19/10/1972: Kissinger thảo luận Hiệp định Paris với Thiệu

Nguồn: Kissinger discusses draft peace treaty with President Thieu, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, Henry Kissinger và các quan chức Hoa Kỳ tổ chức các cuộc họp tại Sài Gòn với Tổng thống Nam Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu để thảo luận về hiệp ước hòa bình được soạn thảo bởi Kissinger và Lê Đức Thọ, nhà đàm phán chính của Bắc Việt tại Paris.

Thiệu kiên quyết phản đối các điều khoản của bản dự thảo hiệp định trong đó cho phép bộ đội Bắc Việt được tiếp tục hiện diện tại miền Nam. Kissinger đã cố gắng thuyết phục Thiệu chấp thuận các điều khoản, nhưng Thiệu vẫn không đồng ý. Đây sẽ là một trở ngại lớn trong các cuộc đàm phán đang tiếp diễn. Continue reading “19/10/1972: Kissinger thảo luận Hiệp định Paris với Thiệu”

17/10/1986: Hoa Kỳ viện trợ cho lực lượng Contra

Nguồn: U.S. aid to Contras signed into law, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1986, trong một chiến thắng ngắn ngủi cho chính sách Nicaragua của chính quyền Reagan, vị Tổng thống này đã ký ban hành đạo luật của Quốc hội phê chuẩn 100 triệu đô la viện trợ quân sự và “nhân đạo” cho Contra. Thật không may cho Ronald Reagan và các cố vấn của ông, vụ bê bối Iran-Contra sắp sửa bùng nổ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến mục tiêu lật đổ chính phủ Sandinista cánh tả ở Nicaragua.

Quốc hội, và đa số công chúng Hoa Kỳ, đã không ủng hộ nỗ lực của chính quyền Reagan để lật đổ chính phủ Sandinista ở Nicaragua. Reagan đã bắt đầu một “cuộc chiến bí mật” để hạ bệ chính phủ Nicaragua ngay sau khi nhậm chức vào năm 1981. Hàng triệu đô la, các khóa đào tạo và vũ khí đã được chuyển đến Contra (một lực lượng vũ trang của những người Nicaragua lưu vong nhằm loại bỏ chế độ Nicaragua cánh tả) thông qua CIA. Continue reading “17/10/1986: Hoa Kỳ viện trợ cho lực lượng Contra”

Ý nghĩa của chủ nghĩa bảo thủ là gì?

Nguồn: The meaning of conservatism, The Economist, 13/08/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bất cứ ai cố gắng giải thích ý nghĩa của chủ nghĩa bảo thủ ngay lập tức phải đối mặt với một nghịch lý. Hầu hết những người bảo thủ tránh các lý thuyết lớn mà tập trung vào thực hành. Những người Marxist có thể cống hiến cuộc đời mình cho việc tạo ra các định nghĩa về chủ nghĩa Marx; còn những người bảo thủ thích duy trì cách thức vận hành của chính phủ. Theo nghĩa đó, chủ nghĩa bảo thủ là điều mà những người bảo thủ làm. Tuy nhiên, thuật ngữ “bảo thủ” (conservative) không phải là hoàn toàn linh hoạt: có một số các nguyên tắc cốt lõi dẫn đường cho những người bảo thủ trong việc vận hành chính phủ. Continue reading “Ý nghĩa của chủ nghĩa bảo thủ là gì?”

15/10/1945: Pierre Laval bị hành quyết vì tội phản quốc

Nguồn: Vichy leader executed for treason, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1945, Pierre Laval, lãnh đạo bù nhìn của chính phủ Vichy của Pháp thời kỳ bị Đức Quốc xã chiếm đóng, đã bị xử bắn vì tội phản quốc.

Laval, ban đầu là một hạ nghị sĩ và thượng nghị sĩ theo khuynh hướng hòa bình, đã chuyển sang cánh hữu trong những năm 1930 khi làm bộ trưởng ngoại giao và hai lần là thủ tướng Pháp. Là một người chống cộng kiên định, ông đã trì hoãn hiệp ước Xô-Pháp năm 1935 và tìm cách đưa Pháp liên minh với Phát xít Ý. Continue reading “15/10/1945: Pierre Laval bị hành quyết vì tội phản quốc”

12/10/1870: Tướng Robert E. Lee qua đời

Nguồn: Robert E. Lee dies, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1870, Tướng Robert Edward Lee, chỉ huy của Quân đội Hợp bang Bắc Virginia, đã qua đời một cách yên bình tại nhà riêng ở Lexington, Virginia. Ông hưởng thọ 63 tuổi.

Lee sinh ra trong gia đình ông bà Henry Lee và Ann Carter Lee tại Stratford Hall, Virginia, năm 1807. Cha ông phục vụ trong cuộc Cách mạng Mỹ dưới thời George Washington và sau đó là thống đốc bang Virginia. Robert Lee gia nhập Học viện Quân sự Hoa Kỳ tại West Point và tốt nghiệp á khoa khóa năm 1829. Ông đã không bị một điểm xấu nào trong suốt bốn năm tại học viện. Sau đó, Lee bắt đầu sự nghiệp quân sự, cuối cùng chiến đấu trong Chiến tranh Mexico (1846-48) và sau đó phục vụ trên cương vị hiệu trưởng (superintendent) trường West Point. Continue reading “12/10/1870: Tướng Robert E. Lee qua đời”

10/10/1970: Khủng hoảng tháng Mười ở Canada

Nguồn: October Crisis in Canada, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1970, trong cuộc khủng hoảng tháng 10, Mặt trận Giải phóng Quebec (FLQ), một nhóm ly khai quân sự, đã bắt cóc Bộ trưởng Lao động Quebec Pierre Laporte ở Montreal. Năm ngày trước đó, những kẻ khủng bố thuộc FLQ đã bắt giữ ủy viên thương mại Anh quốc James Richard Cross. Để đổi lấy mạng sống của những người này, FLQ đã yêu cầu phóng thích hai mươi thành viên FLQ bị kết án với nhiều tội danh khác nhau, bao gồm bắt cóc, đánh bom và trộm cắp vũ khí. Continue reading “10/10/1970: Khủng hoảng tháng Mười ở Canada”

08/10/1871: Đại hỏa hoạn phá hủy phần lớn Chicago

Nguồn: The Great Fire destroys much of Chicago, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào đêm của ngày này năm 1871, một ngọn lửa bùng lên tại một nhà kho phía sau căn nhà nhỏ của gia đình Patrick O’Leary ở Chicago. Gió thổi từ đồng cỏ đã tiếp thêm sức mạnh cho ngọn lửa, và ngọn lửa nhanh chóng lan ra, cuối cùng đã thiêu rụi một khu vực kéo dài bốn dặm và rộng hai phần ba dặm thuộc Chicago. Khi trận Đại hỏa hoạn kết thúc sau hai ngày, gần 300 người đã chết, một trăm nghìn người trở thành vô gia cư, và khu vực trung tâm thành phố đang phát triển bùng nổ của Chicago đã biến thành tro tàn. Bất chấp sự tàn phá này, Chicago sẽ lại trỗi dậy một lần nữa và tiếp tục là trung tâm kinh tế của miền Tây nước Mỹ trong nhiều thập niên về sau. Continue reading “08/10/1871: Đại hỏa hoạn phá hủy phần lớn Chicago”

05/10/1963: Tướng lĩnh Nam Việt Nam lên kế hoạch đảo chính

Nguồn: South Vietnamese generals plan coup, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1963, Đại sứ Henry Cabot Lodge báo cáo với Tổng thống John F. Kennedy từ Sài Gòn rằng các tướng lĩnh miền Nam đang có kế hoạch đảo chính chống lại Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Kennedy và chính quyền của ông ngày càng lo ngại về Diệm vì làn sóng bất đồng đang tăng cao ​​chống lại chế độ Diệm ở miền Nam Việt Nam. Diệm, một người Công giáo ở một quốc gia nơi Phật giáo chiếm đa số, đã từ chối tiến hành các cải cách chính trị từng được hứa hẹn. Ông bị phản đối bởi nhiều phe phái, trong đó chiếm phần đông là các tu sĩ Phật giáo. Continue reading “05/10/1963: Tướng lĩnh Nam Việt Nam lên kế hoạch đảo chính”

03/10/1942: Đức thử nghiệm thành công tên lửa V-2

Nguồn: Germany conducts first successful V-2 rocket test, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1942, đứa con tinh thần của nhà khoa học tên lửa người Đức Wernher von Braun, tên lửa V-2, được phóng thành công từ Peenemunde, một hòn đảo ngoài khơi bờ biển Baltic của Đức. Nó đã đi được 118 dặm. Loại tên lửa này đã tỏ ra cực kỳ nguy hiểm trong chiến tranh và là tiền thân của các Tên lửa Đạn đạo Liên Lục địa (ICBM) của thời kỳ hậu chiến.

Các nhà khoa học Đức, dẫn đầu bởi von Braun, đã làm việc để phát triển những tên lửa tầm xa này từ những năm 1930. Ba lần phóng thử nghiệm đã thất bại; và lần thứ tư trong chuỗi thử nghiệm, được gọi là A-4, cuối cùng đã chứng kiến V-2, một tên lửa nặng 12 tấn có khả năng mang một đầu đạn một tấn, được phóng thành công. Continue reading “03/10/1942: Đức thử nghiệm thành công tên lửa V-2”

01/10/1918: Khủng hoảng ở Đức

Nguồn: Crisis in Germany, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1918, lúc 4 giờ sáng, Max von Baden đến Berlin để nhậm chức thủ tướng mới của Đức sau khi xung đột giữa quân đội Đức và lãnh đạo chính phủ khiến người tiền nhiệm của ông, Georg von Hertling, từ chức.

Mặc dù phe Đồng minh đã phá vỡ Phòng tuyến Hindenburg – khu vực phòng thủ được gia cố vững chắc và được coi là tuyến phòng thủ cuối cùng của quân Đức trên Mặt trận phía Tây – vào những ngày cuối cùng của tháng 09 năm 1918, các lực lượng Đức nhìn chung vẫn tiếp tục cố thủ. Tuy nhiên, tin tức về việc đồng minh của Đức là Bulgaria đã được trao cho một thỏa thuận đình chiến đã khiến chỉ huy Tổng cục Hậu cần Đức Erich Ludendorff mất đi tinh thần một thời gang thép của mình. Continue reading “01/10/1918: Khủng hoảng ở Đức”

28/09/1959: Khrushchev và Eisenhower ca ngợi cuộc họp thượng đỉnh

Nguồn: Khrushchev and Eisenhower offer views on summit meeting, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1959, một ngày sau khi kết thúc cuộc họp thượng đỉnh tại Washington, D.C., lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev và Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã đưa ra ý kiến ​​của họ về tầm quan trọng và ý nghĩa của các cuộc đàm phán giữa hai bên. Cả hai bên đều lạc quan rằng họ đã đạt được tiến bộ trong việc giảm bớt căng thẳng Chiến tranh Lạnh.

Từ ngày 15 tháng 09 đến ngày 27 tháng 09, Nikita Khrushchev đến thăm Hoa Kỳ, kết thúc chuyến đi của mình với một hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày với Tổng thống Eisenhower. Đối với nhiều người ở Mỹ, Liên Xô và trên toàn thế giới, chuyến đi của Khrushchev và cuộc hội nghị thượng đỉnh với Eisenhower được xem là những dấu hiệu đầy triển vọng để giảm bớt căng thẳng Chiến tranh Lạnh. Continue reading “28/09/1959: Khrushchev và Eisenhower ca ngợi cuộc họp thượng đỉnh”

Tại sao nhiệm kỳ Thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ kéo dài?

Nguồn: Why Supreme Court justices serve such long terms?, The Economist, 04/07/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Những thẩm phán  nghỉ hưu gần đây nhất đã phục vụ gần ba thập niên.

Với việc Thẩm phán Anthony Kennedy kết thúc 30 năm ngồi trên ghế Thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ vào cuối tháng 07/2018, vài ngày sau sinh nhật lần thứ 82 của ông, cùng một cuộc đấu tranh phe phái đang âm ỉ ở Thượng viện để tìm người kế vị ông, sự chú ý của công chúng một lần nữa tập trung vào một nét đặc trưng của nền tư pháp nước Mỹ: sự nghiệp dài đáng kinh ngạc của các Thẩm phán Tòa án Tối cao. Cho đến này, Điều III vẫn là điều khoản ngắn gọn nhất trong các điều khoản của hiến pháp nước Mỹ quy định về các nhánh của chính quyền, nhưng nhiệm kỳ phục vụ mà nó xác định cho các thẩm phán liên bang hầu như không bị giới hạn. Khoản 1 của điều khoản này quy định – các thẩm phán của cả “tòa án tối cao và các tòa cấp dưới…sẽ giữ chức vụ của mình nếu luôn có hành vi tốt”. Trên thực tế, điều đó có nghĩa là suốt đời, hoặc cho đến khi các thẩm phán quyết định treo áo từ quan. Continue reading “Tại sao nhiệm kỳ Thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ kéo dài?”

26/09/1580: Người Anh đầu tiên đi vòng quanh thế giới

Nguồn: Drake circumnavigates the globe, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1580, thủy thủ người Anh Francis Drake trở về Plymouth, Anh, trên chiếc tàu Golden Hind, trở thành nhà hàng hải đầu tiên của Anh đi thuyền vòng quanh trái đất.

Vào ngày 13 tháng 12 năm 1577, Drake khởi hành từ Anh với năm tàu ​​trong một nhiệm vụ  tấn công các vùng đất của Tây Ban Nha nằm trên bờ biển Thái Bình Dương của Tân Thế Giới. Sau khi vượt Đại Tây Dương, Drake đã bỏ hai tàu của mình ở Nam Mỹ và sau đó đi vào Eo biển Magellan với ba chiếc còn lại. Continue reading “26/09/1580: Người Anh đầu tiên đi vòng quanh thế giới”

24/09/622: Muhammad hoàn thành hành trình Hegira

Nguồn: Muhammad completes Hegira, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này vào năm 622, nhà tiên tri Muhammad đã hoàn thành chuyến hành trình Hegira, hay “cuộc đào thoát” của mình, từ Mecca đến Medina để thoát khỏi sự bức hại. Ở Medina, Muhammad bắt đầu tập hợp những tín đồ theo tôn giáo của ông – đạo Islam  – thành một cộng đồng có tổ chức và quyền lực của người Ả Rập. Hegira sau đó sẽ đánh dấu sự bắt đầu (năm 1) của lịch Islam giáo.

Muhammad, một trong những nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị có ảnh hưởng nhất trong lịch sử, được sinh ra ở Mecca vào khoảng năm 570. Cha ông qua đời trước khi ông được sinh ra, và Muhammad được chăm sóc bởi ông nội, người đứng đầu gia tộc Hashim thanh thế. Mẹ ông mất khi ông lên 6, và ông nội của ông mất khi ông lên 8, để lại ông dưới sự chăm sóc của người chú Abu Talib, người đứng đầu mới của gia tộc. Khi ông 25 tuổi, Muhammad kết hôn với một góa phụ giàu có lớn hơn ông 15 tuổi. Ông sống 15 năm tiếp theo như một thương gia, và vợ ông sinh ra sáu đứa con: hai người con trai, đã mất khi còn nhỏ, và bốn người con gái. Continue reading “24/09/622: Muhammad hoàn thành hành trình Hegira”

21/09/1942: ‘Siêu pháo đài bay’ cất cánh

Nguồn: The Superfortress takes flight, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này vào năm 1942, chiếc B-29 Superfortress của Hoa Kỳ thực hiện chuyến bay đầu tiên tại Seattle, Washington. Đây là chiếc máy bay ném bom lớn nhất từng được sử dụng trong chiến tranh bởi bất kỳ quốc gia nào.

Chiếc B-29 được thai nghén từ năm 1939 bởi Tướng Hap Arnold, người lo sợ rằng chiến thắng của Đức ở châu Âu có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ bị mất đi căn cứ ở phía đông Đại Tây Dương để thực hiện các cuộc phản công. Sẽ cần có một chiếc máy bay bay nhanh hơn, xa hơn, và cao hơn bất kỳ chiếc máy bay nào hiện có, vì vậy Boeing đã bố trí để tạo ra chiếc máy bay ném bom hạng nặng bốn động cơ. Continue reading “21/09/1942: ‘Siêu pháo đài bay’ cất cánh”

19/09/1941: Đức oanh tạc Leningrad

Nguồn: Germans bombard Leningrad, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1941, trong chiến dịch tấn công Liên Xô, các máy bay ném bom của Đức đã chọc thủng lưới phòng không của Leningrad và làm chết hơn 1.000 người Nga.

Quân đội của Hitler đã ở trong lãnh thổ Liên Xô kể từ tháng 06. Một nỗ lực của Đức để chiếm Leningrad (trước đó gọi là St. Petersburg) vào tháng 08 thông qua một cuộc xâm lược bằng xe tăng lớn đã thất bại. Hitler muốn tàn sát thành phố và giao nó cho một đồng minh, Phần Lan, nước đã tấn công Nga từ phía bắc. Continue reading “19/09/1941: Đức oanh tạc Leningrad”

17/09/1916: Richthofen bắn hạ chiếc máy bay đầu tiên

Nguồn: Manfred von Richthofen shoots down his first plane, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1916, phi công người Đức Manfred von Richthofen – được biết đến trong lịch sử với tên gọi “Nam Tước Đỏ” – đã bắn hạ chiếc máy bay địch đầu tiên trên Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I.

Richthofen, con trai của một quý tộc Phổ, đã chuyển từ Lục quân Đức sang Lực lượng Không quân Hoàng gia năm 1915. Ông trở thành học trò xuất sắc và người được bảo trợ bởi Oswald Boelcke, một trong những phi công chiến đấu thành công nhất của Đức. Sau khi quan sát chiến sự trên Mặt trận phía Đông, nơi ông đã không kích các lực lượng Nga và giao lộ đường sắt, Richthoften bắt đầu sự nghiệp huyền thoại của mình ở phía tây. Continue reading “17/09/1916: Richthofen bắn hạ chiếc máy bay đầu tiên”

14/09/1901: TT McKinley chết vì nhiễm trùng do đạn bắn

Nguồn: McKinley dies of infection from gunshot wounds, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1901, Tổng thống Mỹ William McKinley qua đời sau khi bị bắn bởi một kẻ theo chủ nghĩa vô chính phủ bị loạn trí trong cuộc triển lãm Pan-American ở Buffalo, New York.

McKinley giành được ghế Quốc hội đầu tiên của mình ở tuổi 34 và đã trải qua 14 năm tại Hạ viện, trở nên nổi tiếng với vai trò chuyên gia hàng đầu của đảng Cộng hòa về thuế quan. Sau khi mất ghế vào năm 1890, McKinley phục vụ hai nhiệm kỳ làm thống đốc bang Ohio. Vào năm 1896, ông đã nổi lên như là ứng cử viên tổng thống hàng đầu của đảng Cộng hòa, với sự hậu thuẫn của nhà công nghiệp giàu có của Ohio, Mark Hanna. Mùa thu năm đó, McKinley đã đánh bại đối thủ William Jennings Bryan với khoảng cách phổ thông đầu phiếu lớn nhất kể từ sau Nội chiến. Continue reading “14/09/1901: TT McKinley chết vì nhiễm trùng do đạn bắn”

Điều gì xảy ra nếu Anh rời EU mà không có thỏa thuận nào?

Nguồn: What would happen if Britain left the EU with no deals?, The Economist, 06/08/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thiếu hụt lương thực, máy bay không cất cánh và kiểm soát biên giới với Ireland đều là các khả năng.

Theo kế hoạch, Brexit sẽ diễn ra vào ngày 29 tháng 03 năm 2019, hai năm sau khi Theresa May viện dẫn Điều 50, điều khoản về rút khỏi EU của Hiệp ước Madrid. Anh và Liên minh châu Âu đang cùng hướng tới một hiệp ước cho phép Anh rời EU và một thỏa thuận khung cho thương mại trong tương lai. Nhưng khoảng cách giữa hai bên là rất lớn. Và có khả năng là ngay cả khi đạt được một thỏa thuận thì Quốc hội Anh vẫn có thể bác bỏ nó. Tuy nhiên, Điều 50 quy định việc rút khỏi EU sẽ tự động diễn ra trừ khi có sự đồng thuận để kéo dài thời gian đàm phán. Vì vậy, Anh có thể rời khỏi EU vào tháng 3 năm sau mà không hề có một thỏa thuận nào cả: một kịch bản Brexit bế tắc. Điều đó có nghĩa là gì? Continue reading “Điều gì xảy ra nếu Anh rời EU mà không có thỏa thuận nào?”

12/09/1942: Tàu Laconia bị đánh chìm

Nguồn: The Laconia is sunk, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1942, một tàu ngầm Đức đã đánh chìm một tàu quân đội Anh, tàu Laconia, và giết chết hơn 1.400 người. Chỉ huy tàu ngầm Đức, Đại úy Werner Hartenstein, nhận ra rằng các tù binh chiến tranh của Ý nằm trong số các hành khách, nên đã cố gắng hỗ trợ giải cứu họ.

Tàu Laconia, trước vốn là một tàu thương mại của hãng Cunard White Star được đưa vào sử dụng để vận chuyển binh lính, bao gồm cả các tù binh chiến tranh, lúc đó đương chạy trên Nam Đại Tây Dương để hướng về nước Anh khi chạm trán U-156, một tàu ngầm Đức. Chiếc tàu ngầm đã tấn công, đánh chìm con tàu Anh và đẩy sinh mạng của hơn 2.200 hành khách vào tình trạng nguy hiểm. Continue reading “12/09/1942: Tàu Laconia bị đánh chìm”