04/11/2008: Obama trở thành Tổng thống gốc Phi đầu tiên của Mỹ

Nguồn: Barack Obama elected as America’s first black president, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2008, Thượng nghị sĩ Barack Obama của bang Illinois đã đánh bại Thượng nghị sĩ John McCain của bang Arizona để trở thành Tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ, và là người Mỹ gốc Phi đầu tiên được bầu vào Nhà Trắng. Ứng viên 47 tuổi của Đảng Dân chủ đã giành được 365 phiếu đại cử tri và gần 53% phiếu bầu phổ thông, trong khi đối thủ 72 tuổi từ Đảng Cộng hòa của ông giành được 173 phiếu đại cử tri và hơn 45% phiếu phổ thông. Phó Tổng thống trong liên minh tranh cử của Obama là Thượng nghị sĩ Joe Biden của bang Delaware, vị trí này trong liên danh của McCain là Thống đốc Sarah Palin của Alaska, thành viên nữ đầu tiên của Đảng Cộng hòa được đề cử làm Phó Tổng thống. Continue reading “04/11/2008: Obama trở thành Tổng thống gốc Phi đầu tiên của Mỹ”

03/11/1967: Trận Đăk Tô

Nguồn: Battle of Dak To begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, trong trận đánh được xem là một trong những lần giao tranh dữ dội nhất ở khu vực Tây Nguyên của Chiến tranh Việt Nam, hai phe đều đã hứng chịu thương vong nặng nề tại Đăk Tô, cách Sài Gòn khoảng 280 dặm về phía bắc, gần biên giới với Campuchia.

Lực lượng 1.000 lính Mỹ đóng tại khu vực này đã được tăng cường thêm 3.500 quân từ Sư đoàn 4 và Lữ đoàn Không vận 173. Họ phải chiến đấu với bốn trung đoàn lính cộng sản, với tổng số khoảng 6.000 người. Continue reading “03/11/1967: Trận Đăk Tô”

01/11/1914: Trận Coronel

Nguồn: The Battle of Coronel, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, với chiến thắng áp đảo trong Trận Coronel, hạm đội hải quân Đức dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Maximilian von Spee đã đánh chìm hai tàu tuần dương bọc thép của Anh neo trên bờ biển phía nam Chile.

Thế chiến I nổ ra tại châu Âu lục địa vào tháng 08/1914, và chỉ trong vòng vài tháng, chiến sự đã lan nhanh khắp các vùng biển toàn cầu tới tận Nam Mỹ. Từng đóng quân tại Tây Thái Bình Dương, gần Trung Quốc, Hải đội Đông Á nhỏ bé của Spee đã được lệnh di chuyển (mất hai tháng) tới Chile sau khi Nhật Bản tham gia vào Thế chiến ngày 22/08, bởi tính toán rằng lính Đức không thể đứng vững trước hải quân Nhật Bản trong khu vực. Nước Chile trung lập, với nhóm người nhập cư gốc Đức chiếm tỉ lệ đáng kể trong dân số, đồng thời là nguồn cung than, sẽ là căn cứ an toàn hơn để phát động các cuộc tấn công chống lại tàu thương mại của Anh. Continue reading “01/11/1914: Trận Coronel”

30/10/1918: Ottoman ký hòa ước với phe Hiệp Ước

Nguồn: Ottoman Empire signs treaty with Allies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, trên chiến hạm Anh Agamemnon thả neo tại cảng Mudros thuộc đảo Lemnos trên biển Aegean, đại diện của Vương quốc Anh và Đế chế Ottoman đã ký một hiệp ước đình chiến đánh dấu việc chấm dứt sự tham gia của Ottoman trong Thế chiến I.

Mặc dù Đế quốc Ottoman – trong giai đoạn đang tương đối suy giảm vị thế kể từ cuối thế kỷ 16 – thoạt đầu đã chọn vị trí trung lập trong Thế chiến I, họ sớm liên minh với Đức và tham chiến bên phía phe Liên minh Trung tâm vào tháng 10/1914. Người Thổ đã chiến đấu quyết liệt và bảo vệ thành công Bán đảo Gallipoli trước cuộc xâm lược khổng lồ của phe Hiệp Ước hồi năm 1915-1916, nhưng vào năm 1918, họ bị đánh bại bởi quân Anh và Nga. Đồng thời, tác động kết hợp từ một cuộc nổi loạn ở thế giới Ả Rập đã hủy diệt nền kinh tế Ottoman, đất đai bị tàn phá, sáu triệu người thiệt mạng và hàng triệu người khác bị chết đói. Continue reading “30/10/1918: Ottoman ký hòa ước với phe Hiệp Ước”

28/10/1962: Kết thúc Khủng hoảng Tên lửa Cuba

Nguồn: The Cuban Missile Crisis comes to an end, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Khủng hoảng Tên lửa Cuba đã bước đến hồi kết khi lãnh đạo Liên Xô, Nikita Khrushchev, đồng ý di dời dàn tên lửa của nước này khỏi Cuba để đổi lấy lời hứa rằng Mỹ tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Cuba. Sự kiện này đã chấm dứt gần hai tuần ngập tràn lo lắng và căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Liên Xô, trong đó hai nước đã đến rất gần bờ vực một cuộc xung đột hạt nhân.

Hậu quả của cuộc khủng hoảng này rất nhiều và rất đa dạng. Quan hệ giữa Cuba và Liên Xô đã rơi vào xáo động một thời gian sau khi Khrushchev cho loại bỏ tên lửa, nguyên nhân là bởi Fidel Castro cáo buộc Liên Xô đã quay sang ủng hộ người Mỹ mà bỏ rơi cách mạng Cuba. Continue reading “28/10/1962: Kết thúc Khủng hoảng Tên lửa Cuba”

27/10/1775: George III nói về quân Mỹ nổi dậy trước Nghị viện Anh

Nguồn: King George III speaks to Parliament of American rebellion, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1775, Vua George III đã đứng trước lưỡng viện của Nghị viện Anh để nói về mối lo ngại ngày càng tăng về một cuộc nổi dậy ở châu Mỹ, vốn được ông coi là một hành động phản bội chống lại chính Nhà vua và Vương quốc Anh. Ông bắt đầu bài phát biểu của mình bằng cách đọc Tuyên bố Nổi dậy (Proclamation of Rebellion) và kêu gọi Nghị viện nhanh chóng hành động để chấm dứt cuộc nổi dậy và đem trật tự trở lại các thuộc địa.

Nhà vua tin rằng “rất nhiều trong số những kẻ bất mãn này vẫn có thể giữ được lòng trung thành của mình, và có đủ khôn ngoan để nhận ra hậu quả khôn lường của hành động nổi dậy này, họ muốn chống lại nó, nhưng bạo lực dữ dội đã buộc họ phải tuân phục, cho đến khi một lực lượng đủ mạnh xuất hiện để hỗ trợ họ.” Với những lời này, Nhà vua đã thể hiện sự chấp thuận của mình để Nghị viện gửi quân đến tấn công chính các thần dân của ông, một khái niệm mà người dân thuộc địa tin rằng không thể. Continue reading “27/10/1775: George III nói về quân Mỹ nổi dậy trước Nghị viện Anh”

25/10/1973: Nixon phủ quyết Dự luật Quyền hạn Chiến tranh

Nguồn: Nixon vetoes War Powers Resolution, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, Tổng thống Nixon đã phủ quyết Dự luật kiểm soát Quyền hạn Chiến tranh (War Powers Resolution), trong đó đặt vấn đề hạn chế quyền cam kết lực lượng vũ trang ở nước ngoài của Tổng thống mà không cần sự chấp thuận của Quốc Hội.

Dự luật này, do Thượng nghị sĩ Jacob K. Javits của bang New York giới thiệu, yêu cầu Tổng thống báo cáo trước Quốc hội trong vòng 48 giờ sau khi cam kết đưa lực lượng vũ trang đến chiến đấu ở nước ngoài và đặt ra thời hạn mà quân Mỹ có thể ở đó mà không có sự chấp thuận của Quốc hội là 60 ngày. Dự luật là một nỗ lực của Quốc hội để tái kiểm soát quyền gây chiến. Còn Nixon thì tuyên bố rằng nó áp đặt “các hạn chế vi hiến và nguy hiểm” đối với thẩm quyền của Tổng thống. Tuy nhiên, vào ngày 07/11/1973, Quốc Hội vẫn thông qua dự luật, bất chấp sự phủ quyết của Nixon. Continue reading “25/10/1973: Nixon phủ quyết Dự luật Quyền hạn Chiến tranh”

23/10/42 TCN: Brutus tự sát

Nguồn: Brutus commits suicide, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 42 TCN, Marcus Junius Brutus, kẻ đứng sau âm mưu ám sát Julius Caesar, đã tự sát sau thất bại trong trận Philippi thứ hai.

Hai năm trước, Brutus đã cùng Gaius Cassius Longinus lập mưu chống lại nhà độc tài La Mã, Julius Caesar, với niềm tin rằng điều đó giúp phục hồi nền Cộng hòa La Mã. Tuy nhiên, vụ ám sát Caesar lại đẩy người La Mã vào một vòng nội chiến mới, khi lực lượng Cộng hòa của Brutus và Cassius lao vào tranh giành quyền lực tối cao với lực lượng của Octavian và Mark Antony. Continue reading “23/10/42 TCN: Brutus tự sát”

Bài học từ Thảm sát Huế

Nguồn: Olga Dror, “Learning From the Hue Massacre”, The New York Times, 20/02/2018.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Là một phần trong Chiến dịch Tết Mậu Thân (Tet offensive), Trận Huế bắt đầu bằng đợt tấn công của lực lượng cộng sản rạng sáng 30/01/1968. Cố đô khi ấy được bảo vệ bởi Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH), các đơn vị dân quân địa phương, cùng với Thủy quân Lục chiến và Không quân Hoa Kỳ. Trong khi đó, lực lượng nòng cốt của cộng sản ở Huế là quân đội Bắc Việt (Quân đội Nhân dân Việt Nam, QĐNDVN) với sự hỗ trợ của các đơn vị cộng sản miền Nam – Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, còn được gọi là Việt Cộng, cũng như những người cảm tình với cộng sản, nhiều người trong số họ là cựu thành viên của Phong trào Đấu tranh (Struggle Movement) do các nhà sư và sinh viên Phật giáo tổ chức tại Huế vào năm 1965, sau trở thành phong trào Phật giáo Nổi dậy (Buddhist Uprising) mà QLVNCH đàn áp vào năm 1966. Nhiều thành viên của phong trào này đã chạy trốn đến vùng núi và gia nhập phe cộng sản; đến Chiến dịch Tết Mậu Thân, họ trở về Huế trong hàng ngũ những người cộng sản. Continue reading “Bài học từ Thảm sát Huế”

21/10/1805: Trận Trafalgar

Nguồn: Battle of Trafalgar, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1805, trong trận Trafalgar diễn ra ngoài khơi bờ biển Tây Ban Nha, một trong những trận hải chiến mang tính quyết định nhất trong lịch sử, hạm đội Anh dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Horatio Nelson đã đánh bại hạm đội liên quân Pháp -Tây Ban Nha.

Trên biển, Nelson và Hải quân Hoàng gia Anh luôn cản trở Napoléon Bonaparte, người đã đưa Pháp đến đỉnh cao quyền lực tại lục địa châu Âu. Chiến thắng cuối cùng và vĩ đại nhất của Nelson chống lại người Pháp là Trận Trafalgar, bắt đầu ngay sau khi Nelson bắt gặp một lực lượng Pháp-Tây Ban Nha gồm 33 tàu. Trước khi đối đầu vào ngày 21/10, Nelson đã chia 27 tàu của mình thành hai sư đoàn và đưa ra thông điệp nổi tiếng từ Chiến hạm Victory: “Nước Anh hy vọng các anh sẽ làm tròn nhiệm vụ của mình.” Continue reading “21/10/1805: Trận Trafalgar”

20/10/1947: Quốc hội Mỹ điều tra Cộng sản tại Hollywood

Nguồn: Congress investigates Reds in Hollywood, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, Nỗi sợ Cộng sản (Red Scare) đã lên tới đỉnh điểm ở Washington, khi một Ủy ban Quốc hội bắt đầu điều tra ảnh hưởng của Cộng sản tại một trong những cộng đồng giàu có và hào nhoáng nhất thế giới: Hollywood.

Thế chiến II kết thúc và Chiến tranh Lạnh dần “nóng” lên giữa hai cường quốc thế giới – Hoa Kỳ và Liên Xô do Cộng sản kiểm soát. Tại Washington, các cơ quan giám sát bảo thủ đã tìm mọi cách để loại bỏ những người cộng sản trong chính phủ trước khi chuyển mục tiêu sang “bọn Cộng sản” trong ngành công nghiệp điện ảnh nổi tiếng. Continue reading “20/10/1947: Quốc hội Mỹ điều tra Cộng sản tại Hollywood”

18/10/1469: Ferdinand và Isabella kết hôn

Nguồn: Ferdinand and Isabella marry, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1469, Ferdinand xứ Aragon đã kết hôn với Isabella xứ Castile tại Valladolid, khởi đầu cho một triều đại sẽ thống nhất tất cả các tiểu quốc dưới quyền thống trị của Tây Ban Nha và đưa nước này trở thành cường quốc thế giới.

Ferdinand và Isabella đã sáp nhập một số tiểu quốc độc lập vào vương quốc Tây Ban Nha của họ. Năm 1478, hai người thành lập Tòa án Dị giáo Tây Ban Nha (Spanish Inquisition), một “công cụ” mạnh mẽ và tàn bạo nhằm đồng nhất hóa xã hội Tây Ban Nha. Năm 1492, Tây Ban Nha tái chiếm thành công Granada từ tay người Moor; sau đó, vua và hoàng hậu ra lệnh cho tất cả người Do Thái ở Tây Ban Nha phải cải đạo sang Công giáo hoặc sẽ bị trục xuất. Bốn năm sau, người Hồi giáo Tây Ban Nha cũng nhận được một mệnh lệnh tương tự. Continue reading “18/10/1469: Ferdinand và Isabella kết hôn”

16/10/1854: Oscar Wilde chào đời

Nguồn: Oscar Wilde’s birthday, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1854, Oscar Wilde đã được sinh ra tại Dublin, Ireland. Ông lớn lên ở Ireland, sau đó đến Anh để theo học tại Oxford, nơi ông tốt nghiệp loại xuất sắc năm 1878. Là một nhân vật xã hội nổi tiếng được biết đến với phong cách hóm hỉnh và màu mè, ông xuất bản tập thơ đầu tiên vào năm 1881. Ông cũng dành một năm giảng dạy về thơ ở đất Mỹ, nơi mà tủ quần áo ấn tượng và tình yêu thái quá với nghệ thuật khiến ông bị nhiều kẻ nhạo báng. Continue reading “16/10/1854: Oscar Wilde chào đời”

14/10/1944: “Cáo Sa mạc” tự sát

Nguồn: “The Desert Fox” commits suicide, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, vị tướng người Đức Erwin Rommel, biệt danh là “Cáo Sa mạc” (Desert Fox) được lệnh phải lựa chọn: hoặc bị xét xử trong một phiên tòa công khai vì tội phản quốc, với cáo buộc là đồng phạm trong âm mưu ám sát Adolf Hitler; hoặc phải uống cyanide. Ông đã chọn cách thứ hai.

Rommel sinh năm 1891 tại Wurttenberg, Đức, là con trai của một giáo viên. Dù gia đình không có truyền thống quân nhân, Đế chế Đức mới thống nhất đã biến một sự nghiệp quân sự thành lựa chọn hợp thời, và chàng Rommel trẻ tuổi đã trở thành một sĩ quan. Trong Thế chiến I, ông đã cho thấy mình là một nhà lãnh đạo bẩm sinh với lòng can đảm hiếm thấy, tham gia chiến đấu ở Pháp, Romania và Ý. Sau chiến tranh, ông theo đuổi sự nghiệp giảng dạy trong các học viện quân sự Đức, trở thành tác giả cuốn giáo trình, Infantry Attacks (Tấn công Bộ binh), được đánh giá cao. Continue reading “14/10/1944: “Cáo Sa mạc” tự sát”

13/10/1966: McNamara lạc quan về Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: McNamara claims that war is progressing satisfactorily, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, Bộ trưởng Quốc phòng Robert S. McNamara tuyên bố tại một cuộc họp báo ở Sài Gòn rằng ông nhận thấy các hoạt động quân sự đã “tiến triển rất khả quan kể từ năm 1965.”

McNamara đến Sài Gòn vào ngày 11/10 trong chuyến đi thực địa thứ tám của ông đến miền Nam Việt Nam. Ông đã thảo luận với Tướng William Westmoreland, Chỉ huy Quân sự Cấp cao của Mỹ; Đại sứ Henry Cabot Lodge; cùng nhiều nhà lãnh đạo quân sự khác; cũng như Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Continue reading “13/10/1966: McNamara lạc quan về Chiến tranh Việt Nam”

11/10/1986: Reagan và Gorbachev gặp nhau tại Reykjavik

Nguồn: Reagan and Gorbachev meet in Reykjavik, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1986, sau cuộc họp thượng đỉnh thành công hồi tháng 11/1985 tại Geneva, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã gặp nhau tại Reykjavik, Iceland, để tiếp tục thảo luận về việc kiểm soát kho vũ khí tên lửa tầm trung của họ ở châu Âu. Nhưng ngay khi sắp sửa đạt được thỏa thuận, đàm phán bất ngờ thất bại do những lời cáo buộc lẫn nhau, và quan hệ Mỹ-Xô đã lùi lại một bước lớn. Continue reading “11/10/1986: Reagan và Gorbachev gặp nhau tại Reykjavik”

09/10/1970: Cộng hòa Khmer tuyên bố thành lập

Nguồn: Khmer Republic proclaimed in Cambodia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, Cộng hòa Khmer được tuyên bố thành lập ở Campuchia. Vào tháng 03, một cuộc đảo chính do Tướng Lon Nol dẫn dắt đã lật đổ chính phủ Hoàng thân Norodom Sihanouk ở Phnom Penh.

Trong giai đoạn 1970 – 1975, Lon Nol và quân đội của mình, Lực lượng Vũ trang Quốc gia Khmer (Forces Armees Nationale Khmer, FANK), với sự giúp đỡ và viện trợ quân sự của Mỹ, đã chiến đấu với phe Khmer Đỏ Cộng sản để giành quyền kiểm soát Campuchia. Continue reading “09/10/1970: Cộng hòa Khmer tuyên bố thành lập”

07/10/1940: Quân Đức tiến vào Romania

Nguồn: German troops enter Romania, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Hitler đã cho quân chiếm đóng Romania như là một phần trong chiến lược nhằm tạo ra một mặt trận phía Đông không bị gián đoạn để đe doạ Liên Xô.

Ngay từ năm 1937, Romania đã nằm dưới quyền kiểm soát của một chính phủ phát xít giống như chính phủ Đức, cũng tuân theo các luật bài Do Thái tương tự. Nhà vua Romania, Carol II, đã giải thể chính phủ một năm sau đó vì nền kinh tế thất bại, đồng thời bổ nhiệm Thượng phụ Chính thống giáo Romania làm Thủ tướng. Nhưng cái chết của Thượng phụ và cuộc nổi dậy của nông dân đã kích động bạo lực mới gây ra bởi lực lượng Cảnh vệ Sắt (Iron Guard) – những người đang mong muốn lên nắm quyền. Continue reading “07/10/1940: Quân Đức tiến vào Romania”

07/10/1969: Tiến bộ trong nỗ lực ‘Việt Nam hóa chiến tranh’

Nguồn: Wheeler announces progress in the Vietnamization effort, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, khi chuẩn bị khởi hành rời khỏi Sài Gòn sau chuyến đi bốn ngày nhằm điều tra tình hình miền Nam Việt Nam, Tướng Earle Wheeler (trong hình), Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ (Joint Chiefs of Staff), báo cáo rằng “tiến trình Việt Nam hóa đang dần dần thành công một cách ổn định và thực tế,” nhưng lực lượng Mỹ vẫn sẽ phải tiếp tục hỗ trợ quân đội miền Nam “thêm một thời gian nữa.” Continue reading “07/10/1969: Tiến bộ trong nỗ lực ‘Việt Nam hóa chiến tranh’”

06/10/1908: Áo-Hung sáp nhập Bosnia và Herzegovina

Nguồn: Austria-Hungary annexes Bosnia-Herzegovina, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1908, Đế quốc Áo-Hung đã tuyên bố sáp nhập Bosnia và Herzegovina, hai tỉnh ở vùng Balkan của châu Âu, trước đây nằm dưới sự kiểm soát của Đế chế Ottoman.

Mặc dù Bosnia và Herzegovina vẫn dưới quyền kiểm soát của Sultan Ottoman vào năm 1908, Áo-Hung thực chất đã quản lý các tỉnh này kể từ Hội nghị Berlin (Congress of Berlin, 1878), khi các cường quốc châu Âu trao cho Áo – Hung quyền chiếm hai tỉnh dù về mặt pháp lý chúng vẫn thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Continue reading “06/10/1908: Áo-Hung sáp nhập Bosnia và Herzegovina”