Adams, đại diện cho Massachusetts, nhận ra rằng nỗ lực quân sự sẽ chỉ thành công nếu người Anh nghĩ rằng các thuộc địa đã được thống nhất. Continue reading “10/06/1775: John Adams đề xuất thành lập Quân đội Lục địa”

Mỹ ‘tấn công’ Trung Quốc: Bổn cũ soạn lại

Nguồn: Stephen S. Roach, “Japan Then, China Now”, Project Syndicate, 27/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

“Khi các chính phủ cho phép làm giả hoặc sao chép các sản phẩm của Mỹ, họ đang đánh cắp tương lai của chúng ta và đó không còn là thương mại tự do nữa”. Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan đã bình luận như vậy về Nhật Bản sau khi Hiệp định Plaza được ký vào tháng 9 năm 1985. Trên nhiều khía cạnh, những gì đang diễn ra hôm nay giống như một phiên bản làm lại của bộ phim thập niên 1980 này, nhưng với một ngôi sao truyền hình thực tế thay thế một ngôi sao điện ảnh Hollywood trong vai tổng thống – và với một nhân vật phản diện mới thay cho Nhật Bản.

Hồi những năm 1980, Nhật Bản được coi là mối đe dọa kinh tế lớn nhất của nước Mỹ – không chỉ vì những cáo buộc về hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ, mà còn vì những lo ngại về thao túng tiền tệ, chính sách công nghiệp do nhà nước bảo trợ của Nhật, sự suy yếu của ngành chế tạo Hoa Kỳ và thâm hụt thương mại lớn của Mỹ với Nhật. Trong cuộc đối đầu với Mỹ, Nhật Bản cuối cùng đã nhượng bộ, nhưng họ đã phải trả giá đắt khi làm như vậy – gần ba “thập niên mất mát” với kinh tế đình trệ và giảm phát. Ngày nay, cốt truyện tương tự nhưng nhân vật chính là Trung Quốc. Continue reading “Mỹ ‘tấn công’ Trung Quốc: Bổn cũ soạn lại”

09/06/1772: Tàu Gaspee của Anh bị cư dân Rhode Island đốt cháy

Nguồn: British customs vessel, Gaspee, burns off Rhode Island History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1772, giận dữ vì Nghị viện Anh thông qua Đạo luật Townshend nhằm hạn chế thương mại thuộc địa, một nhóm dân thuộc địa Mỹ đã bôi đen mặt và lên tàu HMS Gaspee, một tàu hải quan Anh có vũ trang bị mắc cạn ngoài khơi Rhode Island. Những người này đã bắn vào thuyền thưởng, sau đó cùng nhau đốt cháy con tàu.

Ngày 09/06, trên đường đuổi theo tàu vận chuyển của Thuyền trưởng Thomas Lindsey từ Newport, tàu Gaspee không may bị mắc cạn ở Namquito Point thuộc Vịnh Narragansett, Providence – thủ phủ Rhode Island. Tối hôm ấy, John Brown – một thương nhân bất mãn với chế độ thuế khóa quá cao của chính phủ Anh – đã dùng tám chiếc thuyền mái chèo của mình bao vây Gaspee và cùng 67 người dân thuộc địa chiếm được quyền kiểm soát con tàu, bắn vào bụng Thuyền trưởng người Scotland, Trung úy William Dudingston. Sau khi đưa thuyền trưởng bị thương và thủy thủ đoàn của ông vào bờ tại Pawtuxet, họ đã đốt cháy Gaspee. Continue reading “09/06/1772: Tàu Gaspee của Anh bị cư dân Rhode Island đốt cháy”

Cần tỉnh táo khi nhận định về các phát biểu của ông Lý Hiển Long

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Trong mấy ngày qua, dư luận Việt Nam và Campuchia dậy sóng về hai phát biểu liên tiếp nhau của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho rằng Việt Nam “xâm lược” (invade/invasion) Campuchia năm 1978/79. Xung quanh vấn đề này, chúng ta cần có một cách nhìn tỉnh táo, khách quan để hiểu được bản chất sự kiện, không nên để cảm xúc lấn át lý trí, dẫn tới các suy nghĩ, hành động dù có hảo ý nhưng lại phản tác dụng, gây phương hại cho quan hệ Việt Nam – Singapore cũng như lợi ích quốc gia của bản thân Việt Nam. Continue reading “Cần tỉnh táo khi nhận định về các phát biểu của ông Lý Hiển Long”

08/06/1945: Truman cho phép giải mật thông tin nghiên cứu khoa học

Nguồn: Truman issues order regarding release of classified scientific information, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Tổng thống Harry Truman ban hành Sắc lệnh Hành pháp 9568 (Executive Order 9568), cho phép công bố các thông tin khoa học từ những tài liệu tuyệt mật trong Thế chiến II. Ông hy vọng những thông tin này có thể giúp đẩy mạnh các ngành công nghiệp đang phát triển của Mỹ trong nền kinh tế hậu chiến.

Sắc lệnh cho phép công bố các dữ liệu khoa học và kỹ thuật, bao gồm cả những thông tin cực kỳ nhạy cảm từ các chương trình phát triển vũ khí trong Thế chiến II, nhưng những thông tin này chỉ được công bố sau khi được phê duyệt bởi Cục Chiến tranh và Hải quân cũng như Giám đốc Huy động và Tái thiết sau Chiến tranh. Sắc lệnh phân loại thông tin thành các nhóm cụ thể: bí mật, tuyệt mật và hạn chế tiết lộ. Nó cũng đồng thời phân loại tài liệu theo “các tiêu chí khác [về mức độ bí mật] hoặc sẽ không được công bố vì mục đích an ninh quân sự quốc gia.” Continue reading “08/06/1945: Truman cho phép giải mật thông tin nghiên cứu khoa học”

Tư liệu lịch sử về quan hệ Hồ Chí Minh – Stalin những năm 1950

Biên dịch: Hồ Anh Hải

1. Đối thoại thân mật Hồ Chí Minh – Stalin ngày 16/02/1950

Tạp chí Triển vọng, tiếng Trung Quốc, xuất bản tại Hong Kong, số 511 tháng 11/1983 có đăng một bài trích trong cuốn “Trải nghiệm tám năm ở Bộ Ngoại giao” của ông Ngũ Tu Quyền[1] nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Bài này viết về sự kiện Liên Xô và Trung Quốc ký kết Hiệp ước Hữu hảo đồng minh tương trợ Xô-Trung ngày 14/02/1950 tại Moskva. Tối 16/2, phía Liên Xô tổ chức chiêu đãi tiễn đoàn Trung Quốc về nước.[2] Chủ tịch Hồ Chí Minh được mời tới dự, ngồi cùng bàn với Stalin, Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai. Dưới đây dịch nguyên văn đoạn Ngũ Tu Quyền kể về mấy câu đối thoại giữa Hồ Chí Minh với Stalin tại buổi chiêu đãi nói trên: Continue reading “Tư liệu lịch sử về quan hệ Hồ Chí Minh – Stalin những năm 1950”

07/06/1942: Trận Midway kết thúc

Nguồn: Battle of Midway endsHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1942, Trận Midway – một trong những chiến thắng mang tính quyết định nhất của Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống Nhật Bản – đã kết thúc. Trong bốn ngày giao tranh trên không và trên biển, Hạm đội Thái Bình Dương bị áp đảo về quân số của Hoa Kỳ đã thành công trong việc tiêu diệt bốn tàu sân bay Nhật Bản trong khi chỉ mất một tàu Yorktown, từ đó đảo ngược thế trận trước lực lượng hải quân Nhật Bản vốn trước đó được coi là “bất khả chiến bại”. Continue reading “07/06/1942: Trận Midway kết thúc”

Nhìn lại ba năm cuộc chiến chống tham nhũng tại Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 21 tháng 5 năm 2019, một cuộc họp của Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng đã được triệu tập tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Trần Quốc Vượng. Cuộc họp đã điểm lại tình hình chiến dịch chống tham nhũng đang diễn ra và nhấn mạnh cần “hoàn thành đúng tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án; xác minh, xử lý các vụ việc theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo”.

Kể từ năm 2016, một số lượng lớn chưa từng có các quan chức cấp cao đã bị truy tố trong chiến dịch chống tham nhũng của ĐCSVN dưới sự chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Những nhân vật đáng chú ý nhất bao gồm cựu Ủy viên Bộ Chính trị và Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Đinh La Thăng, hai cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn, và hai cựu Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Thành và Trần Việt Tân. Ngoài các quan chức chính phủ, nhiều chủ ngân hàng và giám đốc điều hành cấp cao tại các doanh nghiệp nhà nước lớn và tư nhân cũng đã trở thành nạn nhân của chiến dịch. Continue reading “Nhìn lại ba năm cuộc chiến chống tham nhũng tại Việt Nam”

06/06/1984: Quân đội Ấn Độ tấn công Đền Vàng

Nguồn: Indian army storms Golden Temple, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1984, giữa giai đoạn cao trào đẫm máu trong hai năm giao tranh giữa chính phủ Ấn Độ và phe ly khai người Sikh, quân đội Ấn Độ đã tiến vào khu Đền Vàng đang bị bao vây ở Amritsar, ngôi đền linh thiêng nhất của Đạo Sikh, và tiêu diệt ít nhất 500 phiến quân Sikh. Hơn 100 binh sĩ Ấn Độ và hàng loạt thường dân người Sikh cũng đã thiệt mạng trong trận chiến dữ dội xảy ra khi trời vừa rạng sáng. Quân đội Ấn Độ cũng tấn công những toán du kích người Sikh bị bao vây trong ba chục ngôi đền khác trên toàn bang Punjab. Các quan chức Ấn Độ ca ngợi thành công của chiến dịch này và cho rằng nó đã “bẻ gãy” phong trào khủng bố của người Sikh. Continue reading “06/06/1984: Quân đội Ấn Độ tấn công Đền Vàng”

Chiến tranh thương mại tác động đến tài chính: Trường hợp Alibaba

Nguồn: The trade war and finance”, The Economist, 30/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nếu bạn muốn tìm hiểu sự nguội lạnh dần trong quan hệ Mỹ – Trung đang làm biến đổi môi trường kinh doanh toàn cầu như thế nào, một nơi tốt bạn nên tìm đến là Alibaba, một gã khổng lồ internet. Đó là công ty có giá trị lớn nhất và được ngưỡng mộ nhất của Trung Quốc, trị giá 400 tỷ đô la. Trong năm năm qua, nó cũng là một “sản phẩm lai” nằm vắt qua hai siêu cường, bởi vì cổ phiếu của công ty chỉ được niêm yết ở Mỹ. Bây giờ Alibaba đang xem xét một khoản niêm yết trị giá 20 tỷ đô la ở Hồng Kông, theo Bloomberg. Bối cảnh của quyết định này là nguy cơ ngày càng tăng của việc Mỹ tiến hành các động thái chống lại lợi ích của Trung Quốc, cũng như vai trò ngày càng tăng của thị trường vốn Hồng Kông. Việc niêm yết ở đó sẽ là một chỉ dấu cho thấy các công ty Trung Quốc đang “mua bảo hiểm” để giảm sự phụ thuộc vào nguồn tài chính phương Tây. Continue reading “Chiến tranh thương mại tác động đến tài chính: Trường hợp Alibaba”

05/06/1967: Chiến tranh Sáu ngày bắt đầu

Nguồn: Six-Day War begins, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1967, Israel đáp trả sự tập hợp đáng ngại của các lực lượng Ả Rập dọc biên giới bằng cách tiến hành các cuộc tấn công đồng thời chống lại Ai Cập và Syria. Jordan sau đó bước vào cuộc xung đột, nhưng liên minh Ả Rập không thể sánh được với các lực lượng vũ trang chuyên nghiệp của Israel. Trong sáu ngày chiến đấu, Israel đã chiếm đóng Dải Gaza và Bán đảo Sinai của Ai Cập, Cao nguyên Golan của Syria, cùng Bờ Tây và khu vực của người Ả Rập thuộc Đông Jerusalem, cả hai khu vực trước đây đều nằm dưới sự cai quản của Jordan. Continue reading “05/06/1967: Chiến tranh Sáu ngày bắt đầu”