22/08/1914: Thương vong nặng nề trong Trận chiến Biên giới

Nguồn: Heavy casualties suffered in the Battles of the Frontiers, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1914, khi các lực lượng Pháp và Đức đối đầu nhau trên Mặt trận phía Tây trong tháng mở màn Thế chiến I, những cuộc chạm trán riêng lẻ của ngày hôm trước biến thành một trận chiến toàn diện trong các khu rừng thuộc Ardennes và tại Charleroi, gần ngã ba sông Sambre và Meuse.

Cuốn nhật ký của một người lính Đức đã mô tả sự hỗn loạn khủng khiếp của ngày hôm đó trên các chiến tuyến ở Tintigny, gần Ardennes, nơi Tập đoàn quân số 4 và số 5 của Đức đang chiến đấu chống lại các Tập đoàn quân số 3 và số 4 của Pháp. “ Không thể tưởng tượng được điều gì khủng khiếp hơn…Chúng tôi tiến quân quá nhanh – một người dân đã bắn vào chúng tôi – anh ta bị bắn ngay lập tức – chúng tôi được lệnh tấn công cánh của đối phương trong một rừng sồi – chúng tôi đã mất phương hướng – đội quân rơi vào tình thế nguy hiểm – kẻ địch đã nổ súng – đạn rơi xuống đầu chúng tôi như mưa đá.” Continue reading “22/08/1914: Thương vong nặng nề trong Trận chiến Biên giới”

21/08/1991: Đảo chính chống Gorbachev thất bại

Nguồn: Coup attempt against Gorbachev collapses, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, chỉ ba ngày sau khi bắt đầu, cuộc đảo chính chống lại nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã nhanh chóng thất bại. Dù không bị lật đổ nhưng số ngày cầm quyền của Gorbachev cũng chẳng còn là bao. Liên Xô sẽ sớm chấm dứt sự tồn tại trong vai trò một quốc gia và một mối đe dọa Chiến tranh Lạnh của Mỹ.

Đảo chính nhằm lật đổ Gorbachev bắt đầu vào ngày 18/08, dẫn đầu bởi các thành viên cộng sản cứng rắn trong chính phủ Liên Xô và quân đội. Tuy nhiên, nỗ lực này lại được lên kế hoạch và tổ chức rất kém cỏi. Nhóm lãnh đạo đảo chính đã dành thời gian để cãi nhau – và để uống rượu, như theo một số nguồn tin – chứ không toàn tâm cố gắng giành được sự ủng hộ của người dân cho hành động của họ. Continue reading “21/08/1991: Đảo chính chống Gorbachev thất bại”

20/08/1932: Công bố tượng đài tôn vinh binh sĩ tử trận trong Thế chiến I

Nguồn: German artist unveils monument honoring soldiers killed in World War I, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1932, tại Flanders, Bỉ, nghệ sĩ người Đức Kathe Kollwitz công bố tượng đài mà bà đã tạo ra để tưởng niệm con trai bà, Peter, cùng với hàng trăm ngàn binh lính khác đã bị giết trên chiến trường Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I.

Sinh năm 1867 tại Koningsberg, Đông Phổ, Kollwitz được dạy học riêng ở nhà và được cử đi học nghệ thuật ở Berlin, một sự giáo dục tiến bộ bất thường đối với một phụ nữ vào những năm 1880. Continue reading “20/08/1932: Công bố tượng đài tôn vinh binh sĩ tử trận trong Thế chiến I”

19/08/1953: CIA hỗ trợ đảo chính lật đổ chính phủ Iran

Nguồn: CIA-assisted coup overthrows government of Iran, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1953, quân đội Iran, với sự hậu thuẫn và viện trợ tài chính của Mỹ, đã lật đổ chính phủ của Thủ tướng Mohammed Mosaddeq và phục hồi quyền lực cho Shah (vua) của Iran. Iran sau đó tiếp tục là một đồng minh Chiến tranh Lạnh của Mỹ cho đến khi một cuộc cách mạng chấm dứt sự cai trị của Shah vào năm 1979.

Mosaddeq đã nổi lên ở Iran vào năm 1951, khi ông được bổ nhiệm làm Thủ tướng. Là một người nhiệt thành theo chủ nghĩa dân tộc, Mosaddeq ngay lập tức đã tấn công các công ty dầu mỏ của Anh đang hoạt động tại nước mình, kêu gọi chiếm giữ và quốc hữu hóa các mỏ dầu. Hành động này đã khiến ông xung đột với giới tinh hoa thân phương Tây của Iran và với Shah, Mohammed Reza Pahlevi. Continue reading “19/08/1953: CIA hỗ trợ đảo chính lật đổ chính phủ Iran”

18/08/1941: Hitler đình chỉ chương trình “Euthanasia”

Nguồn: Hitler suspends euthanasia program, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Adolf Hitler đã ra lệnh ngừng chương trình giết các bệnh nhân tâm thần và người khuyết tật một cách có hệ thống để ngăn chặn làn sóng biểu tình ở Đức.

Năm 1939, Tiến sĩ Viktor Brack, người đứng đầu chương trình Euthanasia (an tử) của Hitler, đã giám sát việc thiết lập chương trình T.4, với mục đích ban đầu là giết hại một cách có hệ thống các trẻ em bị coi là “khiếm khuyết về tinh thần.” Những đứa trẻ được đưa từ khắp nước Đức đến một Trại Thanh niên Tâm thần Đặc biệt và bị giết. Continue reading “18/08/1941: Hitler đình chỉ chương trình “Euthanasia””

17/08/1918: Quân Nga tiến vào Đông Phổ

Nguồn: Russian troops invade East Prussia, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1914, Tập đoàn quân số 1 và số 2 của Nga bắt đầu tiến vào Đông Phổ, hoàn thành lời hứa của Nga với đồng minh của mình là Pháp trong việc tấn công Đức từ phía đông càng sớm càng tốt nhằm chuyển hướng quân lực của Đức và giảm áp lực lên Pháp trong những tuần đầu của Thế chiến I.

Tập đoàn quân số 1 của Nga, được chỉ huy bởi Pavel Rennenkampf, và Tập đoàn quân số 2, do Aleksandr Samsonov dẫn đầu, tiến quân theo đội hình hai nhánh – cách nhau bởi hồ Masurian, trải dài hơn 100 km – với mục tiêu là cuối cùng tập hợp và kẹp chặt Tập đoàn quân số 8 của Đức ở giữa. Continue reading “17/08/1918: Quân Nga tiến vào Đông Phổ”

16/08/1917: Trận Langemarck bắt đầu

Nguồn: Battle of Langemarck, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, quân Đồng Minh đã bắt đầu đợt tấn công mới trong một chiến dịch được phát động từ cuối tháng 7 tại Flanders, Bỉ. Trong trận đánh được biết đến là Trận Ypres Thứ Ba, hay đơn giản hơn là Trận Passchendaele, theo tên ngôi làng nơi diễn ra giao tranh dữ dội nhất, quân đội Anh đã chiếm được làng Langemarck từ tay người Đức.

Trận đánh đầy tham vọng, được lên kế hoạch tỉ mỉ, diễn ra dưới sự dẫn dắt của Chỉ huy trưởng người Anh, Sir Douglas Haig, bắt đầu vào ngày 31/07 với cuộc tấn công của Anh và Pháp vào các vị trí của quân Đức gần làng Passchendaele, Flanders – chiến trường Ypres Salient. Sau đợt tấn công đầu tiên đạt được ít thành công hơn dự đoán, mưa lớn và bùn lầy đã cản đường bộ binh và pháo binh của Đồng minh, ngăn không cho họ tấn công mãi cho đến tuần thứ hai của tháng 8. Continue reading “16/08/1917: Trận Langemarck bắt đầu”

15/08/1964: Khrushchev tuyên bố sẵn sàng đàm phán giải trừ quân bị

Nguồn: Khrushchev announces he is ready to begin arms talks, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1964, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng) Liên Xô Nikita Khrushchev tuyên bố rằng ông sẵn sàng bắt đầu các đàm phán giải trừ quân bị với phương Tây. Mặc dù vị lãnh đạo Nga từ chối thảo luận các kế hoạch cụ thể cho việc giải trừ quân bị, tuyên bố của ông được hiểu là một dấu hiệu cho thấy ông đang tìm cách hạn chế khả năng xung đột hạt nhân giữa Liên Xô và các cường quốc phương Tây.

Những bình luận của Khrushchev, được đưa ra trong một cuộc phỏng vấn trong khi ông đến thăm London, xuất hiện chưa đầy hai năm sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba. Vào tháng 10 năm 1962, Hoa Kỳ phát hiện ra rằng Liên Xô đang xây dựng các căn cứ tên lửa có khả năng bắn tên lửa mang đầu đạn hạt nhân ở Cuba. Continue reading “15/08/1964: Khrushchev tuyên bố sẵn sàng đàm phán giải trừ quân bị”

14/08/1945: Việc đầu hàng của Nhật Bản được công khai

Nguồn: Japan’s surrender made public, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, một thông báo chính thức về việc đầu hàng vô điều kiện của Nhật Bản trước quân Đồng Minh đã được công bố cho người dân Nhật Bản.

Mặc dù Hội đồng Chiến tranh Nhật Bản, trước sự thúc giục của Hoàng đế Hirohito, đã đệ trình một tuyên bố đầu hàng chính thức lên quân Đồng minh, thông qua các đại sứ của nước này vào ngày 10 tháng 8, giao tranh vẫn tiếp tục diễn ra giữa Nhật Bản và Liên Xô ở Mãn Châu, và giữa Nhật Bản với Mỹ ở Nam Thái Bình Dương. Thực ra, chỉ hai ngày sau khi Hội đồng Chiến tranh đồng ý đầu hàng, một tàu ngầm của Nhật đã đánh chìm Oak Hill, một tàu đổ bộ của Mỹ, và Thomas F. Nickel, một tàu khu trục Mỹ, cả hai đều đang ở phía đông Okinawa. Continue reading “14/08/1945: Việc đầu hàng của Nhật Bản được công khai”

13/08/1948: Ngày kỷ lục trong cuộc Không vận Berlin

Nguồn: Record day for the Berlin Airlift, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1948, để ứng phó với áp lực đang gia tăng của Liên Xô đối với Tây Berlin, các máy bay của Mỹ và Anh đã không vận một lượng lớn hàng tiếp tế tới các khu vực của thành phố nằm dưới sự kiểm soát của mình. Nỗ lực tiếp tế khổng lồ này, được thực hiện trong thời tiết xấu đến mức mà một số phi công gọi nó là “Ngày thứ Sáu đen tối “, đưa ta thông điệp rằng Anh và Mỹ sẽ không đầu hàng trước sự phong tỏa của Liên Xô ở Tây Berlin. Continue reading “13/08/1948: Ngày kỷ lục trong cuộc Không vận Berlin”

12/08/30 TCN: Cleopatra tự sát

Nguồn: Cleopatra commits suicide, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 30 TCN, Cleopatra, Nữ hoàng Ai Cập, tình nhân của Julius Caesar và Mark Antony, đã quyết định kết liễu mạng sống sau khi lực lượng của bà thất bại trước quân của Octavian, người trong tương lai sẽ trở thành Hoàng đế đầu tiên của Rome.

Sinh năm 69 TCN, Cleopatra trở thành Cleopatra VII, Nữ hoàng Ai Cập, sau cái chết của cha mình, Ptolemy XII, vào năm 51 TCN. Cùng lúc đó, em trai của bà được tôn phong làm vua Ptolemy XIII, và hai chị em đã cai trị Ai Cập dưới các danh hiệu vốn chỉ dành cho vợ chồng. Cleopatra và Ptolemy là thành viên của Triều đại Macedonia, những người cai trị Ai Cập kể từ sau khi Alexander Đại đế qua đời năm 323 TCN. Mặc dù không mang trong mình dòng máu Ai Cập, nhưng Cleopatra là người duy nhất trong hoàng gia đã cố gắng học tiếng Ai Cập. Để mở rộng ảnh hưởng của mình đối với người dân Ai Cập, bà còn tự xưng là con gái Thần Re, Thần Mặt Trời của người Ai Cập. Cleopatra sớm xung khắc với em trai mình, và nội chiến đã nổ ra vào năm 48 TCN. Continue reading “12/08/30 TCN: Cleopatra tự sát”

11/08/1919: Đức thông qua Hiến pháp Weimar

Nguồn: Weimar Constitution adopted in Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, Friedrich Ebert, thành viên Đảng Dân chủ Xã hội (Social Democratic Party) và Chủ tịch Lâm thời Nghị viện Đức (Reichstag), đã ký thành luật một hiến pháp mới, được gọi là Hiến pháp Weimar, chính thức tạo ra nền dân chủ nghị viện đầu tiên ở Đức.

Ngay cả trước khi Đức thừa nhận thất bại của mình dưới tay các cường quốc Hiệp Ước trên chiến trường Thế chiến I, nước này đã phải đối mặt với bất mãn và hỗn loạn, khi những người dân Đức kiệt sức và đói khổ bày tỏ nỗi thất vọng và giận dữ qua những cuộc đình công quy mô lớn của công nhân và những cuộc nổi loạn trong lực lượng vũ trang. Continue reading “11/08/1919: Đức thông qua Hiến pháp Weimar”

10/08/1846: Thành lập Viện Smithsonian

Nguồn: Smithsonian Institution created, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1846, sau một thập niên tranh luận về cách tốt nhất để chi tiêu di sản được để lại cho nước Mỹ bởi một nhà khoa học người Anh ít tiếng tăm, Tổng thống James K. Polk đã ký ban hành Đạo luật thành lập Viện Smithsonian.

Năm 1829, James Smithson qua đời tại Ý, để lại một bản di chúc với một chú thích đặc biệt. Trong trường hợp người cháu trai duy nhất của ông qua đời mà không có bất kỳ người thừa kế nào, Smithson yêu cầu rằng toàn bộ tài sản của ông sẽ được chuyển đến “Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, để thành lập tại Washington, dưới tên gọi Viện Smithsonian, một tổ chức nhằm phát triển và truyền bá kiến ​​thức.” Di sản gây hiếu kỳ của Smithson cho một quốc gia mà ông chưa bao giờ viếng thăm thu hút sự chú ý đáng kể trên cả hai bờ Đại Tây Dương. Continue reading “10/08/1846: Thành lập Viện Smithsonian”

09/08/1985: Arthur Walker bị kết tội làm gián điệp cho Liên Xô

Nguồn: Arthur Walker found guilty of spying for Soviet Union, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, Arthur Walker, một cựu sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ, đã bị kết tội gián điệp vì chuyển các tài liệu tối mật cho anh trai của mình, người sau đó tiếp tục chuyển chúng cho các điệp viên Liên Xô. Walker là một mắt xích trong đường dây gián điệp Chiến tranh Lạnh quan trọng nhất ở Hoa Kỳ.

Arthur bị bắt vào ngày 29/05/1985, chỉ một ngày sau vụ bắt giữ anh trai ông, John và con trai của ông này, Michael. Cả ba đều bị buộc tội làm gián điệp cho Liên Xô. John Walker, cũng là một cựu lính Hải quân, là người đứng đầu đường dây, và các quan chức chính phủ Mỹ buộc tội ông đã bắt đầu làm gián điệp cho Liên Xô từ năm 1968. Continue reading “09/08/1985: Arthur Walker bị kết tội làm gián điệp cho Liên Xô”

08/08/1974: Nixon từ chức

Nguồn: Nixon resigns, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1974, trong một bài diễn văn được phát trên truyền hình buổi tối, Tổng thống Richard M. Nixon đã tuyên bố ý định trở thành tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mỹ từ chức. Với các thủ tục tố tụng đang được tiến hành chống lại ông vì sự dính líu của ông trong vụ bê bối Watergate, Nixon cuối cùng đã phải cúi đầu trước áp lực của công chúng và Quốc hội để rời khỏi Nhà Trắng. “Bằng cách thực hiện hành động này,” ông nói trong một bài diễn văn từ Phòng Bầu dục, “Tôi hy vọng rằng tôi sẽ nhanh chóng bắt đầu quá trình hàn gắn đang vô cùng cần thiết ở Hoa Kỳ.” Continue reading “08/08/1974: Nixon từ chức”

07/08/1782: Huân chương Trái tim Tím ra đời

Nguồn: Washington creates the Purple Heart, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1782, tại Newburgh, New York, Tướng George Washington, Tổng tư lệnh Quân đội Lục địa, đã tạo ra “Huân chương Danh dự quân sự” (Badge for Military Merit) làm từ một mảnh lụa hình trái tim màu tím, được nẹp viền bằng bạc, với từ Merit được khâu bằng chỉ bạc. Huân chương này được trao cho những người lính vì đã có “bất kỳ hành động đáng khen ngợi nào” và cho phép người được nhận nó có thể đi qua hàng rào lính canh và lính gác mà không bị cản trở hay kiểm tra. Tên tuổi và trung đoàn của người được nhận huân chương cũng sẽ được ghi vào “Sách Vinh danh” (Book of Merit). Continue reading “07/08/1782: Huân chương Trái tim Tím ra đời”

06/08/1787: Tranh luận về Dự thảo đầu tiên của Hiến pháp Hoa Kỳ

 

Nguồn: First draft of Constitution debated, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1787 tại Philadelphia, các đại biểu tham dự Hội nghị Lập hiến bắt đầu tranh luận về dự thảo hoàn chỉnh đầu tiên của bản Hiến pháp được đề xuất của Hoa Kỳ.

Các Điều khoản Hợp bang (Articles of Confederation), được phê chuẩn vài tháng trước khi người Anh đầu hàng tại Yorktown vào năm 1781, đã tạo tiền đề cho một liên minh lỏng lẻo của các tiểu bang Hoa Kỳ, vốn có chủ quyền trong hầu hết các công việc của họ. Trên giấy tờ, Quốc hội – cơ quan thẩm quyền trung ương – có quyền quản lý các vấn đề đối ngoại, tiến hành chiến tranh và điều tiết tiền tệ, nhưng trên thực tế, các quyền hạn này bị hạn chế mạnh mẽ bởi Quốc hội không được trao thẩm quyền để thực thi các yêu cầu của mình đối với các tiểu bang liên quan đến vấn đề tiền bạc hay quân đội. Continue reading “06/08/1787: Tranh luận về Dự thảo đầu tiên của Hiến pháp Hoa Kỳ”

05/08/1914: Trận đánh đầu tiên của Thế chiến I

Nguồn: German assault on Liege begins first battle of World War I, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, quân đội Đức khởi động cuộc tấn công vào thành phố Liege ở Bỉ, vi phạm địa vị trung lập của quốc gia này và bắt đầu trận đánh đầu tiên của Thế chiến I.

Trước đó, ngày 04/08, tập đoàn quân số 1, 2 và 3 của Đức – gồm khoảng 34 sư đoàn – đang tiến tới biên giới Đức, sẵn sàng chuyển quân sang Bỉ. Tổng cộng đã có bảy tập đoàn quân Đức, với tổng số 1,5 triệu binh sĩ, đã được tập hợp dọc theo biên giới với Bỉ và Pháp, sẵn sàng thực hiện Kế hoạch Schlieffen – kế hoạch càn quét, tiến quân qua Bỉ để tới Pháp, được soạn thảo bởi cựu Tư lệnh Đức Alfred von Schlieffen. Tập đoàn quân số 2, chỉ huy bởi Nguyên soái Karl von Bulow, được giao nhiệm vụ chiếm thành phố Liege, nằm ở cửa ngõ vào Bỉ từ Đức. Được xây dựng trên một sườn dốc cao 152m, đi từ sông Meuse, rộng khoảng 200 thước Anh, và được bảo vệ bởi 12 pháo đài có vũ trang hạng nặng – sáu trong số đó nằm ở hai bên bờ sông, trải dài dọc theo chu vi 30 dặm — Liege được nhiều người cho là nơi được phòng vệ vững chắc nhất ở châu Âu. Continue reading “05/08/1914: Trận đánh đầu tiên của Thế chiến I”

04/08/1953: Eisenhower nói về ‘Thuyết domino” ở châu Á

Nguồn: Eisenhower warns of “ominous” situation in Asia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1953, phát biểu trước Hội nghị Thống đốc tại Seattle, Tổng thống Dwight D. Eisenhower cảnh báo rằng tình hình ở châu Á đang trở nên “đáng lo ngại đối với Mỹ.” Trong bài phát biểu này, Eisenhower đã đề cập cụ thể đến nhu cầu bảo vệ Đông Dương thuộc Pháp trước chủ nghĩa cộng sản.

Đến thời điểm năm 1953, các quan chức Mỹ ngày càng quan tâm đến các sự kiện ở châu Á và các nơi khác trong cái gọi là “Thế giới Thứ Ba.” Trong những năm đầu của Chiến tranh Lạnh (1945 – 1950), trọng tâm trong chính sách đối ngoại chống cộng của Mỹ là ở châu Âu. Tuy nhiên, khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ vào năm 1950, chính phủ Mỹ đã bắt đầu tập trung vào các khu vực khác trên thế giới, đặc biệt là châu Á. Continue reading “04/08/1953: Eisenhower nói về ‘Thuyết domino” ở châu Á”

03/08/1958: Tàu ngầm hạt nhân Nautilus đi xuyên Bắc Cực

Nguồn: Nautilus travels under North Pole, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào này năm 1958, tàu ngầm hạt nhân Nautilus của Mỹ đã hoàn thành chuyến đi dưới biển đầu tiên đến Bắc Cực. Là chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trên thế giới, tàu Nautilus hạ ngầm tại Point Barrow, Alaska, và di chuyển gần 1.000 dặm dưới chỏm băng Bắc Cực để đi đến tâm của Bắc Cực. Sau đó, nó tiếp tục di chuyển đến Iceland, mở ra một tuyến đường mới và ngắn hơn từ Thái Bình Dương đến Đại Tây Dương và Châu Âu.

Tàu USS Nautilus được xây dựng dưới sự chỉ huy của Tướng Hải quân Mỹ Hyman G. Rickover, một kỹ sư lỗi lạc sinh ra ở Nga, người tham gia chương trình nguyên tử của Mỹ vào năm 1946. Năm 1947, ông được giao phụ trách chương trình phát triển tàu thuyền dùng năng lượng hạt nhân của hải quân và bắt đầu xây dựng một tàu ngầm nguyên tử. Continue reading “03/08/1958: Tàu ngầm hạt nhân Nautilus đi xuyên Bắc Cực”