10/07/1943: Quân Đồng minh đổ bộ lên Sicily

Nguồn: Allies land on Sicily, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, quân Đồng minh đã bắt đầu chiến dịch giành lại châu Âu do phe Trục kiểm soát bằng một cuộc đổ bộ lên đảo Sicily, ngoài khơi nước Ý. Không gặp phải kháng cự nào đáng kể, vì quân đội Sicily đã mất hết tinh thần, Tập đoàn quân số 8 của Anh dưới sự chỉ huy của Thống chế Bernard Law Montgomery đã lên bờ ở phía đông nam của hòn đảo, trong khi Tập đoàn quân số 7 của Mỹ dưới sự chỉ huy của Tướng George S. Patton đổ bộ lên bờ biển phía nam của Sicily. Trong vòng ba ngày, 150.000 quân Đồng minh đã đặt chân lên đất Ý. Continue reading “10/07/1943: Quân Đồng minh đổ bộ lên Sicily”

25/06/1915: Đức thừa nhận sử dụng khí độc tại Ypres

Nguồn: Germans release statement on use of poison gas at Ypres, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, báo chí Đức đã đăng một tuyên bố chính thức từ bộ chỉ huy chiến tranh của đất nước, đề cập đến việc Đức sử dụng khí độc khi bắt đầu Trận Ypres II hai tháng trước đó.

Việc Đức xả hơn 150 tấn khí clo gây chết người nhắm vào hai sư đoàn thuộc địa của Pháp tại Ypres, Bỉ vào ngày 22/04/1915, đã gây sốc và kinh hoàng cho các đối thủ Đồng minh Hiệp ước của họ trong Thế chiến I, đồng thời gây ra làn sóng giận dữ phải đối những gì được coi là hành vi dã man không thể bào chữa, ngay cả trong bối cảnh chiến tranh. Continue reading “25/06/1915: Đức thừa nhận sử dụng khí độc tại Ypres”

28/05/1918: Quân Mỹ chiến thắng tại Cantigny

Nguồn: U.S. troops score victory at Cantigny, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, trong cuộc tấn công kéo dài đầu tiên của Mỹ trong Thế chiến I, lực lượng phe Hiệp ước gồm một lữ đoàn gần 4.000 binh sĩ Mỹ đã đánh vào ngôi làng Cantigny, trên sông Somme ở Pháp, chiếm được nó từ tay Đức.

Dù Mỹ chính thức tham gia Thế chiến I, theo phe Hiệp ước, kể từ tháng 04/1917, họ vẫn chưa chuẩn bị đầy đủ để gửi một số lượng quân đáng kể ra chiến trường mãi cho đến một năm sau. Tuy nhiên, đến tháng 05/1918, một số lượng lớn lính Mỹ đã đến Pháp, vừa kịp lúc để đối mặt với sự dữ dội từ chiến dịch tấn công mùa xuân lớn của Đức. Continue reading “28/05/1918: Quân Mỹ chiến thắng tại Cantigny”

24/05/1941: Tàu Bismarck của Đức đánh chìm tàu HMS Hood của Anh

Nguồn: German battleship, the Bismarck, sinks Britain’s HMS Hood, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, thiết giáp hạm lớn nhất của Đức, chiếc Bismarck, đã đánh chìm niềm tự hào của Hạm đội Anh, tàu HMS Hood.

Bismarck là thiết giáp hạm hiện đại nhất của Đức thời bấy giờ, con tàu mà hải quân các quốc gia khác thèm muốn, ngay từ khi nó còn trong giai đoạn thiết kế (Hitler đã giao bản sao bản thiết kế Bismarck cho Joseph Stalin như một hành động nhượng bộ, trong giai đoạn ký Hiệp ước Bất tương xâm). Continue reading “24/05/1941: Tàu Bismarck của Đức đánh chìm tàu HMS Hood của Anh”

21/05/1911: Cuộc khủng hoảng Morocco lần thứ hai

Nguồn: French troops occupy Fez, sparking second Moroccan Crisis, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1911, sáu năm sau Khủng hoảng Morocco lần thứ nhất, trong đó sự xuất hiện bất ngờ của Hoàng đế Đức Wilhelm ở Morocco đã gây ra sự phẫn nộ quốc tế, đồng thời dẫn đến việc Anh và Pháp củng cố mối quan hệ chống lại Đức, quân đội Pháp đã chiếm thành phố Fez của Morocco, khiến người Đức nổi cơn thịnh nộ và khơi mào cho Khủng hoảng Morocco lần thứ hai.

Tháng 03/1911, chính quyền Pháp tuyên bố rằng các bộ lạc đã tổ chức một cuộc nổi dậy ở Morocco, gây nguy hiểm cho một trong những thủ phủ của đất nước, Fez. Quốc vương kêu gọi người Pháp giúp đỡ để khôi phục trật tự, và họ đã gửi quân đến Fez vào ngày 21/05. Continue reading “21/05/1911: Cuộc khủng hoảng Morocco lần thứ hai”

Thủ tướng Séc: Nếu không chặn Putin, Nga sẽ đưa quân đến tận biên giới Đức

Nguồn: Tschechischer Premier: „Wir liefern Waffen, weil wir etwas Entscheidendes verstanden haben“, WELT, 07/05/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

“Tên lửa, thậm chí cả xe tăng, tất cả những gì mà chúng tôi có thể cung cấp” thì Séc đều gửi cho Ukraine. Trong một bài phỏng vấn, thủ tướng Petr Fiala giải thích vì sao nước ông không thể làm khác. Trong chuyến viếng thăm của ông tới Berlin, thủ tướng Séc đã đưa ra một đề nghị với thủ tướng Scholz.

Hỏi: Thưa ngài Thủ tướng, Séc là một nước ủng hộ quan trọng đối với Ukraine, cả về quân sự. Các chuyến giao hàng tiếp theo đã được lên kế hoạch chưa? Continue reading “Thủ tướng Séc: Nếu không chặn Putin, Nga sẽ đưa quân đến tận biên giới Đức”

Ấn Độ: Đối tác thiếu chắc chắn của phương Tây

Nguồn: Treffen mit Olaf Scholz: Indien, der unsichere Partner, WELT, 03/05/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Lập trường trung lập của Ấn Độ đối với cuộc chiến ở Ukraine không chỉ khiến nước Đức lo lắng. Phương Tây lo ngại về một trục mới giữa Ấn Độ với Nga và Trung Quốc. Nhưng trò chơi này cũng không phải là không có rủi ro cho chính Ấn Độ.

Hôm thứ Hai, khi tiếp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ở Berlin, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói Ấn Độ là “đối tác trọng yếu của Đức về kinh tế, an ninh và chính sách khí hậu ở châu Á”. Khi Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov thăm Ấn Độ vào đầu tháng 4, không khí có vẻ hào hứng hơn nhiều. Continue reading “Ấn Độ: Đối tác thiếu chắc chắn của phương Tây”

17/04/1917: Trận Gaza thứ hai trong Thế chiến I bắt đầu

Nguồn: Second Battle of Gaza begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trong lúc cuộc tấn công lớn của phe Hiệp ước do Robert Nivelle lãnh đạo đang thất bại thảm hại ở Mặt trận phía Tây, các lực lượng Anh ở Palestine đã lần thứ hai nỗ lực chiếm thành phố Gaza từ tay quân đội Đế chế Ottoman.

Sau khi người Anh thất bại trong cuộc tấn công vào Gaza ngày 26/03/1917, Sir Archibald Murray, chỉ huy các lực lượng Anh trong khu vực, đã tuyên bố sai sự thật rằng trận chiến rõ ràng là một chiến thắng của phe Hiệp ước, nói rằng tổn thất của người Thổ thực chất cao gấp ba lần. Nhưng thật ra, tổn thất 2.400 người của Ottoman chắc chắn thấp hơn đáng kể so với tổng số thương vong 4.000 người của Anh. Chính hành động này khiến Bộ Chiến tranh ở London tin rằng quân đội của họ sắp sửa có bước đột phá đáng kể ở Palestine, và ra lệnh cho Murray ngay lập tức tiếp tục cuộc tấn công. Continue reading “17/04/1917: Trận Gaza thứ hai trong Thế chiến I bắt đầu”

Đại sứ Ukraine tại Đức: Putin nhìn thấu tâm can Thủ tướng Scholz!

Nguồn: Mein Präsident hat mit Scholz telefoniert – als ob man mit einer Wand gesprochen hätte“, WELT, 10/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Đại sứ Ukraine Andriy Melnyk nói, ông “bất chấp tất cả” nếu như ông có xúc phạm công chúng Đức qua những ứng xử của mình. Trong một cuộc phỏng vấn, ông đưa ra những nhận xét nặng nề đối với nước Đức và giải thích lý do tại sao Putin nhìn thấu tâm can ông thủ tướng của đất nước này.

Hỏi: Thưa ông Melnyk, với tư cách là đại sứ Ukraine, từ nhiều tuần nay ông đã phát đi thông điệp : “Chúng tôi cần sự giúp đỡ của các bạn!” Người Đức phản ứng như thế nào, đoàn kết, thờ ơ, hèn nhát?

Đáp: Điều này phụ thuộc vào người Đức nào mà người ta đối diện. Các phương tiện truyền thông, hầu hết đều đứng về phía chúng tôi, cũng như rất, rất nhiều người giúp đỡ chúng tôi. Chúng tôi xin cảm ơn các bạn ! Với giới chính trị thì có phần khó khăn hơn ít nhiều. Continue reading “Đại sứ Ukraine tại Đức: Putin nhìn thấu tâm can Thủ tướng Scholz!”

Cuộc chiến ở Ukraine sẽ thay đổi sâu sắc tình hình địa chính trị

Nguồn: The war in Ukraine is going to change geopolitics profoundlyThe Economist, 05/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Có nhiều điều quen thuộc, nhưng cũng có những điều chưa có tiền lệ.

Thứ Sáu ngày 25/02, một ngày sau khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu, Volodymyr Zelensky, Tổng thống Ukraine, tuyên bố, “Ngày hôm nay, chúng ta đơn độc bảo vệ đất nước mình.” Đó là “khởi đầu của cuộc chiến chống lại châu Âu.” Tuy nhiên, những người châu Âu duy nhất tiến ra chiến trường là người Ukraine.

Phần còn lại của châu Âu đã phải xấu hổ. Sau những ngày cuối tuần, kinh hoàng trước hành động xâm lược vô căn cứ của Putin, được truyền cảm hứng bởi lòng dũng cảm của những người lính Ukraine, được thúc đẩy bởi những người biểu tình trên đường phố, và cảm động trước những lời nói cũng như hành động của Zelensky, lục địa này đã có những bước đi mà chỉ vài ngày trước đó là không thể tưởng tượng được. Continue reading “Cuộc chiến ở Ukraine sẽ thay đổi sâu sắc tình hình địa chính trị”

Putin tình cờ mở đường cho một cuộc cách mạng ở Đức

Nguồn: Jeff Rathke, Putin Accidentally Started a Revolution in Germany, Foreign Policy, 27/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc xâm lược Ukraine đã vô tình làm đảo ngược đại chiến lược của Berlin.

Nền chính trị Đức thường được đặc trưng bởi sự liên tục thận trọng, khéo léo cân bằng, và chậm chạp trong thích ứng với những hoàn cảnh thay đổi. Nhưng nó vẫn có thể gây bất ngờ. Trong tuần qua, Thủ tướng Olaf Scholz và chính phủ của ông đã tiến hành một cuộc cách mạng trong chính sách đối ngoại của Đức: chỉ trong vài ngày, họ loại bỏ những giả định đã lỗi thời về giấc mơ hậu Chiến tranh Lạnh của Berlin, và đặt ra một lộ trình cho cuộc đối đầu với Nga, mà theo đó sẽ mang lại sự gia tăng đáng kể về nguồn lực, và giúp hiện đại hóa lực lượng vũ trang của nước này. Continue reading “Putin tình cờ mở đường cho một cuộc cách mạng ở Đức”

03/03/1945: Phần Lan tuyên chiến với Đức

Nguồn: Finland declares war on Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Phần Lan, dưới sức ép ngày càng tăng từ cả Mỹ và Liên Xô, cuối cùng đã chính thức tuyên chiến với Đức, một đối tác cũ của nước này.

Sau khi Đức xâm lược Ba Lan, vì muốn bảo vệ Leningrad khỏi sự xâm lấn của phương Tây, cũng như của đối tác đáng ngờ trong Hiệp ước Bất tương xâm là Đức, Liên Xô đã bắt đầu yêu cầu được trao quyền kiểm soát các khu vực tranh chấp khác nhau từ Phần Lan, bao gồm một phần Eo đất Karelia (vùng đất dẫn đến Leningrad). Phần Lan đã cố gắng chống lại sức ép của Liên Xô. Thủ tướng Liên Xô Joseph Stalin liền đáp lại bằng cách công bố “phụ chú” (small print) của Hiệp ước Bất tương xâm Molotov-Ribbentrop mà Liên Xô đã ký với Đức hồi tháng 8, theo đó cho phép Liên Xô tự do cai trị trong “phạm vi ảnh hưởng” của mình. Liên Xô xâm lược Phần Lan vào ngày 30/11/1939. (Stalin tuyên bố rằng lính Phần Lan đã nổ súng trước vào quân đội Liên Xô.) Continue reading “03/03/1945: Phần Lan tuyên chiến với Đức”

“Nước Đức là con ngựa thành Troy của Putin trong NATO”

Nguồn: Ukraine-Politik: “Deutschland ist das trojanische Pferd Putins in der Nato”, WELT, 25/01/2022.

Lược dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Các quan điểm của chính phủ liên bang Đức trong cuộc khủng hoảng Ukraine và việc duy trì dự án Nord Stream 2 đang khiến thế giới khó hiểu. Nhiều nước đối tác thậm chí bắt đầu nghi ngờ về lòng trung thành của Đức đối với liên minh NATO.

Trong bối cảnh tình hình biên giới với Ukraine đang căng thẳng và bất chấp sự chỉ trích của quốc tế, Đức vẫn kiên trì duy trì dự án đường ống khí đốt Nord Stream 2. Trong nhiều năm, Berlin đã từ chối cung cấp vũ khí cho Ukraine để tự vệ. Và mới đây, việc chỉ huy hải quân Đức Kay-Achim Schönbach tỏ ra thông cảm với hành động gây hấn của Nga đã khiến dư luận phẫn nộ. Mối quan hệ dao động với Moscow đang ngày càng khiến các đối tác của Đức lo lắng – điều không chỉ liên quan đến Ukraine đang bị đe dọa. Sau đây là một cái nhìn tổng quan: Continue reading ““Nước Đức là con ngựa thành Troy của Putin trong NATO””

04/01/1913: Chiến lược gia người Đức Alfred von Schlieffen qua đời

Nguồn: German military strategist Alfred von Schlieffen dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1913, Thống chế Alfred Graf von Schlieffen– người thiết kế chiến lược quân sự hiếu chiến mà quân Đức sẽ sớm sử dụng với một ít chỉnh sửa vào buổi đầu Thế chiến I – đã qua đời tại Berlin.

Là con trai của một vị tướng người Phổ, Schlieffen nhập ngũ năm 1854 và đã tham gia cả Chiến tranh Bảy tuần với Áo năm 1866 lẫn Chiến tranh Pháp-Phổ năm 1870-1871. Trong những thập niên tiếp theo, ông nhanh chóng thăng tiến và trở thành thành viên của Bộ Tổng tham mưu (Großer Generalstab), một đội ngũ ưu tú gồm khoảng 650 sĩ quan đóng vai trò tham mưu chiến lược cho quân đội Phổ. Ông trở thành người đứng đầu cơ quan này vào năm 1891. Continue reading “04/01/1913: Chiến lược gia người Đức Alfred von Schlieffen qua đời”

16/12/1944: Trận Bulge trong Thế chiến II

Nguồn: Battle of the Bulge begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, quân Đức đã mở cuộc tấn công lớn cuối cùng trong Thế chiến II, Chiến dịch Autumn Mist – hay còn gọi là cuộc Tấn công Ardennes hoặc Trận Bulge – một nỗ lực nhằm đẩy lui hàng ngũ Đồng Minh về phía tây, từ miền bắc nước Pháp đến tây bắc nước Bỉ. Sở dĩ có tên gọi này là vì quân Đức đã tạo ra một “chỗ phình” (bulge) xung quanh khu vực rừng Ardennes để tấn công tuyến phòng thủ của Mỹ. Đây cũng là trận đánh lớn nhất diễn ra ở mặt trận phía Tây.

Trong đợt tấn công đầu tiên, quân lực của Đức là 250.000 người, gồm 14 sư đoàn bộ binh được bảo vệ bởi 5 sư đoàn thiết giáp, chiến đấu chống lại chỉ 80.000 lính Mỹ. Trận đánh bắt đầu ngay từ sáng sớm, nhắm vào phần yếu nhất của phòng tuyến Đồng Minh – một đoạn rừng cây và đồi núi ít được bảo vệ dài 80 dặm (đơn giản thì quân Đồng Minh tin rằng Ardennes là nơi quá khó để vượt qua, và do đó, khó mà trở thành địa điểm cho một cuộc tấn công của người Đức). Đối đầu với lực lượng Mỹ mỏng manh và bị cô lập, cộng thêm việc sương mù dày đặc ngăn không cho phía Đồng Minh phát hiện bước tiến của Đức, quân Đức đã có thể đẩy lui kẻ thù. Continue reading “16/12/1944: Trận Bulge trong Thế chiến II”

17/10/1912: Chiến tranh Balkan lần thứ nhất bùng nổ

Nguồn: Serbia and Greece declare war on Ottoman Empire in First Balkan War, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1912, Serbia và Hy Lạp, theo bước Montenegro, đồng minh nhỏ hơn của họ ở khu vực Balkan hỗn loạn, đã tuyên chiến với Đế quốc Ottoman, chính thức bắt đầu Chiến tranh Balkan lần thứ nhất.

Bốn năm trước đó, một cuộc nổi dậy ở Macedonia, lúc đó thuộc Ottoman, được  dẫn đầu bởi một nhóm dân tộc chủ nghĩa gọi là Đảng Thanh niên Thổ Nhĩ Kỳ (Young Turks), đã làm lung lay quyền cai trị của triều đình Ottoman ở châu Âu. Áo-Hung đã nhanh chóng tận dụng điểm yếu này, cho sáp nhập hai tỉnh Balkan gồm Bosnia và Herzegovina, đồng thời thúc giục Bulgaria, cũng đang nằm dưới sự cai trị của Thổ Nhĩ Kỳ, tuyên bố độc lập. Continue reading “17/10/1912: Chiến tranh Balkan lần thứ nhất bùng nổ”

05/09/1972: Thảm sát tại Thế vận hội Munich

Nguồn: Massacre begins at Munich Olympics, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, trong Thế vận hội Mùa hè tại Munich, khi vừa rạng sáng, một nhóm khủng bố người Palestine đã xông vào căn hộ của các vận động viên Israel tại Làng Olympic, giết chết 2 người và bắt 9 người khác làm con tin. Những tên khủng bố này là thành viên của một tổ chức lấy tên Black September (Tháng Chín Đen). Để đổi lấy tự do cho các con tin, chúng yêu cầu Israel thả hơn 230 tù nhân người Ả Rập đang bị giam giữ trong nhà tù của nước này và hai kẻ khủng bố người Đức khác. Trong một vụ đấu súng diễn ra sau đó tại sân bay Munich, toàn bộ 9 con tin Israel đã bị sát hại cùng với 5 tên khủng bố và một cảnh sát Tây Đức. Thế vận hội đã tạm ngừng trong vòng 24 giờ để tổ chức lễ tưởng niệm cho các vận động viên thiệt mạng. Continue reading “05/09/1972: Thảm sát tại Thế vận hội Munich”

26/08/1914: Trận Tannenberg trong Thế chiến I

Nguồn: Battle of Tannenberg begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày 26/08/1914, trong những tuần mở đầu Thế chiến I, Tập đoàn quân số 8 của Đức, dưới sự chỉ huy của Paul von Hindenburg và Erich Ludendorff, đã giáng một đòn chí mạng vào Tập đoàn quân số 2 của Nga, khi ấy đang tiến công ở Đông Phổ theo sự hướng dẫn của tướng Aleksandr Samsonov.

Giữa tháng 8/1914, sớm hơn nhiều so với dự đoán, Nga đã đưa hai đạo quân của mình tiến vào Đông Phổ, trong khi người Đức, dựa theo chiến lược của mình, lại tập trung phần lớn lực lượng sang phía tây nhằm chống lại Pháp. Tập đoàn quân số 1 của Nga, dưới sự chỉ huy của tướng Pavel Rennenkampf, đã tiến đến phía đông bắc của Đông Phổ, trong khi Tập đoàn quân số 2 của Samsonov tiến về phía tây nam, dự kiến sẽ kết hợp với người của Rennenkampf, dùng thế gọng kìm đánh Tập đoàn quân số 8 của Đức, vốn áp đảo họ về quân số. Tuy nhiên, sau khi Nga giành chiến thắng trong trận Gumbinnen ngày 20/08, Rennenkampf đã tạm dừng để tập hợp lại lực lượng của mình. Continue reading “26/08/1914: Trận Tannenberg trong Thế chiến I”

08/08/1918: Trận Amiens trong Thế chiến I

Nguồn: Battle of Amiens, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, phe Hiệp Ước đã phát động một chiến dịch tấn công nhằm vào các vị trí của quân Đức ở Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I, mở đầu bằng trận đánh tấn công trừng phạt tại Amiens, trên bờ sông Somme, tây bắc nước Pháp.

Hứng chịu thương vong nặng nề sau cuộc tấn công đầy tham vọng vào mùa xuân năm 1918 của họ, phần lớn quân đội Đức khi ấy đã kiệt quệ, và tinh thần của họ lại càng sa sút giữa cảnh thiếu hụt nhu yếu phẩm và dịch cúm đang lan rộng. Vài chỉ huy người Đức tin rằng tình thế đang chuyển biến theo cách không thể đảo ngược, theo hướng có lợi cho kẻ thù. Tuy nhiên, Erich Ludendorff, Tổng Tư lệnh Đức, từ chối chấp nhận thực tế này và gạt bỏ mọi lời khuyên của các chỉ huy cấp cao về việc rút quân hoặc chuyển sang đàm phán. Continue reading “08/08/1918: Trận Amiens trong Thế chiến I”

01/08/1943: Mỹ không kích các nhà máy lọc dầu của phe Trục

Nguồn: Operation Tidal Wave: U.S. forces attempt risky air raid on Axis oil refineries, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, từ một căn cứ của quân Đồng minh ở Libya, 177 máy bay ném bom B-24 đã cất cánh hướng về thành phố chuyên sản xuất dầu mỏ Ploiești, Romania, nơi có biệt danh là “trạm xăng của Hitler” (Hitler’s gas station). Cuộc đột kích táo bạo này, với mật hiệu Tidal Wave, đã trở thành lý do giúp năm người đàn ông được trao tặng Huân chương Danh dự — ba trong số đó là được truy tặng. Tuy nhiên, nó đã không thành công trong việc giáng đòn chí mạng vào phe Trục.

Tidal Wave đã có khởi đầu đầy xui xẻo khi một máy bay ném bom quá tải bị rơi ngay khi vừa cất cánh, trong khi một chiếc máy bay khác lao xuống Biển Adriatic. 167 trong số 177 máy bay ném bom tham gia đợt tấn công đã đến được Ploiești, nơi có các mỏ dầu và nhà máy lọc dầu cung cấp hơn 8,5 triệu tấn dầu mỗi năm cho quân Đức. Continue reading “01/08/1943: Mỹ không kích các nhà máy lọc dầu của phe Trục”