13/07/1943: Kết thúc trận chiến xe tăng lớn nhất lịch sử

Nguồn: Largest tank battle in history ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Trận Kursk, trận chiến với khoảng 6.000 xe tăng, hai triệu lính và 5.000 máy bay, đã kết thúc. Đợt tấn công của Đức đã bị quân Liên Xô đẩy lùi với cái giá rất đắt.

Đầu tháng 07, Đức và Liên Xô đã tập trung lực lượng gần thành phố Kursk, nằm ở phía tây Liên Xô. Đây là vùng đất rộng 150 dặm của Liên Xô vốn đang lấn 100 dặm vào khu vực do Đức chiếm đóng. Người Đức bắt đầu vào ngày 05/07, và 38 sư đoàn, gần một nửa trong số đó được trang bị xe bọc thép, đã bắt đầu di chuyển từ phía nam và phía bắc. Continue reading “13/07/1943: Kết thúc trận chiến xe tăng lớn nhất lịch sử”

12/07/1915: Phe Hiệp Ước tấn công Achi Baba

Nguồn: Allied attack on Achi Baba, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, các lực lượng của phe Hiệp Ước đã có nỗ lực lần thứ sáu và cuối cùng nhằm giành Achi Baba – một ngọn đồi có vị trí nổi bật và có tầm nhìn thuận lợi ở Mũi Helles, trên bán đảo Gallipoli – khỏi tay người Thổ Nhĩ Kỳ.

Dù nhiều sử gia ngày nay đã đặt câu hỏi về tầm quan trọng chiến lược thực sự của ngọn đồi trong kế hoạch tổng thể nhằm xâm lăng Gallipoli, Achi Baba vẫn được các chỉ huy phe Hiệp Ước xem là một mục tiêu quan trọng trong cuộc chiến chống lại lực lượng Đế chế Ottoman và đồng minh người Đức của họ. Vì lý do này, Sir Ian Hamilton, chỉ huy trưởng của Lực lượng Viễn chinh vùng Địa Trung Hải (Mediterranean Expeditionary Force), đã xem việc chiếm được Achi Baba là ưu tiên ngay từ ngày đầu cuộc xâm lăng của phe Hiệp Ước, ngày 24/05/1915. Continue reading “12/07/1915: Phe Hiệp Ước tấn công Achi Baba”

11/07/1945: Liên Xô đồng ý chuyển giao Tây Berlin

Nguồn: Soviets agree to hand over power in West Berlin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, nhằm thực hiện các thoả thuận đã đạt được tại nhiều hội nghị thời chiến khác nhau, Liên Xô đã hứa sẽ chuyển giao quyền lực cho lực lượng của Anh và Mỹ ở Tây Berlin. Dù việc phân chia Berlin (và cả nước Đức) thành các khu vực chiếm đóng chỉ là biện pháp tạm thời sau chiến tranh, nhưng các đường phân chia đã nhanh chóng trở thành vĩnh viễn. Thành phố Berlin bị chia đôi đã trở thành một biểu tượng cho những căng thẳng trong Chiến tranh Lạnh.

Trong một số hội nghị thời chiến, Mỹ, Anh và Liên Xô đã đồng ý rằng sau thất bại của Đức, nước này sẽ bị chia thành ba khu vực chiếm đóng. Berlin, thủ đô của Đức, cũng sẽ bị chia cắt tương tự. Tuy nhiên, khi chiến tranh ở châu Âu chấm dứt vào tháng 05/1945, quân đội Liên Xô đã hoàn toàn kiểm soát Đông Đức và toàn bộ Berlin. Một số quan chức Mỹ, những người xem Liên Xô là một mối đe dọa đang nổi lên đối với hòa bình sau chiến tranh ở châu Âu, tin rằng Liên Xô sẽ không bao giờ từ bỏ quyền kiểm soát bất cứ phần nào của Berlin. Continue reading “11/07/1945: Liên Xô đồng ý chuyển giao Tây Berlin”

10/07/1940: Trận chiến Nước Anh bắt đầu

Nguồn: The Battle of Britain begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, quân Đức đã có trận đánh đầu tiên trong một loạt các vụ đánh bom lên nước Anh, khởi đầu cho Trận chiến Nước Anh (Battle of Britain) kéo dài ba tháng rưỡi.

Sau khi Đức chiếm được Pháp, người Anh biết rằng vấn đề chỉ còn là thời gian trước khi phe Trục chuyển hướng qua Eo biển Mache (Eo biển Anh). Và vào ngày 10/07, 120 máy bay ném bom và máy bay chiến đấu của Đức đã tấn công một đoàn tàu vận tải của Anh ngay tại eo biển, trong khi 70 máy bay ném bom khác tấn công các bến tàu đậu tại South Wales. Continue reading “10/07/1940: Trận chiến Nước Anh bắt đầu”

09/07/1941: Mã Enigma bị phá

Nguồn: Enigma key broken, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, các nhà mật mã học của Anh đã giải mã thành công ngôn ngữ bí mật mà quân đội Đức sử dụng để điều khiển các hoạt động đất-đối-không ở Mặt trận phía Đông.

Các chuyên gia người Anh thực ra đã giải được nhiều mã Enigma ở Mặt trận phía Tây. Enigma là máy mã hóa tinh vi nhất của Đức, đóng vai trò quan trọng trong việc bí mật truyền thông tin. Chiếc máy này do Hugo Koch, một người Hà Lan, phát minh vào năm 1919. Nó có bề ngoài trông giống như một máy đánh chữ và ban đầu được sử dụng cho mục đích kinh doanh. Quân đội Đức đã điều chỉnh máy Enigma để sử dụng trong thời chiến và xem hệ thống mã hoá của nó là thứ không thể phá vỡ được. Nhưng họ đã sai. Người Anh đã giải được mã Enigma ngay từ khi Đức xâm lược Ba Lan và đã chặn được hầu như tất cả các thông điệp được gửi đi trong đợt xâm lược Hà Lan và Pháp. Họ đã đặt mật danh cho các thông điệp chặn được là Ultra. Continue reading “09/07/1941: Mã Enigma bị phá”

08/07/1918: Ernest Hemingway bị thương trên Mặt trận Ý

Nguồn: Ernest Hemingway wounded on the Italian front, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, Ernest Hemingway, khi ấy mới 18 tuổi và đang là một tài xế xe cứu thương cho Hội Chữ Thập Đỏ Hoa Kỳ, đã bị trúng đạn súng cối trong khi phục vụ ở Mặt trận Ý, dọc theo vùng Đồng bằng Sông Piave, trong Thế chiến I.

Sinh ra tại Oak Park, Illinois, Hemingway đang làm phóng viên cho tờ Kansas City Star khi chiến tranh nổ ra ở Châu Âu vào năm 1914. Ông đã tình nguyện làm việc cho Hội Chữ Thập Đỏ ở Pháp trước khi Mỹ tham chiến vào tháng 04/1917. Sau đó, ông được chuyển giao đến mặt trận Ý, nơi ông đã tham gia vào chuỗi trận thắng của Ý dọc theo Đồng bằng Sông Piave trong những ngày đầu tháng 07/1918, vốn đã khiến 3.000 người Áo bị bắt làm tù binh. Continue reading “08/07/1918: Ernest Hemingway bị thương trên Mặt trận Ý”

07/07/2005: Khủng bố tấn công London vào giờ cao điểm

Nguồn: Terrorists attack London transit system at rush hour, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2005, các quả bom đã được kích nổ trong ba ga tàu điện ngầm đông đúc và một xe buýt trong giờ cao điểm ở London. Các vụ đánh bom tự sát này, được cho là do al-Qaida thực hiện, đã làm 56 người thiệt mạng, gồm cả những người mang bom, và làm bị thương thêm 700 người khác. Đây là cuộc tấn công lớn nhất vào nước Anh kể từ Thế chiến II. Không có lời cảnh báo nào được đưa ra.

Vụ đánh bom đã nhắm vào London Underground, hệ thống tàu điện ngầm của thành phố. Các vụ nổ diễn ra gần như đồng thời, vào khoảng 8:50 sáng, trên các chuyến tàu ở ba địa điểm: giữa trạm Aldgate và trạm Liverpool Street trên Tuyến Circle; giữa trạm Russell Square và trạm King’s Cross trên Tuyến Piccadilly; và tại trạm Edgware Road, cũng trên Tuyến Circle. Gần một giờ sau, một chiếc xe buýt hai tầng ở Upper Woburn Place gần Quảng trường Tavistock cũng bị tấn công; nóc xe buýt bị thổi tung. Continue reading “07/07/2005: Khủng bố tấn công London vào giờ cao điểm”

06/07/1942: Gia đình Anne Frank tìm nơi trú ẩn

Nguồn: Frank family takes refuge, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, tại đất nước Hà Lan đang bị Đức Quốc xã chiếm đóng, cô bé gốc Do Thái, Anne Frank, 13 tuổi, tác giả của cuốn Nhật ký của Anne Frank nổi tiếng sau n ày, cùng với gia đình của mình đã bị buộc phải trú ẩn trong một khu nhà máy bí mật ở Amsterdam. Một ngày trước đó, chị gái của Anne, Margot, đã nhận được một thông báo yêu cầu trình diện tại “trại tập trung” của Đức Quốc xã.

Anne sinh ra ở Đức vào ngày 12/06/1929, sau đó em và gia đình đã trốn sang Amsterdam vào năm 1933 để thoát khỏi cuộc bức hại của Đức Quốc xã. Vào mùa hè năm 1942, khi quân Quốc xã đến chiếm đóng Hà Lan, Anne, khi ấy đã 12 tuổi, bắt đầu viết cuốn nhật ký kể lại cuộc sống hàng ngày của mình, về quan hệ của em với gia đình và bạn bè, và những quan sát về thế giới đang ngày càng trở nên nguy hiểm xung quanh em. Ngày 06/07, vì lo sợ bị đưa đến đến một trại tập trung của Đức Quốc xã, gia đình nhà Frank đã tới trú ẩn trong một nhà máy do những người Công giáo điều hành. Trong hai năm tiếp theo, với lời dọa giết của các sĩ quan Đức Quốc xã tuần tra ngay bên ngoài nhà kho, Anne đã viết một cuốn nhật ký với sự châm biếm, hài hước và cả những thông tin chi tiết. Continue reading “06/07/1942: Gia đình Anne Frank tìm nơi trú ẩn”

05/07/1865: Cứu Thế Quân được thành lập

Nguồn: Salvation Army founded, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1865, tại East End, London, nhà truyền giáo Tin lành (revivalist) William Booth và vợ ông, Catherine, đã thành lập Hiệp hội Phục hưng Cơ Đốc (Christian Mission), sau này đổi thành Cứu Thế Quân (Salvation Army). Quyết tâm chiến đấu chống lại nghèo đói và sự thờ ơ với tôn giáo với hiệu quả như ở trong quân đội, Booth đã xây dựng mô hình giáo phái của mình theo hình ảnh quân đội Anh, đặt tên gọi cho những người đứng đầu là “sĩ quan” và các thành viên mới là “lính mới tuyển mộ.”

Hiệp hội Phục hưng Cơ Đốc, trong đó phụ nữ cũng được bình đẳng với nam giới, đã phát động “các chiến dịch” tại những khu ổ chuột nghèo khó nhất ở London. Những căn bếp phát súp miễn phí là dự án đầu tiên trong danh sách hàng loạt các dự án khác nhau được thiết kế để hỗ trợ về cả thể chất và tinh thần cho những người nghèo khổ. Trong những năm đầu tiên, nhiều người Anh đã lên án sứ mệnh và chiến thuật của Hiệp hội Phục hưng Cơ Đốc, và các thành viên của Hiệp hội thường phải nộp phạt và hoặc bị bắt giam vì tội phá rối trị an. Continue reading “05/07/1865: Cứu Thế Quân được thành lập”

04/07/1917: Quân đội Mỹ diễu hành tới mộ của Lafayette

Nguồn: U.S. troops march through Paris to Lafayette’s tomb, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, ngày quốc khánh Hoa Kỳ, quân đội nước này đã lần đầu tiên diễn hành trong Thế chiến I. Họ diễu hành qua các đường phố Paris để đến ngôi mộ của Hầu tước Lafayette, một nhà quý tộc người Pháp và là anh hùng trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ.

Dù phần lớn quân Mỹ đã đến St Nazaire, Pháp, kể từ ngày 26/06/1916 – gần ba tháng sau khi Mỹ chính thức tuyên chiến vào đầu tháng 04 – họ hoàn toàn không có ảnh hưởng ngay lập tức trên các chiến trường của Thế chiến I. Đầu tiên, vì quân đội Mỹ có nhiều thành viên mới nhập ngũ, họ cần được đào tạo và phân bổ thành các tiểu đoàn một cách hiệu quả. Họ cũng cần phải củng cố lực lượng trước khi có đủ sức mạnh để đối đầu với Đức trên mặt trận phía Tây. Continue reading “04/07/1917: Quân đội Mỹ diễu hành tới mộ của Lafayette”

03/07/1968: Mỹ công bố số thương vong mới tại Việt Nam

Nguồn: U.S. command announces new high in casualties, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, Bộ tư lệnh Mỹ tại Sài Gòn đã công bố báo cáo cho thấy số người Mỹ thiệt mạng trong sáu tháng đầu năm 1968 là nhiều hơn cả năm 1967. Con số thương vong này là kết quả trực tiếp của nhiều cuộc đối đầu xảy ra trong và ngay sau đợt tấn công Tết Mậu Thân của lực lượng cộng sản.

Chiến dịch Tết Mậu Thân bắt đầu vào ngày 30/01/1968, khi lực lượng cộng sản tấn công Sài Gòn, Huế, năm trong số sáu tỉnh tự trị, 36 trong số 44 thủ phủ của các tỉnh, và 64 trong tổng số 245 quận/huyện của các tỉnh. Thời gian và cường độ của đợt tấn công đã làm cho quân đội miền Nam và quân Mỹ hoàn toàn mất cảnh giác, nhưng cuối cùng lực lượng Đồng Minh cũng đã đảo ngược tình hình. Continue reading “03/07/1968: Mỹ công bố số thương vong mới tại Việt Nam”

02/06/1947: Liên Xô từ chối hỗ trợ từ Kế hoạch Marshall

Nguồn: Soviet Union rejects Marshall Plan assistance, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, Ngoại trưởng Liên Xô V. M. Molotov đã rời khỏi cuộc họp với đại diện của hai chính phủ Anh và Pháp, nhằm thể hiện sự từ chối của Liên Xô đối với Kế hoạch Marshall. Hành động của Molotov chỉ ra rằng Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Nga đang gia tăng.

Ngày 04/06/1947, Ngoại trưởng George C. Marshall đã phát biểu rằng Mỹ sẵn sàng hỗ trợ kinh tế cho các quốc gia bị chiến tranh tàn phá ở châu Âu để giúp họ phục hồi kinh tế. Kế hoạch Marshall, tên gọi của chương trình này, sau cùng đã cung cấp hàng tỷ USD cho các nước châu Âu và giúp ngăn chặn thảm hoạ kinh tế ở nhiều nước trong số đó. Phản ứng của Liên Xô trước bài phát biểu của Marshall là một sự im lặng sắt đá. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mołotov đã đồng ý họp vào ngày 27/06 với những người đồng cấp Anh và Pháp của ông để thảo luận về phản ứng của châu Âu đối với đề xuất của Mỹ. Continue reading “02/06/1947: Liên Xô từ chối hỗ trợ từ Kế hoạch Marshall”

01/07/1966: Mỹ tiếp tục đánh bom miền Bắc Việt Nam

Nguồn: Bombing of North Vietnam continues, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, Không Lực và Hải quân Mỹ đã tiến hành một loạt các cuộc đột kích vào nhiều kho chứa nhiên liệu tại khu vực Hà Nội – Hải Phòng. Một kho xăng cách Hà Nội 15 dặm về phía đông bắc, nơi lưu trữ 9% xăng dầu của miền Bắc, đã bị tấn công vào ngày này. Kho dầu Đồ Sơn, cách Hải Phòng 12 dặm về phía đông nam, thì bị tấn công vào ngày 03/06. Đợt tấn công kéo dài trong hai ngày nữa, với nhiều cơ sở xăng dầu gần Hải Phòng, Thanh Hóa, Vinh và nhiều bồn nhiên liệu tại khu vực Hà Nội bị đánh bom.

Những cuộc đột kích này là một phần của Chiến dịch Sấm Rền (Operation Rolling Thunder) vốn bắt đầu từ tháng 03/1965. Đợt tấn công vào các cơ sở nhiên liệu của Bắc Việt cũng cho thấy một mức độ đánh bom mới, vì các địa điểm này trước đây đã bị giới hạn nằm ngoài mục tiêu. Tuy nhiên, đợt đột kích không có tác động lâu dài bởi vì Trung Quốc và Liên Xô đã nhanh chóng giúp thay thế các kho dầu này. Continue reading “01/07/1966: Mỹ tiếp tục đánh bom miền Bắc Việt Nam”

30/06/1934: Sự kiện ‘Đêm của những con dao dài’

Nguồn: Night of the Long Knives, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1934, tại Đức, lãnh đạo Quốc xã Adolf Hitler đã ra lệnh thanh trừng đảng chính trị của mình, cho ám sát hàng trăm người phát xít mà ông tin rằng có khả năng trở thành kẻ thù chính trị trong tương lai. Các lãnh đạo của “Sư đoàn bão táp” (Sturmabteilung), với 4 triệu thành viên đã giúp đưa Hitler lên nắm quyền vào đầu những năm 1930, nay lại trở thành mục tiêu chính. Hitler lo ngại rằng một số người đã quá nghiêm túc với chiến dịch tuyên truyền “Chủ nghĩa xã hội quốc gia” mà ông đưa ra trước đó, nên họ có thể vô hiệu hóa kế hoạch đàn áp quyền của người lao động mà Hitler đề xuất nhằm giúp nền công nghiệp Đức chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh. Continue reading “30/06/1934: Sự kiện ‘Đêm của những con dao dài’”

29/06/1964: Binh sĩ New Zealand đầu tiên đến Việt Nam

Nguồn: First New Zealand troops arrive, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, 24 kỹ sư quân đội New Zealand đã đến Sài Gòn như là một dấu hiệu cho sự ủng hộ của nước này đối với nỗ lực của Mỹ tại miền Nam Việt Nam. Đội quân này là một phần của Lực lượng Quân sự Thế giới Tự do (Free World Military Forces), một nỗ lực của Tổng thống Lyndon B. Johnson nhằm lôi kéo các nước khác ủng hộ việc Mỹ tham chiến tại Nam Việt Nam bằng cách gửi binh sĩ và hỗ trợ quân sự đến. Mức độ hỗ trợ không phải là vấn đề chính yếu; Johnson chỉ muốn minh hoạ tình đoàn kết quốc tế và sự đồng thuận đối với các chính sách của Mỹ ở Đông Nam Á và ông tin rằng việc một số nước tham gia sẽ giúp đạt được điều đó. Nỗ lực này còn được gọi là chương trình “nhiều lá cờ” (many flags). Continue reading “29/06/1964: Binh sĩ New Zealand đầu tiên đến Việt Nam”

28/06/1519: Charles được chọn làm Hoàng đế La Mã Thần thánh

Nguồn: Charles elected Holy Roman emperor, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1519, vua Charles I của Tây Ban Nha, người thuộc dòng dõi vốn đã có ảnh hưởng ở nhiều nước châu Âu và khu vực châu Mỹ thuộc Tây Ban Nha, đã được chọn làm người kế nhiệm người ông quá cố của mình, Hoàng đế La Mã Thần thánh Maximilian I. Charles, người cũng là cháu nội của Ferdinand II và Isabella của Tây Ban Nha, đã hối lộ các hoàng tử Đức để họ bỏ phiếu cho ông, đánh bại các ứng cử viên đáng gờm như vua Henry VIII của Anh, vua Francis I của Pháp, và Frederick Khôn ngoan (Frederick the Wise), Công tước xứ Saxony. Continue reading “28/06/1519: Charles được chọn làm Hoàng đế La Mã Thần thánh”

27/06/1976: Ebola bùng phát ở Sudan

Nguồn: Ebola breaks out in Sudan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1976, một chủ cửa hàng tại thị trấn Nzara, Sudan, bất ngờ bị bệnh. Năm ngày sau đó, anh qua đời, và dịch cúm Ebola đầu tiên trên thế giới bắt đầu lan truyền khắp khu vực. Vào thời điểm dịch bệnh kết thúc, đã có 284 ca mắc bệnh được báo cáo, với khoảng một nửa số nạn nhân đã chết.

Các triệu chứng của sốt xuất huyết Ebola thường bắt đầu khoảng 4 đến 15 ngày sau khi người bệnh nhiễm virus. Nạn nhân đầu tiên sẽ có các triệu chứng giống của bệnh cúm, như sốt cao, đau nhức và suy nhược cơ thể. Thường thì các triệu chứng này sẽ được theo sau bởi tiêu chảy, nôn mửa và phát ban khắp cơ thể. Sau đó, người bệnh có thể bị chảy máu từ bất kỳ lỗ nào trên cơ thể và bắt đầu bị tổn thương nội tạng. Trong vòng 7 đến 10 ngày, họ sẽ kiệt sức, mất nước và bắt đầu bị sốc. Continue reading “27/06/1976: Ebola bùng phát ở Sudan”

26/06/1948: Mỹ bắt đầu Cầu hàng không Berlin

Nguồn: U.S. begins Berlin Airlift, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1948, các phi công Mỹ và Anh đã bắt đầu dùng máy bay để phân phối thực phẩm và đồ tiếp viện tới Berlin, sau khi thành phố này bị cô lập bởi cuộc phong tỏa của Liên Xô.

Khi Thế chiến II kết thúc vào năm 1945, nước Đức thất bại đã bị chia thành các khu vực do Liên Xô, Mỹ, Anh và Pháp lần lượt chiếm đóng. Thủ đô Berlin, dù nằm trong khu vực chiếm đóng của Liên Xô, nhưng vẫn được chia thành bốn phần, phe Đồng Minh chiếm phần phía Tây thành phố, còn Liên Xô giữ phần phía Đông. Tháng 06/1948, chính quyền Joseph Stalin đã cố gắng củng cố quyền kiểm soát thành phố bằng cách chặn tất cả các tuyến đường bộ và đường thủy đến Tây Berlin, nhằm gây áp lực buộc Đồng Minh di tản. Kết quả là, bắt đầu từ ngày 24/06, hai triệu người dân Tây Berlin đã bị cắt mất nguồn thực phẩm, nhiên liệu sưởi ấm và các nguồn cung thiết yếu quan trọng khác. Continue reading “26/06/1948: Mỹ bắt đầu Cầu hàng không Berlin”

25/06/1876: Trận Little Bighorn bắt đầu

Nguồn: Battle of Little Bighorn, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1876, lực lượng người Mỹ bản địa dẫn đầu bởi hai Tù trưởng Crazy Horse và Sitting Bull đã đánh bại quân của Trung tá George Armstrong Custer trong một trận chiến đẫm máu gần sông Little Bighorn ở bang Montana.

Crazy Horse và Sitting Bull, hai lãnh đạo của bộ lạc Sioux ở Đại Bình nguyên Bắc Mỹ, đã kháng cự mạnh mẽ những nỗ lực của chính phủ Mỹ nhằm buộc người da đỏ sống trong các “khu vực bảo tồn” dành cho người da đỏ vào thế kỷ 19. Năm 1875, sau khi vàng được phát hiện ở Black Hills, South Dakota, quân đội Mỹ đã ngó lơ các hiệp ước trước đó và tiến hành xâm chiếm khu vực này. Sự phản bội ấy đã khiến nhiều người dân thuộc bộ lạc Sioux và Cheyenne rời khỏi “khu vực bảo tồn” và gia nhập lực lượng của Sitting Bull và Crazy Horse ở Montana. Cuối mùa xuân năm 1876, hơn 10.000 người Mỹ bản địa đã tập hợp trong một khu trại dọc theo sông Little Bighorn – nơi mà họ gọi là Greasy Grass – nhằm chống lại lệnh của Bộ Ngoại giao Mỹ: hoặc quay lại “khu vực bảo tồn”, hoặc sẽ bị tấn công. Continue reading “25/06/1876: Trận Little Bighorn bắt đầu”

24/06/1997: Mỹ công bố Báo cáo về UFO ở Roswell

Nguồn: U.S. Air Force reports on Roswell, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1997, các quan chức Không Lực Mỹ đã công bố một báo cáo dài 231 trang bác bỏ tuyên bố về tai nạn tàu vũ trụ của người ngoài hành tinh ở Roswell, New Mexico diễn ra gần 50 năm trước đó.

Sự quan tâm của công chúng đối với Vật thể bay Không xác định, hay UFO, bắt đầu phát triển từ thập niên 1940, khi những tiến bộ về du hành không gian và bình minh của thời đại nguyên tử đã khiến nhiều người Mỹ chú ý đến bầu trời. Thị trấn Roswell, nằm gần sông Pecos ở đông nam bang New Mexico, đã trở thành nam châm thu hút các tín đồ UFO do những sự kiện kỳ lạ diễn ra đầu tháng 07/1947, khi chủ trang trại W.W. Brazel tìm thấy những mảnh vụn lấp lánh kỳ lạ nằm rải rác trên đất của ông. Continue reading “24/06/1997: Mỹ công bố Báo cáo về UFO ở Roswell”