Trump có thể rút Mỹ ra khỏi NAFTA như thế nào?

Nguồn:How Donald Trump could take America out of NAFTA“, The Economist, 23/01/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Donald Trump đã liên tục chỉ trích Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Ông đã gọi nó là “thỏa thuận thương mại tồi tệ nhất có lẽ từng được ký ở bất cứ nơi nào, nhưng chắc chắn là thỏa thuận tồi tệ nhất từng được ký ở đất nước này”. Ông đổ lỗi cho hiệp định này về tình trạng mất việc làm trong ngành sản xuất ôtô của Mỹ, một phần tư trong số đó đã biến mất kể từ năm 1994. Và ông hứa hẹn sẽ đàm phán lại hoặc thậm chí rút khỏi hiệp định này. Liệu Trump có thể rút Mỹ ra khỏi NAFTA hay không, và hậu quả sẽ là gì nếu ông ta thực sự làm điều đó? Continue reading “Trump có thể rút Mỹ ra khỏi NAFTA như thế nào?”

Những lỗ hổng trong sắc lệnh chống nhập cư của Trump

Nguồn: Peter Singer, “Trump’s First Victims”, Project Syndicate, 01/02/2017.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi Donald Trump đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ, tôi không tham gia vào đoàn người tràn xuống đường biểu tình. Tôi cho rằng điều quan trọng là phải tôn trọng tiến trình dân chủ, bất kể kết quả của nó có gây hoang mang như thế nào, và nên đợi đến khi chính quyền của Trump có những hành động buộc chúng ta phải phản đối.

Không cần phải chờ lâu. Tám ngày sau khi Trump tiếp quản nhiệm sở, những nạn nhân đầu tiên có thể nhận thấy được trong nhiệm kỳ tổng thống của ông đã xuất hiện trên tất cả các nguồn tin tức chủ yếu. Sắc lệnh hành pháp của Trump về việc ngưng tái định cư cho người tị nạn Syria, tạm đình chỉ tiếp nhận người tị nạn mới bất kể họ đến từ đâu, và cấm toàn bộ nhập cư từ Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria, và Yemen đã gây tổn hại tức thì cho những người đang trên đường đến Hoa Kỳ. Mệnh lệnh này cũng đồng thời ngăn cản nhiều người hơn nữa muốn di cư đến Mỹ. Continue reading “Những lỗ hổng trong sắc lệnh chống nhập cư của Trump”

12/02/2002: Slobodan Milosevic ra tòa vì tội ác chiến tranh

Nguồn: Milosevic goes on trial for war crimes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2002, cựu Tổng thống Nam Tư, Slobodan Milosevic, đã phải ra trước Toà án Công lý Quốc tế (La Haye, Hà Lan) để bị xét xử vì tội diệt chủng và tội ác chiến tranh ở Bosnia, Croatia và Kosovo. Milosevic tự làm luật sư bào chữa cho mình trong phần lớn quá trình xét xử. Tuy nhiên, vụ án đã kết thúc mà không cần bản án nào, vì vào ngày 11/03/2006, “gã đồ tể vùng Balkan” được tìm thấy đã chết ở tuổi 64 vì một cơn đau tim ngay trong nhà tù.

Vào ngày 31/01/1946, Nam Tư (gồm Croatia, Montenegro, Slovenia, Serbia, Bosnia-Herzegovina và Macedonia) trở thành một nước cộng hòa liên bang, đứng đầu là lãnh tụ cộng sản Nguyên soái Tito. Tito qua đời vào tháng 05/1980 và Nam Tư, cùng với chủ nghĩa cộng sản, đã hoàn toàn sụp đổ chỉ trong vòng 10 năm tiếp theo. Continue reading “12/02/2002: Slobodan Milosevic ra tòa vì tội ác chiến tranh”

Người Việt đầu TK 20 qua hồi ký của Paul Doumer

Nhằm cung cấp thêm một tài liệu về người Việt trong giai đoạn thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, dưới đây là một vài trích đoạn trong quyển “Xứ Đông Dương” để bạn đọc có thể tham khảo thêm góc nhìn khác từ một viên chức cao cấp của Pháp.

Những cuốn sách viết về lịch sử Việt Nam của người Trung Quốc, người Pháp, người Mỹ… xưa nay không ít. Lẽ dĩ nhiên, là sách của người nước ngoài nên cách nhìn bao giờ cũng đối nghịch ít nhiều với quan điểm của chúng ta. Nhưng nếu ta biết “gạn đục khơi trong”, phê phán có chọn lọc thì đó sẽ là một nguồn tài liệu đáng quý, giúp ta nhìn nhận sự việc được khách quan hơn. Continue reading “Người Việt đầu TK 20 qua hồi ký của Paul Doumer”

11/02/1778: Voltaire trở về quê nhà


Nguồn: Voltaire is welcomed home, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1778, khoảng 300 người đã đến chào mừng Voltaire khi ông trở lại Paris. Trước đó, ông đã sống lưu vong trong vòng 28 năm.

Voltaire sinh năm 1694, tên thật là Francois-Marie Arouet, trong một gia đình trung lưu ở Paris. Thời niên thiếu, ông theo học ngành luật, nhưng lại bỏ ngang để trở thành một nhà viết kịch. Voltaire làm nên tên tuổi của mình nhờ các tác phẩm bi kịch kinh điển. Ngoài ra, ông cũng sáng tác thơ. Năm 1717, ông bị bắt vì viết bài thơ trào phúng La Henriade – thiên anh hùng ca lên án chính trị và tôn giáo. Nhà thơ đã bị trừng phạt bằng án tù gần một năm trong ngục Bastille. Continue reading “11/02/1778: Voltaire trở về quê nhà”

10/02/1962: Liên Xô trao đổi tù nhân gián điệp với Mỹ

Nguồn: Soviets exchange American for captured Russian spy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Francis Gary Powers, phi công người Mỹ bị bắn rơi ở Liên Xô khi đang lái máy bay do thám của CIA vào năm 1960, đã được phía Liên Xô trao trả. Đổi lại, người Mỹ cũng sẽ thả một điệp viên Nga. Cuộc trao đổi tù nhân này đã kết thúc một trong những sự kiện kịch tính nhất của Chiến tranh Lạnh.

Francis Gary Powers từng là một phi công thuộc đội máy bay do thám U-2 của Mỹ vào cuối thập niên 1950. Từng được cho là “bất khả xâm phạm” trước hệ thống phòng không của Liên Xô, các máy bay U-2 đã thực hiện rất nhiều nhiệm vụ chụp ảnh căn cứ quân sự tại Nga. Ngày 01/05/1960, chiếc U-2 của Powers bị tên lửa Liên Xô bắn hạ. Powers đáng lẽ đã phải kích hoạt hệ thống tự hủy của máy bay (rồi tự tử bằng thuốc độc của CIA,) nhưng ông đã bị bắt giữ cùng toàn bộ phần còn lại của chiếc máy bay. Continue reading “10/02/1962: Liên Xô trao đổi tù nhân gián điệp với Mỹ”

CIA thẩm vấn Saddam Hussein như thế nào?

Nguồn: The ex-CIA agent who interrogated Saddam Hussein”, BBC, 04/01/2017.

Biên dịch: Dương Thị Thùy Trang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi Saddam Hussein – cố tổng thống Iraq bị bắt vào tháng 12 năm 2003, CIA đã yêu cầu một chuyên gia đến nhận diện và thẩm vấn ông. Người chuyên gia này tên là John Nixon.

Nixon đã nghiên cứu về Saddam Hussein từ khi mới gia nhập CIA vào năm 1998. Nhiệm vụ của ông là hiểu tường tận về những nhà lãnh đạo trên thế giới, phân tích được “những gì họ nghĩ” – theo như ông chia sẻ trên chương trình Victoria Derbyshire của đài BBC.

“Khi một cuộc khủng hoảng xảy ra, các nhà hoạch định chính sách tìm đến chúng tôi với những câu hỏi như những người lãnh đạo đó là ai, họ muốn gì và tại sao họ làm như vậy”. Continue reading “CIA thẩm vấn Saddam Hussein như thế nào?”

09/02/1918: Ukraine ký hòa ước với Liên minh Trung tâm

Nguồn: Ukraine signs peace treaty with Central Powers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, lúc 2 giờ sáng tại Berlin, hòa ước đầu tiên của Thế chiến I đã được ký khi Ukraine – đất nước vừa mới tuyên bố độc lập –chính thức chấp nhận hòa hoãn với phe Liên minh Trung tâm.

Theo nội dung hòa ước, Liên minh Trung tâm (gồm chính phủ các nước Áo-Hung, Bulgaria, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ) sẽ chính thức công nhận nền độc lập của Ukraine khỏi Nga. Họ cũng đồng ý viện trợ và bảo vệ quân sự cho Ukraine trước lực lượng Bolshevik đang xâm chiếm lãnh thổ nước này. Đổi lại, Cộng hòa Ukraine sẽ cung cấp 100 triệu tấn thực phẩm đến Đức. Continue reading “09/02/1918: Ukraine ký hòa ước với Liên minh Trung tâm”

Liệu Síp có thể được tái thống nhất không?

Nguồn:Will Cyprus be reunified?“, The Economist, 15/01/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đảo Síp bắt đầu bị chia cắt từ sau cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1974, sau một cuộc đảo chính bắt nguồn từ Hy Lạp nhằm tiến đến thống nhất Síp với Hy Lạp (hay còn được biết đến là enosis). Kể từ đó Síp đã bị phân chia thành nước cộng hòa Síp của người Hy Lạp ở miền Nam, một quốc gia có tư cách thành viên đầy đủ của Liên Hợp Quốc (UN) và Liên minh châu Âu (EU); và một quốc gia tự xưng là Cộng hoà Bắc Síp của người Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ được công nhận bởi Thổ Nhĩ Kỳ. Continue reading “Liệu Síp có thể được tái thống nhất không?”

Đảng Nhân dân Campuchia gia tăng chuyên chế

Nguồn: Kheang Un, “Cambodia gets an autocratic upgrade in 2016”, East Asia Forum 20/12/2016.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các tiến triển về chính trị, kinh tế và quan hệ đối ngoại trong năm 2016 cho thấy Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) đang tăng cường củng cố quyền lực. Đảng CPP đang theo đuổi một chiến lược ba mặt gồm làm suy yếu phe đối lập, thực hiện chương trình cải cách có ý nghĩa và chống lại sức ép của phương Tây trước thềm các cuộc bầu cử địa phương năm 2017 và bầu cử toàn quốc năm 2018. Thành tích của Đảng CPP trong các cuộc bầu cử này sẽ là một bài kiểm tra quan trọng mang tính quyết định trong việc đánh giá khả năng tiếp tục cầm quyền của đảng này ở Campuchia. Continue reading “Đảng Nhân dân Campuchia gia tăng chuyên chế”

08/02/1887: Tổng thống Cleveland ký ban hành Đạo luật Dawes

Nguồn: Cleveland signs devastating Dawes Act into law, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1887, Tổng thống Grover Cleveland đã ký ban hành Đạo luật Dawes Severalty, cho phép chính phủ phân chia đất đai tại các khu dành riêng cho người bản địa (da đỏ) Mỹ thành nhiều phần nhỏ và chia lại cho từng cá nhân trong bộ lạc. Đạo luật này cũng được gọi là Luật Phân Đất (General Allotment Act) vì nó làm thay đổi tư cách pháp lý của người Mỹ bản địa, từ các thành viên của bộ lạc trở thành các cá nhân chịu sự điều chỉnh của luật liên bang. Ngoài ra, việc giải tán nhiều bộ lạc cũng đã gây ra một cú sốc lớn lên chủ quyền bộ lạc.

Mục đích của Cleveland là nhằm khuyến khích người Mỹ bản địa hòa nhập vào nền văn hóa nông nghiệp Mỹ. Cleveland – người đã từng nói rằng: dù người dân ủng hộ chính phủ, chính phủ không nên hỗ trợ người dân – là người đứng đầu một chính phủ cải cách xã hội, nhưng vẫn còn bảo thủ về tài chính và không tin vào việc phân phát phúc lợi. Continue reading “08/02/1887: Tổng thống Cleveland ký ban hành Đạo luật Dawes”

Mổ xẻ quan hệ với Nga của nội các Trump

Nguồn: Nina Khrushcheva, “The Manchurian Cabinet”, Project Syndicate, 14/12/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự chuyển tiếp của Donald Trump từ vị trí Tổng thống đắc cử sang tiếp quản quyền lực thực tế gợi nhớ nhiều nhất về một thể loại phim Hollywood bị lãng quên: tâm lý hoang tưởng. Có lẽ bộ phim hay nhất của thể loại này là bộ phim The Manchurian Candidate (Ứng viên Mãn Châu), đề cập đến một mưu đồ cộng sản trong việc sử dụng người con trai bị tẩy não của một gia đình cánh hữu hàng đầu nhằm lật đổ hệ thống chính trị Mỹ. Với sự mến mộ mà dường như Trump và các quan chức được ông chỉ định dành cho Tổng thống Nga Vladimir Putin, thực tế cuộc sống có thể sẽ bắt chước theo, nếu không muốn nói là vượt xa, cả nghệ thuật. Continue reading “Mổ xẻ quan hệ với Nga của nội các Trump”

07/02/1965: Máy bay Mỹ tấn công trả đũa Bắc Việt Nam

Nguồn: U.S. jets conduct retaliatory raids, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, trong một phần của Chiến dịch Hỏa Tiêu (Operation Flaming Dart), 49 máy bay phản lực của Hải quân Mỹ từ hai tàu sân bay Coral Sea và Hancock thuộc Hạm đội 7 đã thả bom và bắn tên lửa vào các doanh trại và các trạm dừng chân tại Đồng Hới – một khu huấn luyện du kích ở miền Bắc Việt Nam. Sau đó, được hộ tống bởi các máy bay phản lực của Mỹ, máy bay ném bom của quân đội miền Nam cũng đã tấn công vào trung tâm thông tin liên lạc quân sự của miền Bắc.

Đây là đòn trả đũa cho đợt tấn công của phe cộng sản vào Trại Holloway và Sân bay Pleiku ở Tây Nguyên, khiến 8 lính Mỹ thiệt mạng, 109 người khác bị thương, và 20 máy bay bị hư hỏng hoặc bị phá hủy hoàn toàn. Continue reading “07/02/1965: Máy bay Mỹ tấn công trả đũa Bắc Việt Nam”

Người Nhật phát triển Hán ngữ hiện đại

Tác giả: Nguyễn  Hải Hoành

Việt Nam, Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên chịu ảnh hưởng rất lớn của văn hóa Trung Quốc (TQ), thời xưa đều từng mượn chữ Hán của người TQ làm chữ viết cho nước mình trong nhiều nghìn năm, làm nên Vành đai văn hóa Hán ngữ. Nhưng người Nhật không chỉ vay mượn một chiều mà từ cuối thế kỷ 19 còn dùng chữ Hán để sáng tạo ra nhiều từ ngữ mới tương ứng với các khái niệm khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội-nhân văn hiện đại trong văn minh phương Tây. Những từ ngữ chưa từng có trong Hán ngữ ấy lại du nhập về TQ, trở thành một phần quan trọng trong Hán ngữ hiện đại của người TQ, được người TQ, Việt Nam, Triều Tiên/Hàn Quốc sử dụng một cách phổ biến và quen thuộc tới mức rất nhiều người không biết đó là những từ ngữ đến từ Nhật mà vẫn tưởng là của TQ. Continue reading “Người Nhật phát triển Hán ngữ hiện đại”

06/02/1985: Học thuyết Reagan được công bố

Nguồn: The “Reagan Doctrine” is announced, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, trong Thông điệp Liên bang, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đã nêu ra một số khái niệm quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình và tạo nên cái được gọi là Học thuyết Reagan (Reagan Doctrine.) Học thuyết này đã trở thành nền tảng cho sự ủng hộ của chính quyền Reagan dành cho “các chiến binh vì tự do” (freedom fighters) trên toàn cầu.

Reagan bắt đầu bình luận về chính sách đối ngoại của mình bằng một tuyên bố mạnh mẽ: “Tự do không phải là đặc quyền của một vài người được chọn; đó là quyền phổ quát của tất cả những ai là con Thiên Chúa.” Nhiệm vụ của nước Mỹ là nuôi dưỡng và bảo vệ tự do và dân chủ. Cụ thể hơn, Reagan tuyên bố rằng, “Chúng ta phải ủng hộ các đồng minh dân chủ của mình. Chúng ta không được phá vỡ niềm tin của những người đang mạo hiểm cuộc sống của họ – ở mọi châu lục, từ Afghanistan tới Nicaragua – để chống lại những đợt xâm lược do Liên Xô hỗ trợ và để bảo vệ những quyền mà chúng ta đã có từ khi sinh ra.” Ông kết luận: “Hỗ trợ cho các chiến binh tự do chính là tự phòng thủ.” Continue reading “06/02/1985: Học thuyết Reagan được công bố”

Cuộc chiến Mùa đông là gì?

Nguồn:What was the Winter War?“, History, 30/10/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chưa đầy hai năm trước khi Liên Xô đối đầu với phát xít Đức trong Thế chiến II, quốc gia này đã tiến hành một cuộc chiến tranh đẫm máu với một kẻ thù khác: đất nước Phần Lan bé nhỏ. Mối thù của Nga với nước láng giềng Bắc Âu của mình bắt đầu từ năm 1939, khi lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin mong muốn mở rộng ảnh hưởng của mình sang Đông Âu. Lấy cớ là quan ngại về một cuộc tấn công tiềm tàng của Đức, Stalin yêu cầu rằng biên giới giữa Phần Lan với Nga phải được đẩy lùi về phía Phần Lan 16 dặm dọc theo Eo đất Karelia để tạo ra một vùng đệm xung quanh thành phố Leningrad. Continue reading “Cuộc chiến Mùa đông là gì?”

Tại sao những người học cao thường có tư tưởng tự do?

Nguồn: Neil Gross, “Why Are the Highly Educated So Liberal?The New York Times, 13/05/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Năm 1979, trong một cuốn sách ngắn có nhan đề The Future of Intellectuals and the Rise of the New Class (Tương lai của giới trí thức và sự trỗi dậy của giai cấp mới), nhà xã hội học Alvin Gouldner giải quyết một câu hỏi được các nhà phân tích xã hội tranh luận sôi nổi lúc bấy giờ: Có phải các phong trào sinh viên trong những năm 1960 là dấu hiệu cho thấy những người có trình độ giáo dục cao đang trên đường trở thành một lực lượng chính trị lớn trong xã hội Mỹ?

Câu trả lời của tiến sĩ Gouldner là đúng thế. Là một người tả khuynh, ông có nhiều cảm xúc lẫn lộn với diễn biến này, bởi ông nghĩ giới tri thức có thể sẽ muốn đặt những quyền lợi của riêng mình lên trên quyền lợi của những nhóm ngoài lề mà họ thường tự nhận là đại diện. Continue reading “Tại sao những người học cao thường có tư tưởng tự do?”

05/02/1960: Việt Nam CH yêu cầu Mỹ tăng viện trợ

Nguồn: South Vietnam requests more support, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1960, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã yêu cầu Washington tăng gấp đôi số sĩ quan thuộc Phái bộ Cố vấn Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (Military Assistance and Advisory Group, MAAG-Vietnam), từ 342 lên 685 người.

Nhóm cố vấn này được thành lập vào ngày 01/11/1955 để hỗ trợ về quân sự cho miền Nam Việt Nam. Nó đã thay thế cho Phái bộ Cố vấn Quân sự Hoa Kỳ tại Đông Dương (MAAG-Indochina), vốn đã và đang cung cấp viện trợ quân sự cho “lực lượng của Pháp và các nước liên quan ở Đông Dương” (là Campuchia, Lào và Việt Nam) theo mệnh lệnh của Tổng thống Harry S. Truman vào ngày 27/06/1950. Continue reading “05/02/1960: Việt Nam CH yêu cầu Mỹ tăng viện trợ”

Tranh cãi về kế hoạch K5 của Việt Nam tại Campuchea

K5 đầy tranh cãi

Các tranh cãi xoay quanh sự can thiệp quân sự của Việt Nam trong cuộc chiến giúp Campuchea đánh đuổi Khmer Đỏ, sau 38 năm, vẫn chưa nguôi lặng.

Mới đây, lãnh tụ đảng đối lập của Campuchea công khai tố cáo rằng Việt Nam đã chỉ đạo cho giới lãnh đạo Campuchea trong giai đoạn cuối thập niên 70, đầu những năm 80 sát hại chính đồng bào của họ.

Ông Sam Rainsy, hiện đang sống lưu vong tại Pháp, mấy ngày qua đã lên Facebook nhắc lại thời kỳ lịch sử sau khi Khmer Đỏ sụp đổ năm 1979, cáo buộc kế hoạch K5 của Việt Nam lúc đó đã cướp đi thêm nhiều sinh mạng của dân Campuchea thời hậu Pol Pot. Continue reading “Tranh cãi về kế hoạch K5 của Việt Nam tại Campuchea”

04/02/1789: Cử tri Đoàn nhất trí bầu Washington làm Tổng thống

Nguồn: Washington unanimously elected by Electoral College to first and second terms, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1789, George Washington trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên và duy nhất giành được toàn bộ phiếu Cử tri Đoàn. Ông đã lập lại kỳ tích này trong lần tranh cử thứ hai vào năm 1792.

Nét đặc trưng trong bầu cử Tổng thống Mỹ ở thời kỳ đầu là dù Washington đã chiến thắng tuyệt đối trong kỳ bầu cử thì vẫn có một “người về thứ hai” là John Adams, người giữ chức Phó Tổng thống trong cả hai nhiệm kỳ của Washington. Thành viên Cử tri Đoàn bấy giờ phải bỏ phiếu để chọn ra hai lựa chọn cho vị trí Tổng thống. Mỗi người trong số họ đều bỏ hai phiếu mà không cần phân biệt giữa vị trí Tổng thống và Phó Tổng thống. Washington đã nhận được phiếu từ tất cả các đại cử tri, do đó ông được xem là thắng tuyệt đối. Ngoài ra, trong số những người khác có tên trên phiếu bầu của đại cử tri, Adams là người được nhiều phiếu nhất và trở thành Phó Tổng thống. Continue reading “04/02/1789: Cử tri Đoàn nhất trí bầu Washington làm Tổng thống”