19/02/1473: Copernicus ra đời

Nguồn: Copernicus born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1473, Nicolaus Copernicus ra đời tại Torun, một thành phố ở phía bắc miền trung Ba Lan trên sông Vistula. Được xem là cha đẻ của thiên văn học hiện đại, ông là nhà khoa học châu Âu hiện đại đầu tiên đề xuất rằng Trái Đất và các hành tinh khác xoay quanh Mặt Trời.

Copernicus sinh ra trong một gia đình thương gia khá giả, sau khi cha ông qua đời, người chú – sau này trở thành một giám mục – đã lãnh trách nhiệm nuôi nấng cậu bé. Copernicus nhận được nền giáo dục tốt nhất thời bấy giờ và được chuẩn bị sẵn cho sự nghiệp về giáo luật. Tại Đại học Krakow, ông theo học giáo dục đại cương (liberal arts), gồm các ngành thiên văn học và chiêm tinh học, và sau đó, giống như nhiều người Ba Lan thuộc tầng lớp xã hội của mình, Copernicus được gửi đến Ý để nghiên cứu y học và luật. Continue reading “19/02/1473: Copernicus ra đời”

17/02/1904: Ra mắt vở “Madame Butterfly”

Nguồn: Madame Butterfly premieres, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1904, vở opera Madame Butterfly (Quý bà Bươm bướm) của Giacomo Puccini đã được ra mắt tại nhà hát La Scala ở Milan, Ý.

Chàng Puccini trẻ tuổi đã quyết định dành cả cuộc đời mình cho opera sau khi xem vở Aida của Giuseppe Verdi vào năm 1876. Sau này, ông trở thành tác giả của nhiều vở opera được yêu thích nhất mọi thời đại: La Boheme (1896), Tosca (1900), Madame Butterfly (1904) và Turandot (vẫn còn dang dở khi ông qua đời vào năm 1906). Tuy nhiên, không có vở kịch nào trong số này nhanh chóng thành công ngay lần đầu ra mắt. La Boheme, tác phẩm kinh điển về một nhóm các nghệ sĩ nghèo sống trong một căn gác xép ở Paris, thì nhận được đánh giá trái ngược nhau, trong khi Tosca bị các nhà phê bình đánh giá thấp. Continue reading “17/02/1904: Ra mắt vở “Madame Butterfly””

16/02/1968: Làn sóng tị nạn bùng nổ sau Tết Mậu Thân

Nguồn: Tet Offensive results in many new refugees, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, các quan chức Mỹ công bố báo cáo rằng, ngoài 800.000 người được liệt kê vào diện tị nạn trước ngày 30/01, giao tranh trong Tết Mậu Thân đã khiến thêm 350.000 người phải đi tị nạn.

Cuộc tấn công của lực lượng Cộng sản, được gọi là chiến dịch Tết Mậu Thân, bắt đầu vào rạng sáng ngày 31/01, ngày đầu tiên của kỳ nghỉ Tết. Lực lượng Việt Cộng, với sự hỗ trợ của một số lượng lớn quân đội Bắc Việt, đã tiến hành cuộc tấn công lớn nhất và có phối hợp tốt nhất trong chiến tranh, thọc sâu vào trung tâm của bảy thành phố lớn nhất miền Nam và tấn công 30 tỉnh lị, từ Đồng bằng sông Cửu Long đến khu vực phi quân sự (DMZ). Continue reading “16/02/1968: Làn sóng tị nạn bùng nổ sau Tết Mậu Thân”

14/02/1919: Trình dự thảo Hiệp ước thành lập Hội Quốc Liên

Nguồn: Wilson presents draft covenant for League of Nations, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, trong một phiên họp toàn thể của hội nghị hòa bình Versailles, Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson đã trình bày dự thảo Hiệp ước thành lập Hội Quốc Liên do một uỷ ban liên hiệp được thành lập hai tuần trước đó chuẩn bị.

Ủy ban được thành lập vào ngày 25/01 và có cuộc họp đầu tiên vào ngày 04/02, đã làm được điều bất khả thi khi đặt ra các nguyên lý cụ thể cho tầm nhìn đầy tham vọng nhưng rất đỗi mơ hồ của Wilson về một tổ chức quốc tế nhằm giải quyết xung đột trong tương lai giữa các quốc gia và giữ gìn hòa bình thế giới. Ngay từ đầu, ủy ban này đã bao gồm hai đại diện của mỗi quốc gia thuộc Nhóm Năm Siêu Cường (Big Five, gồm Anh, Pháp, Ý, Nhật và Mỹ); sau đó bổ sung thêm chín đại diện từ các nước khác có mặt tại hội nghị hòa bình. Continue reading “14/02/1919: Trình dự thảo Hiệp ước thành lập Hội Quốc Liên”

12/02/1941: Tướng Rommel đến châu Phi

Nguồn: Rommel in Africa, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Tướng Erwin Rommel của Đức đến Tripoli, Libya, với Quân đoàn Afrika mới thành lập, để chi viện cho lực lượng của Ý đang bị bao vây tại đây.

Tháng 01/1941, Adolf Hitler đã thành lập Quân đoàn Afrika với mục đích rõ ràng là giúp đồng minh phe Trục của mình là Ý duy trì lợi ích lãnh thổ ở Bắc Phi. Quốc trưởng tuyên bố rằng “Vì lý do chiến lược, chính trị và tâm lý, Đức phải hỗ trợ Ý ở Châu Phi.” Anh đã giáng những đòn chí mạng lên quân Ý; chỉ trong ba tháng, họ đã đẩy lùi người Ý ra khỏi Ai Cập, đồng thời làm bị thương hoặc giết chết 20.000 lính và bắt giữ 130.000 người khác làm tù binh. Continue reading “12/02/1941: Tướng Rommel đến châu Phi”

Những bóng ma Hàn Quốc ở Việt Nam

Nguồn: Heonik Kwon, “Vietnam’s South Korean Ghosts”, The New York Times, 10/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cư dân làng Hà My, một ngôi làng ở miền trung Việt Nam, có thể kể cho bạn nghe nhiều câu chuyện sống động về những con ma thời chiến tranh của mình – “những người hàng xóm vô hình,” theo lời một vị đạo sĩ địa phương. Những con ma ấy rất đa dạng: có thể là bóng ma một bà mẹ trẻ có hai con nhỏ đã trở nên quen thuộc với dân làng Hà Gia, một ngôi làng bên cạnh Hà Mỹ, hay là con ma “cắm đầu xuống đất” thường xuất hiện và di chuyển bằng đầu của nó, mà người dân địa phương lý giải là do xác được chôn một cách bất thường.

Nhiều con ma ngoại quốc cũng trú ngụ quanh làng Hà My, bao gồm hai con ma lính Mỹ cực kỳ nhút nhát và lúc nào cũng đói khát. Và đặc biệt là sự xuất hiện một bóng ma đàn ông châu Á không-phải-người-Việt Nam mặc đồng phục chiến đấu của Mỹ. Dân địa phương suy đoán rằng đây là linh hồn của một người lính Hàn Quốc bị giết gần miệng hố bom, mà nay người ta dùng làm ao cá. Continue reading “Những bóng ma Hàn Quốc ở Việt Nam”

10/02/1763: Chiến tranh Bảy năm kết thúc

Nguồn: The French and Indian War ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1763, Chiến tranh Bảy năm, cuộc xung đột toàn cầu mà người Mỹ gọi là Chiến tranh với Pháp và người Da đỏ, kết thúc bằng việc ký kết Hiệp ước Paris giữa Pháp, Anh và Tây Ban Nha.

Đầu những năm 1750, việc Pháp bành trướng sang thung lũng sông Ohio đã liên tục khiến nước này rơi vào xung đột vũ trang với các thuộc địa của Anh. Năm 1756, Anh chính thức tuyên chiến. Continue reading “10/02/1763: Chiến tranh Bảy năm kết thúc”

09/02/1942: Mỹ thay đổi thời gian ban ngày

Nguồn: Daylight saving time instituted, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Quốc Hội Mỹ đã quyết định tăng thêm thời gian chuẩn ban ngày thêm một giờ cho mỗi múi giờ, thực hiện thời gian tiết kiệm nhờ ánh sáng ban ngày (daylight saving time) – mà khi ấy còn gọi là “thời gian chiến tranh.”

Thời gian tiết kiệm nhờ ánh sáng ban ngày, được đề xuất bởi Tổng thống Roosevelt, được áp dụng nhằm tiết kiệm nhiên liệu và có nguồn gốc từ Thế chiến I, khi Quốc Hội Mỹ, đi theo mô hình ở châu Âu, đặt ra một mốc thời gian chuẩn nhằm cho phép nước này sử dụng tốt hơn các nguồn tài nguyên. Continue reading “09/02/1942: Mỹ thay đổi thời gian ban ngày”

07/02/1915: Trận chiến Mùa đông ở Hồ Masurian

Nguồn: Winter Battle of the Masurian Lakes begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, giữa cơn bão tuyết dày đặc, Tướng Fritz von Below và Tập đoàn quân số 8 của Đức đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ vào tiền tuyến của Nga ở phía bắc Hồ Masurian ở Mặt trận phía Đông, bắt đầu Trận chiến Mùa đông ở Hồ Masurian (còn gọi là Trận Hồ Masurian lần II).

Trước đó ở khu vực Hồ Masurian, gần các làng Frogenau và Tannenberg tại Đông Phổ, một trận chiến đã diễn ra vào tháng 9/1914 và kết thúc với thất bại thứ hai của người Nga trước quân Đức dưới quyền Erich Ludendorff (thất bại đầu tiên là ở Tannenberg trong tháng trước). Trận chiến thứ hai này đánh dấu khởi đầu của chiến lược xâm lăng nhắm vào quân Nga do Tổng Tư lệnh Paul von Hindenburg đề xuất, người đã lý luận rằng nếu Liên minh Trung tâm có thể liên tục giành chiến thắng trong chuỗi các trận chiến quan trọng ở Mặt trận phía Đông, thì họ có thể loại Nga ra khỏi cuộc chiến và tập trung vào thách thức thực sự: đối đầu với Anh và Pháp ở phía Tây. Continue reading “07/02/1915: Trận chiến Mùa đông ở Hồ Masurian”

05/02/1941: Hitler yêu cầu Mussolini tăng cường chiến đấu

Nguồn: Hitler to Mussolini: Fight harder!, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Adolf Hitler đã nổi giận với đồng minh phe Trục của mình, Benito Mussolini, vì đã rút lui trước quân Anh ở Libya. Hitler yêu cầu Mussolini buộc lực lượng của mình phải ở lại chiến đấu.

Từ năm 1912, Ý đến chiếm đóng Libya hoàn toàn vì động cơ “mở rộng” kinh tế. Năm 1935, Mussolini bắt đầu gửi hàng chục ngàn người Ý đến Libya, chủ yếu là nông dân và những người lao động nông thôn khác, một phần để giải quyết vấn đề dân số ở nước này. Vì vậy, vào thời điểm Thế chiến II bùng nổ, người Ý đã hiện diện sẵn ở Bắc Phi và Mussolini bắt đầu mơ mộng về chuyện mở rộng lãnh thổ, để mắt đến vùng lãnh thổ mà “Đế quốc La Mã” cũ đã từng chinh phục. Continue reading “05/02/1941: Hitler yêu cầu Mussolini tăng cường chiến đấu”

03/02/1955: Ngô Đình Diệm phát động cải cách nông nghiệp

Nguồn: Diem institutes limited agrarian reforms, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1955, sau nhiều tháng bị các cố vấn Hoa Kỳ thúc giục, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm đã giới thiệu biện pháp đầu tiên trong loạt các biện pháp cải cách nông nghiệp của mình – một nghị định điều chỉnh mức địa tô nông nghiệp.

Các quan chức Mỹ ban đầu đã mạnh mẽ thúc giục Diệm thực hiện cải cách để giành được sự ủng hộ của toàn dân, nhưng sau đó lại phê phán rằng chương trình cải cách ruộng đất của ông bắt đầu quá muộn, tiến triển quá chậm và chưa bao giờ đạt được mục tiêu cần thiết. Những gì nông dân miền Nam Việt Nam mong muốn là tái phân phối đất từ tay địa chủ về cho những người nông dân thực sự làm ruộng, nhưng chương trình trả lại đất canh tác của Diệm chỉ được thực hiện một cách nửa vời và không đáp ứng được nhu cầu ruộng đất ngày càng tăng của nông dân miền Nam. Continue reading “03/02/1955: Ngô Đình Diệm phát động cải cách nông nghiệp”

02/02/1971: Idi Amin lên nắm quyền ở Uganda

Nguồn: Idi Amin takes power in Uganda, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1971, một tuần sau khi lật đổ chế độ của Milton Obote, Thiếu tướng Idi Amin tự xưng Tổng thống kiêm Tổng tư lệnh Quân đội Uganda. Amin, người đứng đầu quân đội và không quân Uganda từ năm 1966, lên nắm quyền khi Obote chạy khỏi đất nước.

Sau khi lên nắm quyền, Amin sớm thể hiện là một người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan và là một tên bạo chúa. Năm 1972, ông đã tiến hành một chương trình diệt chủng để thanh trừng tộc người Lango và Acholi của Uganda. Cuối năm đó, ông ra lệnh buộc tất cả các nhóm người gốc Á rời khỏi đất nước, khoảng 60.000 người Ấn Độ và Pakistan đã chạy trốn, đẩy kinh tế Uganda đến bờ vực sụp đổ. Continue reading “02/02/1971: Idi Amin lên nắm quyền ở Uganda”

31/01/1950: Truman tuyên bố phát triển bom H

Nguồn: Truman announces development of H-bomb, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, Tổng thống Harry S. Truman công bố quyết định hỗ trợ phát triển bom hydro, vũ khí được cho là mạnh hơn hàng trăm lần so với những quả bom nguyên tử từng được thả xuống Nhật Bản trong Thế chiến II.

Năm tháng trước đó, Mỹ đã mất đi lợi thế hạt nhân khi Liên Xô kích nổ thành công một quả bom nguyên tử tại địa điểm thử nghiệm của họ ở Kazakhstan. Vài tuần sau đó, tình báo Anh và Mỹ đã đi đến kết luận đáng kinh ngạc rằng Klaus Fuchs, người Đức, một nhà khoa học hàng đầu trong chương trình hạt nhân của Mỹ, là gián điệp của Liên Xô. Hai sự kiện này, cùng với thực tế rằng Liên Xô giờ đã biết mọi thứ mà người Mỹ biết về cách chế tạo bom hydro đã khiến Truman chấp nhận tài trợ cho chạy đua phát triển “siêu bom” đầu tiên trên thế giới. Continue reading “31/01/1950: Truman tuyên bố phát triển bom H”

29/01/1942: Iran ký Hiệp ước Liên minh với Anh và Liên Xô

Nguồn: Iran signs Treaty of Alliance with Great Britain and USSR, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Anh và Liên Xô đã ký một thỏa thuận đảm bảo an toàn cho Iran và tạo ra một “hành lang Ba Tư” (Persian corridor) cho quân Đồng minh, một tuyến đường tiếp tế từ phương Tây đến Nga.

Đầu chiến tranh, Iran đã hợp tác với Đức bằng cách xuất khẩu ngũ cốc sang phe Trục để đổi lấy kỹ thuật viên. Nhưng phe Đồng minh coi Iran là một mỏ dầu giá trị và có vị trí thuận tiện để trở thành một tuyến đường vận chuyển quân trang của phương Tây sang phía đông cho Liên Xô. Ngày 25/08/1941, hai cường quốc phe Đồng minh đã xâm chiếm Iran (mà Thủ tướng Winston Churchill thích gọi là “Ba Tư” để không có sự nhầm lẫn giữa Iran và Iraq), Liên Xô từ phía Bắc và Anh từ miền Nam. Trong bốn ngày, quân Đồng minh đã kiểm soát được Iran trên thực tế. Continue reading “29/01/1942: Iran ký Hiệp ước Liên minh với Anh và Liên Xô”

27/01/1991: Nhà độc tài chạy trốn khỏi Somalia

Nguồn: Somali dictator flees, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, Muhammad Siyad Barre, lãnh đạo độc tài của Cộng hòa Dân chủ Somalia từ năm 1969, đã chạy trốn khỏi Mogadishu khi phiến quân tiến vào cung điện của ông và chiếm thủ đô Somalia.

Năm 1969, Tổng thống Somalia Abdirashid Ali Shermarke bị ám sát, và vài ngày sau, Thiếu tướng Barre lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính quân sự. Chính phủ Barre ngày càng thắt chặt quan hệ với Liên Xô và các quốc gia khác thuộc khối Xô Viết trong thập niên 1970, nhưng sau đó, vào năm 1978, họ đánh mất sự hỗ trợ của Liên Xô khi xâm chiếm Ethiopia để giành lại lãnh thổ Somalia trước thời thuộc địa. Cuộc tấn công đã bị đẩy lùi trong vòng một năm, nhưng chiến tranh du kích vẫn tiếp tục trong thập niên 1980, nhờ những hỗ trợ mà Mỹ dành cho Somalia. Hàng trăm ngàn người tị nạn chạy trốn đến Somalia để thoát khỏi cuộc xung đột, và vào cuối những năm 1980, suy thoái kinh tế đã góp phần vào sự bùng nổ nội chiến ở Somalia. Continue reading “27/01/1991: Nhà độc tài chạy trốn khỏi Somalia”

26/01/2005: Bush bổ nhiệm Rice làm Ngoại trưởng

Nguồn: Bush appoints Rice as secretary of state, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2005, Tổng thống George W. Bush đã bổ nhiệm Condoleezza Rice vào vị trí Ngoại trưởng Mỹ, đưa bà trở thành phụ nữ gốc Phi có chức vụ cao nhất từng phục vụ trong nội các Tổng thống.

Xuất thân từ vùng Birmingham, Alabama, Tiến sĩ Rice sở hữu tấm bằng sau đại học chuyên ngành khoa học chính trị và quan hệ quốc tế từ các trường danh tiếng, từng giữ chức hiệu trưởng tại một trường thuộc Đại học Stanford. Tại Stanford, bà nổi danh là một chuyên gia về Liên Xô, thu hút sự chú ý của chính quyền Reagan. Năm 1986, theo lệnh của Reagan, bà Rice phục vụ trong Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, và sau đó làm trợ lý đặc biệt cho Tham mưu trưởng liên quân từ năm 1989 đến năm 1991. Continue reading “26/01/2005: Bush bổ nhiệm Rice làm Ngoại trưởng”

24/01/1943: Von Paulus xin Hitler được đầu hàng

Nguồn: Von Paulus to Hitler: Let us surrender!, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Tướng Friedrich von Paulus, Tổng tư lệnh Tập đoàn quân số 6 của Đức tại Stalingrad, khẩn thiết xin phép Adolf Hitler cho mình được đầu hàng, nhưng Hitler từ chối.

Trận Stalingrad bắt đầu vào mùa hè năm 1942 khi quân Đức tấn công thành phố này, một trung tâm công nghiệp lớn và có vị trí chiến lược được đánh giá cao. Nhưng bất chấp những nỗ lực của họ, dù thậm chí đã đẩy được Liên Xô đến gần sông Volga vào giữa tháng 10 và bao vây Stalingrad, Tập đoàn quân số 6 dưới quyền Paulus, với sự hỗ trợ một phần từ Tập đoàn quân Thiết giáp số 4, vẫn không thể vượt qua được hàng phòng thủ kiên cố của Tập đoàn quân số 62 của Liên Xô. Continue reading “24/01/1943: Von Paulus xin Hitler được đầu hàng”

22/01/1905: Thảm sát ngày Chủ nhật đẫm máu ở Nga

Nguồn: Bloody Sunday Massacre in Russia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1905, trong tình cảnh bại trận trước Nhật Bản ở Viễn Đông, nước Nga Sa hoàng bị tàn phá khi bất mãn nội bộ cuối cùng cũng bùng phát thành bạo lực ở St. Petersburg trong sự kiện gọi là Thảm sát Chủ nhật Đẫm máu (Bloody Sunday Massacre).

Dưới thời Sa hoàng Nicholas II của nhà Romanov lên ngôi năm 1894, nước Nga đã trở nên tham nhũng và áp bức hơn bao giờ hết. Lo sợ rằng ông sẽ không có người nối dõi – bởi vì con trai duy nhất của ông, Alexis, mắc chứng bệnh máu không đông – Nicholas dần bị thao túng bởi những kẻ kỳ dị như Grigory Rasputin, người được gọi là pháp sư điên. Tham vọng đế quốc của Nga ở Mãn Châu vào đầu thế kỷ đã dẫn đến Chiến tranh Nga-Nhật kể từ tháng 2/1904. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo cách mạng, đáng chú ý nhất là Vladimir Lenin, người đã bị lưu đày, đang tập hợp lực lượng xã hội chủ nghĩa nổi dậy nhằm lật đổ Sa hoàng. Continue reading “22/01/1905: Thảm sát ngày Chủ nhật đẫm máu ở Nga”

20/01/1996: Arafat trở thành lãnh đạo Palestine

Nguồn: Arafat elected leader of Palestine, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1996, Yasser Arafat được bầu làm chủ tịch Hội đồng Quốc gia Palestine (Palestinian National Council) với 88,1% phiếu bầu phổ thông, trở thành nhà lãnh đạo dân cử đầu tiên trong lịch sử Palestine.

Ban đầu, Arafat, nhà sáng lập Tổ chức Giải phóng Palestine (Palestine Liberation Organization – PLO), lựa chọn sử dụng chiến tranh du kích và khủng bố nhắm vào Israel trong cuộc đấu tranh cho một nhà nước Palestine độc lập. Tuy nhiên, vào cuối những năm 1980, ông làm choáng váng cả Israel và thế giới khi chuyển hướng sang các giải pháp ngoại giao trong hành trình tìm kiếm quê hương cho người Palestine. Arafat đã thuyết phục PLO chính thức thừa nhận quyền của Israel được cùng tồn tại với nhà nước độc lập Palestine, và năm 1993, ông đã ký Tuyên bố Nguyên tắc Israel và Palestine (Israel-Palestinian Declaration of Principles) lịch sử với Thủ tướng Israel, Yitzhak Rabin. Continue reading “20/01/1996: Arafat trở thành lãnh đạo Palestine”

19/01/1961: Eisenhower cảnh báo Tổng thống kế nhiệm về Lào

Nguồn: Eisenhower cautions successor about Laos, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, Tổng thống sắp mãn nhiệm Dwight D. Eisenhower đã cảnh báo người kế nhiệm mình – Tổng thống John F. Kennedy – rằng Lào là “chìa khóa cho toàn bộ khu vực Đông Nam Á,” và thậm chí có thể cần đến sự can thiệp trực tiếp của lực lượng tác chiến Hoa Kỳ.

Lo sợ việc Lào sụp đổ dưới tay lực lượng cộng sản Pathet Lào có thể gây ra hiệu ứng domino ở Đông Nam Á, Kennedy đã gửi một lực lượng đặc nhiệm đến Vịnh Thái Lan vào tháng 04/1961. Tuy nhiên, ông quyết định không để quân Mỹ can thiệp vào Lào và vào tháng 06/1961, ông đã cử đại diện đến Geneva nhằm cố gắng tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng. Continue reading “19/01/1961: Eisenhower cảnh báo Tổng thống kế nhiệm về Lào”