07/12/1964: Tình hình xấu đi ở miền Nam Việt Nam

Nguồn: Situation deteriorates in South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, tình hình ở miền Nam Việt Nam đã xấu đi khi Việt Cộng tấn công và chiếm giữ trụ sở huyện An Lão và phần lớn vùng thung lũng xung quanh, nằm cách Sài Gòn 300 dặm về phía đông bắc.

Quân đội miền Nam chỉ giành được quyền kiểm soát sau khi quân tiếp viện được trực thăng Mỹ đưa đến. Trong cuộc giao tranh, đã có hai cố vấn người Mỹ thiệt mạng. Hơn 300 lính miền Nam gặp thương vong và khoảng 7.000 dân làng bị buộc phải bỏ nhà cửa. Continue reading “07/12/1964: Tình hình xấu đi ở miền Nam Việt Nam”

06/12/1921: Nước Ireland Tự do được thành lập

Nguồn: Irish Free State declared, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1921, Nước Ireland Tự Do (Irish Free State) – chiếm 4/5 diện tích Ireland, đã được tuyên bố thành lập, chấm dứt cuộc đấu tranh kéo dài năm năm của người Ireland nhằm giành độc lập từ Anh. Giống như các quốc gia giành độc lập từ Đế quốc Anh khác, Ireland vẫn là một phần thuộc Khối Thịnh Vượng Chung Anh, về mặt hình thức là dưới quyền nhà vua Anh. Nước Ireland Tự do sau đó đã cắt đứt quan hệ với Anh và được đổi tên thành Eire, và bây giờ được gọi là Cộng hòa Ireland.

Người Anh bắt đầu cai trị đảo Ireland từ thế kỷ 12, và Nữ hoàng Elizabeth I của Anh đã khuyến khích người Tin lành Scotland di cư quy mô lớn sang Ireland trong thế kỷ 16. Trong những thế kỷ tiếp theo, hàng loạt cuộc nổi dậy của người Công giáo Ireland đã bị đè bẹp khi mà người Ireland gốc Anh trở nên thống trị trước cộng đồng Công giáo đa số. Continue reading “06/12/1921: Nước Ireland Tự do được thành lập”

05/12/1915: Cuộc bao vây Kut al-Amara bắt đầu

Nguồn: Siege of British-occupied Kut, Mesopotamia begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, các lực lượng của Thổ Nhĩ Kỳ và Đức đã phát động một cuộc tấn công vào thị trấn Kut al-Amara do Anh chiếm đóng trên sông Tigris ở Mesopotamia (Lưỡng Hà), Iraq ngày nay.

Dưới sự chỉ huy của Sir John Nixon, quân đội Anh đã có được thành công ban đầu trong cuộc xâm lược Mesopotamia. Các lực lượng của tư lệnh sư đoàn tiền phương của Nixon, Sir Charles Townshend, đã tới và chiếm tỉnh Basra thuộc vung Mesopotamia, bao gồm cả thị trấn Kut al-Amara, vào cuối tháng 09/1915. Từ đó, họ cố gắng di chuyển theo sông Tigris và Euphrates về phía Baghdad, nhưng bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đánh bật lại tại Ctesiphon (hay Selman Pak) vào cuối tháng 11. Continue reading “05/12/1915: Cuộc bao vây Kut al-Amara bắt đầu”

04/12/1945: Thượng viện đồng ý cho Mỹ vào LHQ

Nguồn: Senate approves U.S. participation in United Nations, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, trong một cuộc bỏ phiếu với tỷ lệ áp đảo 65 trên 7, Thượng viện Mỹ đã chấp thuận sự tham gia đầy đủ của nước này vào Liên Hiệp Quốc. Liên Hiệp Quốc đã chính thức ra đời vào ngày 24/10/1945, khi Trung Quốc, Pháp, Liên Xô, Anh, Mỹ và đa số các nước ký khác đã phê chuẩn hiến chương của tổ chức này. Sự chấp thuận của Thượng viện có nghĩa là Mỹ có thể tham gia cùng hầu hết các quốc gia trên thế giới trong tổ chức quốc tế này, vốn có mục đích phân xử các mâu thuẫn giữa các quốc gia và ngăn chặn xâm lược quân sự. Continue reading “04/12/1945: Thượng viện đồng ý cho Mỹ vào LHQ”

03/12/1944: Nội chiến nổ ra ở Athens

Nguồn: Civil war breaks out in Athens, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, một cuộc nội chiến đã nổ ra ở Athens khi du kích cộng sản chiến đấu với lực lượng dân chủ, nhằm giành quyền kiểm soát đất nước Hy Lạp khi ấy đã được giải phóng. Đức đã tới chiếm Hy Lạp để giải cứu người Ý sau khi họ thất bại trong cuộc xâm lăng Hy Lạp, đe dọa mở đường cho quân Đồng Minh vào chiếm đóng.

Khi quân Đức đến, đã có nhiều lực lượng kháng chiến Hy Lạp tham gia chiến đấu, nhưng nổi bật nhất là hai nhóm: thứ nhất là phong trào kháng chiến do cộng sản ủng hộ gọi là Mặt trận Giải phóng Quốc gia (National Liberation Front), và thứ hai là phong trào tự do, dân chủ được gọi là Quân đội Quốc gia Dân chủ Hy Lạp (Greek Democratic National Army). Continue reading “03/12/1944: Nội chiến nổ ra ở Athens”

02/12/1804: Napoléon lên ngôi Hoàng đế

Nguồn: Napoleon crowned emperor, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1804, tại Nhà thờ Notre Dame ở Paris, Napoléon Bonaparte đã được trao vương niệm trở thành Napoléon I, người Pháp đầu tiên giữ danh hiệu Hoàng đế trong vòng một nghìn năm. Đức Giáo Hoàng Pius VII trao cho Napoléon chiếc vương miện mà nhà chinh phục châu Âu 35 tuổi đã tự tay đặt lên đầu mình.

Napoléon, sinh ra ở đảo Corsica, là một trong những chiến lược gia quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Ông nhanh chóng nổi lên trong hàng ngũ của Quân đội Cách mạng Pháp trong những năm cuối thập niên 1790. Đến năm 1799, Pháp đã ở trong tình trạng chiến tranh với hầu hết các nước châu Âu, và Napoléon vừa về nước sau chiến dịch Ai Cập để tiếp nhận quyền lực từ chính phủ Pháp và cứu nước ông khỏi sụp đổ. Continue reading “02/12/1804: Napoléon lên ngôi Hoàng đế”

01/12/1934: Sergey Kirov bị ám sát

Nguồn: Sergey Kirov murdered, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1934, Sergey Kirov, lãnh đạo Cách mạng Nga và là thành viên cấp cao của Bộ chính trị, đã bị đảng viên Đảng Cộng sản Leonid Nikolayev bắn chết tại văn phòng của ông ở Leningrad. Nguyên nhân có thể là do sự xúi giục của lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin.

Dù vai trò đích xác của Stalin trong vụ ám sát đối thủ chính trị Kirov còn chưa rõ ràng, nhưng ông đã sử dụng vụ giết người này làm cái cớ để loại bỏ nhiều đối thủ của mình trong Đảng Cộng sản, cũng như trong chính phủ, lực lượng vũ trang và giới trí thức. Continue reading “01/12/1934: Sergey Kirov bị ám sát”

30/11/1965: McNamara cảnh báo cộng sản đang thắng thế ở Việt Nam CH

Nguồn: McNamara warns Johnson that communists are gaining strength in South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, sau chuyến thăm Việt Nam Cộng hòa, Bộ trưởng Quốc phòng McNamara đã báo cáo trong một bản ghi nhớ cho Tổng thống Lyndon B. Johnson rằng chính quyền miền Nam của Nguyễn Cao Kỳ “vẫn còn tồn tại, nhưng không nhận được sự ủng hộ rộng rãi, hoặc tạo ra các hành động.”

Ông nói rằng việc Việt Cộng tuyển mộ lực lượng thành công, cùng với sự xâm nhập của quân đội Bắc Việt, tiếp tục cho thấy “kẻ thù có thể sẽ tăng cường sức mạnh tương đương 110 tiểu đoàn hiện tại lên hơn tương đương 150 tiểu đoàn vào cuối năm 1966.” Continue reading “30/11/1965: McNamara cảnh báo cộng sản đang thắng thế ở Việt Nam CH”

29/11/1952: Eisenhower tới Hàn Quốc

Nguồn: Eisenhower goes to Korea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, nhằm thực hiện lời hứa đầy ấn tượng trong chiến dịch tranh cử của ông, Tổng thống mới được bầu Dwight D. Eisenhower đã tới Nam Triều Tiên (nay là Hàn Quốc) để cố gắng tìm ra chìa khóa chấm dứt cuộc chiến tranh Triều Tiên. Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 1952, ứng viên đảng Cộng hòa Eisenhower đã chỉ trích Chính sách đối ngoại của Truman, đặc biệt là về việc không có khả năng chấm dứt cuộc xung đột ở bán đảo Triều Tiên.

Ngày 24/10, Tổng thống Truman đã thách Eisenhower đưa ra một chính sách thay thế. Eisenhower đáp lại trong một tuyên bố đáng ngạc nhiên rằng nếu ông được bầu, ông sẽ đích thân đi đến Hàn Quốc để có cái nhìn cận cảnh về tình hình. Continue reading “29/11/1952: Eisenhower tới Hàn Quốc”

28/11/1520: Magellan đến Thái Bình Dương

Nguồn: Magellan reaches the Pacific, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1520, sau khi vượt qua eo biển nguy hiểm ở phía dưới Nam Mỹ (mà hiện được đặt theo tên ông), thuyền trưởng người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan đã tiến vào Thái Bình Dương cùng với ba chiếc tàu, trở thành nhà thám hiểm người Châu Âu đầu tiên đến Thái Bình Dương từ Đại Tây Dương.

Ngày 20/09/1519, Magellan khởi hành từ Tây Ban Nha với nỗ lực tìm ra tuyến đường biển phía Tây đến Quần đảo Gia vị (tức Moluccas) giàu có  thuộc Indonesia ngày nay. Là chỉ huy của năm tàu và 270 người, Magellan đã giong buồm tới Tây Phi và sau đó đến Brazil, nơi ông tìm kiếm dọc bờ biển Nam Mỹ để tìm một eo biển đưa mình tới Thái Bình Dương. Continue reading “28/11/1520: Magellan đến Thái Bình Dương”

27/11/1914: Hindenburg kỷ niệm Chiến dịch Warsaw

Nguồn: Hindenburg celebrates Warsaw campaign, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, Tổng Tư lệnh Đức Paul von Hindenburg đã đưa ra lời tuyên bố chiến thắng tại các chiến trường của Mặt trận phía Đông, tuyên dương chiến dịch của quân đội mình chống lại các lực lượng của Nga tại thành phố Warsaw, Ba Lan.

Ngày 01/11, Hindenburg được bổ nhiệm làm Tổng Tư lệnh của tất cả các binh sĩ Đức trên Mặt trận phía Đông; tham mưu trưởng của ông là Erich Ludendorff, người đã hỗ trợ ông giành được một vài chiến công trước đó chống lại các lực lượng Nga ở Đông Phổ. Continue reading “27/11/1914: Hindenburg kỷ niệm Chiến dịch Warsaw”

26/11/1941: Đặc nhiệm Nhật lên đường đến Trân Châu Cảng

Nguồn: Japanese task force leaves for Pearl Harbor, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Đô đốc Chuichi Nagumo đã dẫn đầu Hạm đội Không quân Nhật Bản số 1, một nhóm tàu sân bay tấn công, hướng về Trân Châu Cảng, cùng với ý định rằng, “nếu đàm phán với Mỹ thành công, hạm đội sẽ ngay lập tức rút quân trở về.”

Đàm phán đã diễn ra suốt nhiều tháng. Người Nhật muốn chấm dứt các lệnh cấm vận kinh tế của Mỹ. Người Mỹ muốn Nhật rút khỏi Trung Quốc và Đông Nam Á – và từ bỏ Hiệp ước Tam cường (Tripartite “Axis” Pact) với Đức và Ý như là điều kiện cần trước khi cấm vận có thể được dỡ bỏ. Không bên nào chịu nhượng bộ. Continue reading “26/11/1941: Đặc nhiệm Nhật lên đường đến Trân Châu Cảng”

25/11/1918: Chỉ huy của Đức ở Đông Phi đầu hàng

Nguồn: German commander in East Africa surrenders, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, hai tuần sau hiệp định đình chiến kết thúc Thế chiến I ở châu Âu, Đại tá Paul von Lettow-Vorbeck của Đức cuối cùng đã ra lệnh cho quân đội của mình đầu hàng tại khu vực Đông Phi mà Đức đang chiếm đóng.

Là một bậc thầy về chiến tranh du kích, nổi tiếng vì những chiến dịch dũng cảm và hành động đáng khâm phục, Lettow-Vorbeck nổi lên trong Thế chiến I như là nhà chỉ huy quân đội duy nhất bất khả chiến bại ở cả hai bên cuộc xung đột. Ngay từ đầu, vị Đại tá đã biết sự thống trị của Hải quân Anh trên biển có nghĩa là sẽ có rất ít quân tiếp viện được đưa đến từ quê nhà, và kết quả là, nỗ lực chiến tranh của Đức ở các thuộc địa châu Phi sẽ phải được thực hiện theo sáng kiến của riêng ông. Continue reading “25/11/1918: Chỉ huy của Đức ở Đông Phi đầu hàng”

24/11/1944: Mỹ mở đợt không kích B-29 vào Tokyo

Nguồn: U.S. B-29s raid Tokyo, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, 111 máy bay ném bom B-29 Superfortress của Mỹ đã tấn công Tokyo. Đây là đợt không kích đầu tiên kể từ cuộc đột kích của Đại Úy Jimmy Doolittle vào năm 1942. Mục tiêu của chiếc dịch này là nhà máy sản xuất máy bay Nakajima (Nakajima Aircraft Works).

Mùa thu năm 1944 đã chứng kiến một đợt đánh bom chiến lược kéo dài lên Nhật Bản. Nó bắt đầu với một chuyến bay trinh sát tới Tokyo bởi chiếc Tokyo Rose, một máy bay ném bom B-29 Superfortress lái bởi Đại úy Ralph D. Steakley, người đã chụp hơn 700 bức ảnh khu vực bị đánh bom trong vòng 35 phút. Sau đó, bắt đầu vào tuần đầu tiên của tháng 11, Mỹ đã tiến hành hàng loạt các cuộc đột kích B-29, thả hàng trăm tấn chất nổ lên Iwo Jima nhằm khiến cho các máy bay chiến đấu của Nhật Bản tại đây không thể cất cánh và trở nên vô dụng trong việc phản công. Sau đó, họ bay đến Tokyo. Continue reading “24/11/1944: Mỹ mở đợt không kích B-29 vào Tokyo”

23/11/1979: Thành viên IRA lãnh án vì ám sát Mountbatten

Nguồn: IRA member sentenced for Mountbatten’s assassination, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1979, Thomas McMahon, một thành viên của Quân đội Cộng hòa Ireland (Irish Republican Army, IRA), bị kết án tù chung thân vì đã chuẩn bị và cho nổ bom giết chết Lord Louis Mountbatten và ba người khác vào ba tháng trước đó.

Ngày 27/08/1979, Lord Mountbatten đã bị giết khi McMahon và những kẻ khủng bố khác của IRA cho phát nổ một quả bom nặng 50 cân Anh được giấu trên tàu đánh cá Shadow V. Mountbatten, vị anh hùng của Thế chiến II, là một chính trị gia cao niên, đồng thời là anh họ của Nữ hoàng Elizabeth II, đã dành cả ngày với gia đình của mình ở vịnh Donegal ngoài khơi tây bắc Ireland khi quả bom thình lình phát nổ. Ba người khác bị giết trong vụ tấn công, bao gồm cả cháu nội 14 tuổi của Mountbatten, Nicholas. Cuối ngày hôm đó, một vụ đánh bom khác được IRA tiến hành trên đất liền đã giết chết 18 lính dù Anh ở hạt Down, Ireland. Continue reading “23/11/1979: Thành viên IRA lãnh án vì ám sát Mountbatten”

22/11/1967: Westmoreland tuyên bố chiến thắng tại Đắk Tô

Nguồn: Westmoreland claims U.S. victory at Dak To, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, Tướng William Westmoreland, Tư lệnh Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (U.S. Military Assistance Command Vietnam), đã có buổi trình bày trước các quan chức Lầu Năm góc. Tại đây, ông nói rằng trận đánh Đắk Tô là “khởi đầu của một thất bại to lớn cho kẻ thù.”

Trận Đắk Tô bắt đầu vào ngày 03/11 khi 4.500 lính Mỹ thuộc Sư Đoàn 4 và Lữ Đoàn Không vận 173 đương đầu với bốn trung đoàn cộng sản (khoảng 6.000 quân) ở Tây Nguyên. Đỉnh điểm của chiến dịch này là trận đánh man rợ bắt đầu vào ngày 19/11 trên Đồi 875, 12 dặm về phía tây nam Đắk Tô. Continue reading “22/11/1967: Westmoreland tuyên bố chiến thắng tại Đắk Tô”

21/11/1975: Chính phủ Mỹ bị cáo buộc ám sát lãnh đạo nước ngoài

Nguồn: Congressional report charges U.S. involvement in assassination plots, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, một Ủy ban của Thượng viện Mỹ đã đưa ra một báo cáo cáo buộc rằng các quan chức chính phủ nước này đứng sau các kế hoạch ám sát hai nhà lãnh đạo nước ngoài và đã tham gia vào ít nhất là ba âm mưu khác. Những tiết lộ gây sốc này cho thấy Mỹ sẵn sàng làm đến mức giết người để theo đuổi các chính sách Chiến tranh Lạnh.

Ủy ban Thượng viện Điều tra Các Hoạt động của Chính phủ Liên quan đến Hoạt động Tình báo (Study Governmental Operations with Respect to Intelligence Activities) do Thượng nghị sĩ Frank Church chủ trì cáo buộc rằng các quan chức Mỹ đã xúi giục các âm mưu ám sát lãnh đạo Cuba Fidel Castro và Patrice Lumumba của Congo. Continue reading “21/11/1975: Chính phủ Mỹ bị cáo buộc ám sát lãnh đạo nước ngoài”

20/11/1917: Anh bất ngờ tấn công bằng xe tăng tại Cambrai

Nguồn: British launch surprise tank attack at Cambrai, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào rạng sáng ngày này năm 1917, sáu sư đoàn bộ binh và hai sư đoàn kỵ binh của Lực lượng Viễn chinh Anh – với sự trợ giúp từ 14 phi đội thuộc Không quân Hoàng gia – đã cùng với Đội Thiết giáp Anh tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ vào các phòng tuyến của Đức gần Cambrai, Pháp.

Sau khi người Anh ra mắt những chiếc xe tăng bọc thép đầu tiên trong cuộc tấn công quy mô lớn tại Somme vào tháng 09/1916, hiệu quả của loại vũ khí này – ngoài giá trị ban đầu của sự ngạc nhiên – đã nhanh chóng bị nghi ngờ. Những chiếc xe tăng đầu tiên rất chậm chạp và khó sử dụng; việc điều hướng và tầm nhìn từ các thiết bị điều khiển của chúng khá yếu kém, và dù có thể chịu được đạn từ các loại súng nhỏ, nhưng xe tăng vẫn có thể bị phá hủy dễ dàng bởi đạn cối. Hơn nữa, các xe tăng thường bị sa lầy trong địa hình bùn lầy của Mặt trận phía Tây vào mùa thu và mùa đông, làm cho chúng trở nên vô dụng hoàn toàn. Continue reading “20/11/1917: Anh bất ngờ tấn công bằng xe tăng tại Cambrai”

19/11/1977: Sadat đến thăm Israel

Nguồn: Sadat visits Israel, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1977, trong một động thái chưa từng có của một nhà lãnh đạo Ả Rập, Tổng thống Ai Cập Anwar el Sadat đã đến Jerusalem để tìm kiếm một giải pháp hòa bình lâu dài với Israel sau nhiều thập niên xung đột. Chuyến thăm của Sadat, trong đó ông gặp Thủ tướng Israel Menachem Begin và phát biểu trước Quốc hội (Knesset), đã bị phỉ báng ở hầu hết các nước Ả Rập.

Mặc cho những lời chỉ trích từ các đồng minh khu vực của Ai Cập, Sadat vẫn tiếp tục theo đuổi hòa bình với Begin, và năm 1978, hai nhà lãnh đạo gặp lại nhau tại Mỹ, nơi họ đàm phán một thỏa thuận lịch sử với Tổng thống Jimmy Carter tại Trại David, Maryland. Hiệp ước Trại David (Camp David Accords), được ký vào tháng 09/1978, đã đặt nền móng cho một hiệp định hòa bình vĩnh viễn giữa Ai Cập và Israel sau ba thập niên chiến tranh. Continue reading “19/11/1977: Sadat đến thăm Israel”

18/11/1916: Trận Somme kết thúc

Nguồn: Battle of the Somme ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, Tổng Tư lệnh Quân đội Anh, Sir Douglas Haig, đã ra lệnh ngừng hoạt động tiến công gần sông Somme ở tây bắc nước Pháp, kết thúc Trận Somme sau hơn bốn tháng xung đột đẫm máu.

Với việc Pháp rơi vào vòng vây tại Verdun kể từ tháng 02, trận Somme là nỗ lực đã được lên kế hoạch lâu dài của Haig nhằm tạo ra một cuộc đột phá cho phe Hiệp ước trên mặt trận phía Tây. Sau một tuần bắn phá bằng pháo binh, cuộc tấn công đã chính thức bắt đầu vào sáng ngày 01/07/1916, khi binh lính từ 11 sư đoàn Anh xuất hiện từ các chiến hào của họ gần sông Somme ở tây bắc nước Pháp và hành quân về phía chiến tuyến với quân Đức. Continue reading “18/11/1916: Trận Somme kết thúc”