07/09/1776: Vụ tấn công bằng tàu ngầm đầu tiên trong lịch sử

Nguồn: World’s first submarine attack, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ, tàu lặn Turtle của Mỹ đã cố gắng gắn một quả bom hẹn giờ vào thân tàu của Đô đốc người Anh Richard Howe, soái hạm Eagle, đang đậu ở cảng New York. Đó là lần đầu tiên tàu ngầm được sử dụng trong chiến tranh.

Tàu ngầm được chế tạo lần đầu tiên bởi nhà phát minh người Hà Lan Cornelius van Drebel vào đầu thế kỷ 17, nhưng phải đến 150 năm sau, chúng mới được sử dụng lần đầu tiên trong chiến tranh hải quân. David Bushnell, một nhà phát minh người Mỹ, đã bắt đầu chế tạo mìn đặt dưới nước khi còn là sinh viên tại Đại học Yale. Cho rằng tàu ngầm sẽ là phương tiện tốt nhất để chuyên chở vũ khí của mình trong chiến tranh, ông đã chế tạo một chiếc tàu lặn bằng gỗ dài 2,43m – đặt tên là Turtle (Rùa) theo hình dạng của nó. Đủ lớn để chứa một người điều khiển, con tàu hoàn toàn chạy bằng tay, sử dụng chấn lưu bằng chì để giữ cân bằng. Continue reading “07/09/1776: Vụ tấn công bằng tàu ngầm đầu tiên trong lịch sử”

05/09/1958: “Dr. Zhivago” của Pasternak xuất bản ở Mỹ

Nguồn: Pasternak’s Dr. Zhivago appears in the United States, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1958, tiểu thuyết lãng mạn của tác giả Boris Pasternak, Dr. Zhivago, đã chính thức được xuất bản tại Mỹ. Dù bị cấm ở Liên Xô nhưng cuốn sách vẫn giành được giải thưởng Nobel Văn chương năm 1958.

Pasternak sinh ra ở Nga vào năm 1890, bước sang thời kỳ Cách mạng Nga, ông trở thành một nhà thơ tiên phong nổi tiếng. Tuy nhiên, tác phẩm của ông đã không được ủng hộ trong thập niên 1920 và 1930 khi chế độ cộng sản của Joseph Stalin áp đặt kiểm duyệt chặt chẽ đối với nghệ thuật và văn học Liên Xô. Trong thời gian này, Pasternak kiếm sống bằng nghề dịch giả. Năm 1956, ông hoàn thành cuốn sách sẽ giúp mình nổi tiếng toàn thế giới. Continue reading “05/09/1958: “Dr. Zhivago” của Pasternak xuất bản ở Mỹ”

03/09/1783: Ký Hiệp ước Paris, chấm dứt Cách mạng Mỹ

Nguồn: Treaty of Paris signed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1783, Cách mạng Mỹ chính thức chấm dứt khi đại diện các nước Mỹ, Anh, Tây Ban Nha và Pháp cùng nhau ký kết Hiệp ước Paris. Hành động này cũng biểu thị vị thế quốc gia tự do của Mỹ, khi Anh chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa cũ của mình và biên giới của nước cộng hòa mới cũng được thống nhất: từ Florida kéo dài đến Ngũ Hồ ở phía bắc, và từ bờ biển Đại Tây Dương đến sông Mississippi ở phía tây. Continue reading “03/09/1783: Ký Hiệp ước Paris, chấm dứt Cách mạng Mỹ”

01/09/1966: De Gaulle kêu gọi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam

Nguồn: De Gaulle urges the United States to get out of Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, trong bài phát biểu trước 100.000 người ở Phnom Penh, Campuchia, Tổng thống Charles de Gaulle của Pháp đã công khai tố cáo chính sách của Mỹ tại Việt Nam và kêu gọi chính phủ nước này rút quân khỏi Đông Nam Á. Continue reading “01/09/1966: De Gaulle kêu gọi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam”

31/08/1888: Nạn nhân đầu tiên của Jack Đồ tể

Nguồn: Jack the Ripper’s first victim murdered, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1888, cô gái bán hoa Mary Ann Nichols, nạn nhân đầu tiên của kẻ giết người hàng loạt ở London, Jack Đồ tể (Jack the Ripper), được phát hiện đã bị sát hại và phân xác tại quận Whitechapel. Thành phố London sau đó đã chứng kiến thêm bốn nạn nhân của tên giết người này trong vài tháng sau đó, nhưng chẳng có nghi phạm nào được tìm thấy.

Ở nước Anh thời Victoria, khu East End của London được mệnh danh là một khu ổ chuột đông đúc với gần một triệu người nghèo nhất thành phố. Nhiều phụ nữ đã buộc phải làm nghề bán hoa, và vào năm 1888, ước tính đã có hơn 1.000 gái mại dâm ở Whitechapel. Continue reading “31/08/1888: Nạn nhân đầu tiên của Jack Đồ tể”

29/08/1533: Pizarro xử tử Hoàng đế Inca cuối cùng

Nguồn: Pizarro Executes Last Inca Emperor, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1533, Atahuallpa, Hoàng đế thứ 13 và cuối cùng của người Inca, đã chết vì bị siết cổ bởi lính chinh phạt Tây Ban Nha dưới quyền Francisco Pizarro. Vụ hành quyết Atahuallpa, vị hoàng đế trị vì tự do cuối cùng, đã đánh dấu sự kết thúc của 300 năm nền văn minh Inca.

Nằm trên dãy Andes của Peru, người Inca đã xây dựng một đế chế rực rỡ với dân số khoảng 12 triệu người. Mặc dù không có hệ thống chữ viết, họ vẫn có một chính phủ phức tạp, nhiều công trình công cộng sáng giá và một hệ thống nông nghiệp tuyệt vời. Năm năm trước khi quân Tây Ban Nha đến vùng đất này, cuộc chiến giành quyền thừa kế tàn khốc đã khiến đế chế suy sụp. Năm 1532, quân của Atahuallpa đã đánh bại lực lượng của người anh cùng cha khác mẹ Huascar trong trận chiến gần Cuzco. Atahuallpa đang củng cố quyền cai trị của mình thì Pizarro và 180 binh sĩ của ông xuất hiện. Continue reading “29/08/1533: Pizarro xử tử Hoàng đế Inca cuối cùng”

27/08/1908: Ngày sinh Tổng thống Lyndon B. Johnson

Nguồn: LBJ is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1908, Tổng thống tương lai của nước Mỹ – Lyndon Baines Johnson (LBJ) – đã được sinh ra trong một trang trại gần Stonewall, Texas. Chàng trai thô lỗ, bộc trực ấy lớn lên ở một vùng nông thôn nghèo khó và đã từng theo học một trường đại học sư phạm trước khi bước chân vào chính trường.

Năm 1937, Johnson giành được một ghế trong Hạ viện. Thời gian làm việc trong chính phủ của ông bị gián đoạn bởi Thế chiến II, khi ông quyết định tham gia Hải quân và giành được Huân chương Sao Bạc (Sliver Star) vì đã dũng cảm chiến đấu ở Nam Thái Bình Dương. Sau chiến tranh, ông tiếp tục một vài nhiệm kỳ tại Hạ viện trước khi được bầu vào Thượng viện năm 1948. Continue reading “27/08/1908: Ngày sinh Tổng thống Lyndon B. Johnson”

25/08/1835: Xuất bản loạt bài ‘Trò lừa Mặt trăng’

Nguồn: The Great Moon Hoax, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1835, bài đầu tiên trong loạt sáu bài viết công bố việc phát hiện ra sự sống trên Mặt Trăng đã được đăng trên tờ New York Sun.

Được biết đến với tên gọi chung là The Great Moon Hoax (Trò lừa Mặt Trăng), loạt bài này được giới thiệu là in lại từ Tạp chí Khoa học Edinburgh. “Tác giả” được đề là Tiến sĩ Andrew Grant, đồng nghiệp của Sir John Herschel, một nhà thiên văn học nổi tiếng thời đó. Herschel quả thực đã tới Capetown, Nam Phi, vào tháng 01/1834, để xây dựng một đài quan sát với một kính viễn vọng mới, có chất lượng tốt hơn. Grant mô tả rằng Herschel đã tìm thấy bằng chứng về các dạng vật thể sống trên Mặt Trăng, bao gồm cả những động vật kỳ ảo như kỳ lân, hải ly có hai chân và lông, người có cánh giống như dơi. Các bài báo cũng có những đoạn sống động viết về địa hình Mặt Trăng, với các miệng hố lớn, các tinh thể thạch anh tím khổng lồ, những dòng sông ào ạt và thảm thực vật tươi tốt. Continue reading “25/08/1835: Xuất bản loạt bài ‘Trò lừa Mặt trăng’”

24/08/79: Núi lửa Vesuvius phun trào

Nguồn: Vesuvius erupts, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 79, sau nhiều thế kỷ ‘ngủ đông,’ núi lửa Vesuvius dã phun trào ở miền nam nước Ý ngày nay, tàn phá các thành phố La Mã thịnh vượng, Pompeii và Herculaneum, đồng thời giết chết hàng ngàn người. Hai thành phố, bị chôn vùi dưới lớp dày gồm dung nham và bùn đất, đã không bao giờ được xây dựng lại và dần bị lãng quên trong dòng lịch sử. Vào thế kỷ 18, Pompeii và Herculaneum đã được phát hiện và khai quật, cung cấp một hồ sơ khảo cổ chưa từng có về cuộc sống hàng ngày trong một nền văn minh cổ đại, mà chính nhờ cái chết bất ngờ đã được bảo tồn một cách đáng kinh ngạc.

Thành Pompeii và Herculaneum phát triển hưng thịnh gần chân núi Vesuvius tại Vịnh Naples. Vào thời kỳ đầu của Đế chế La Mã, có khoảng 20.000 người sống ở Pompeii, bao gồm các thương nhân, thợ sản xuất và nông dân, cùng nhau khai thác đất đai màu mỡ với rất nhiều vườn nho và cây ăn trái. Chẳng một ai ngờ rằng thứ đất màu mỡ ấy lại là di sản của những lần phun trào trước đó của Vesuvius. Continue reading “24/08/79: Núi lửa Vesuvius phun trào”

22/08/1922: Michael Collins bị ám sát

Nguồn: Michael Collins assassinated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1922, nhà cách mạng người Ireland và chính trị gia đảng Sinn Fein, Michael Collins, đã bị sát hại trong một cuộc phục kích ở phía tây Hạt Cork, Ireland.

Đầu thế kỷ 20, Collins gia nhập Sinn Fein, một đảng chính trị chủ trương giành độc lập cho toàn bộ Ireland. Từ khi thành lập, đảng này đã trở thành cánh chính trị không chính thức của phiến quân Ireland trong cuộc đấu tranh nhằm loại bỏ sự cai trị của Anh. Continue reading “22/08/1922: Michael Collins bị ám sát”

20/08/1940: Trotsky bị ám sát ở Mexico

Nguồn: Trotsky assassinated in Mexico, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, nhà cách mạng lưu vong người Nga, Leon Trotsky, đã bị thương nặng sau khi một sát thủ tấn công ông bằng rìu phá băng tại khu nhà bên ngoài Thành phố Mexico. Sát thủ tên là Ramón Mercader, là một người cộng sản Tây Ban Nha và có lẽ cũng là đặc vụ của lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin. Trotsky chết vì vết thương vào ngày hôm sau.

Sinh năm 1879 ở Ukraine, với cha mẹ là người Nga gốc Do Thái, khi còn là một thiếu niên, Trotsky đã sớm ủng hộ chủ nghĩa Marx, và sau này quyết định rời khỏi Đại học Odessa để tham gia tổ chức ngầm Liên đoàn Công nhân miền Nam nước Nga (South Russian Workers’ Union). Năm 1898, ông bị bắt vì các hoạt động cách mạng và bị giam trong tù. Năm 1900, ông bị đày đến Siberia. Continue reading “20/08/1940: Trotsky bị ám sát ở Mexico”

Chính sách bình định qua nòng súng của Mỹ tại Nam Việt Nam

Nguồn: Robert J. Thompson, “Pacification, Through the Barrel of a Gun”, The New York Times, 10/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

11.000 lính thiệt mạng nhưng không có thành tựu lớn nào, khi nhìn lại, 1967 thật ra là một năm chẳng mấy tốt đẹp cho người Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam. Nhưng vào lúc ấy, người ta vẫn còn rất lạc quan. Các chiến dịch tấn công của Mỹ trong suốt năm 1966 đã ngăn chặn bước tiến của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam (mà phía Mỹ gọi là Việt Cộng). Những bước tiến đó, kết hợp với những nỗ lực “bình định” thường dân, dường như là con đường dẫn đến chiến thắng – nếu không phải vào năm 1967, thì cũng là ngay sau đó.

Nỗ lực bình định của Mỹ bao gồm một loạt các chiến lược khác nhau để loại bỏ ảnh hưởng của Cộng sản khỏi nông thôn Nam Việt Nam. Và trên một phuong diện nào đó, đây chính là trung tâm thực sự trong những nỗ lực của Mỹ ở nơi này: Dù cái mà chúng ta nhớ nhất về cuộc chiến này là các trận đánh, nhưng những trận đánh ấy thường là để mở đường cho các đội bình định thực hiện công việc của họ. Continue reading “Chính sách bình định qua nòng súng của Mỹ tại Nam Việt Nam”

18/08/1931: Lụt sông Dương Tử giết chết 3,7 triệu người

Nguồn: Yangtze River peaks in China, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1931, nước sông Dương Tử ở Trung Quốc đã dâng cao đến đỉnh trong trận lụt khủng khiếp đã giết chết 3,7 triệu người, trực tiếp và gián tiếp, trong vài tháng sau đó. Đây có lẽ là thảm họa tự nhiên tồi tệ nhất của thế kỷ 20.

Sông Dương Tử chảy qua miền nam Trung Quốc, một trong những khu vực đông dân nhất trên Trái Đất. Người dân ở khu vực này, hầu hết sống trong nghèo khó, phụ thuộc vào con sông để lấy nước sinh hoạt và làm nông. Vào tháng 04, lưu vực sông đã bắt đầu nhận được lượng mưa trên mức trung bình. Khi những cơn mưa xối xả xuất hiện vào tháng 07, thảm họa đã đến. Nước từ sông Dương Tử tràn ngập khắp một khu vực rộng 500 dặm vuông. Nước dâng cao đã buộc 500.000 người phải rời khỏi nhà vào đầu tháng 8. Continue reading “18/08/1931: Lụt sông Dương Tử giết chết 3,7 triệu người”

17/08/1962: Lính Đông Đức bắn người cố vượt Bức tường Berlin

Nguồn: East Germans kill man trying to cross Berlin Wall, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, lính canh Đông Đức đã bắn hạ một thanh niên đang cố gắng trốn thoát qua Bức tường Berlin vào Tây Berlin và để mặc anh ta chảy máu đến chết. Sự kiện trở thành một trong những biến cố tồi tệ nhất xảy ra tại một trong những biểu tượng xấu nhất của Chiến tranh Lạnh.

Sự kiện năm 1962 xảy ra gần một năm sau ngày Bức tường Berlin được xây dựng. Tháng 08/1961, chính quyền Đông Berlin bắt đầu dựng hàng rào thép gai tại ranh giới giữa Đông và Tây Berlin. Chỉ trong vài ngày, một bức tường bê tông đã được xây dựng, hoàn chỉnh với các tháp canh. Trong những tháng tiếp theo, rất nhiều thép gai, súng máy, đèn rọi, đồn bảo vệ, chó, mìn và hàng rào bê tông đã được dựng lên, ngăn cách hoàn toàn hai nửa thành phố. Các quan chức Mỹ lên án hành động của phía cộng sản, nhưng chẳng làm gì để ngăn chặn việc xây dựng bức tường. Continue reading “17/08/1962: Lính Đông Đức bắn người cố vượt Bức tường Berlin”

15/08/1914: Nhật ra tối hậu thư cho Đức

Nguồn: Japan gives ultimatum to Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, chính phủ Nhật đã gửi tối hậu thư tới Đức, yêu cầu tất cả các tàu Đức phải rút khỏi vùng biển của Nhật Bản và Trung Quốc, đồng thời giao lại quyền kiểm soát Thanh Đảo – căn hải quân nước ngoài lớn nhất của Đức, nằm trên bán đảo Sơn Đông, Trung Quốc – cho người Nhật trước trưa ngày 23/08.

Ngày 06/08 trước đó, một ngày sau khi Anh tham gia Thế chiến I chống lại Đức, Ngoại trưởng Anh, Sir Edward Gray, đã kêu gọi hỗ trợ từ hải quân Nhật trong việc săn lùng các tàu buôn Đức có vũ trang. Nhật Bản vui vẻ đồng ý, xem chiến tranh chính là cơ hội tuyệt vời để theo đuổi tư lợi ở Viễn Đông. Như lời chính khách Nhật Bản Inoue Karou, “cuộc chiến là sự trợ giúp của thượng đế cho sự hưng thịnh của vận mệnh nước Nhật.” Do đó, người Nhật vội vã thực hiện thỏa thuận liên minh năm 1902 của họ với Anh, đưa ra tối hậu thư vào ngày 15/08. Continue reading “15/08/1914: Nhật ra tối hậu thư cho Đức”