Thời báo Hoàn Cầu: USS Carl Vinson thăm VN ‘chẳng tác dụng gì’

Nguồn: USS Carl Vinson’s Vietnam visit will be to little avail”, Global Times, 06/03/2018

Biên dịch: Phan Nguyên

Tối ngày 6/3/2018, trang tiếng Anh của Thời báo Hoàn Cầu đăng xã luận về chuyến thăm Việt Nam của tàu sân bay Hoa Kỳ USS Carl Vinson với tựa đề “USS Carl Vinson’s Vietnam visit will be to little avail” (Chuyến thăm Việt Nam của tàu USS Carl Vinson chẳng tác dụng gì). Nội dung bài viết như sau:

Tàu sân bay USS Carl Vinson đã tới Đà Nẵng vào hôm thứ Hai. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một tàu sân bay Hoa Kỳ đến Việt Nam kể từ sau Chiến tranh Việt Nam, tượng trưng cho sự nâng cấp trong hợp tác quân sự giữa Washington và Hà Nội. Các phương tiện truyền thông phương Tây đang suy đoán rằng chuyến thăm này là nhằm thúc đẩy việc ngăn chặn Trung Quốc. Continue reading “Thời báo Hoàn Cầu: USS Carl Vinson thăm VN ‘chẳng tác dụng gì’”

08/03/1982: Mỹ cáo buộc Liên Xô dùng khí độc ở Afghanistan

Nguồn: United States accuses Soviets of using poison gas, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1982, chính phủ Mỹ đưa ra tuyên bố công khai cáo buộc Liên Xô sử dụng khí độc và vũ khí hóa học trong cuộc chiến chống lại lực lượng nổi dậy ở Afghanistan. Lời cáo buộc này là một phần trong những lời chỉ trích liên tục của Mỹ trước hành động can thiệp của Liên Xô ở Afghanistan.

Kể từ khi quyết định đưa quân vào Afghanistan năm 1979 nhằm xây dựng một chính phủ cộng sản thân Liên Xô, Liên Xô đã liên tục hứng chịu một loạt các chỉ trích và các cuộc tấn công ngoại giao từ chính phủ Mỹ. Trước tiên là chính quyền Carter, và sau đó là chính quyền Reagan, đã lên án Liên Xô vì can thiệp vào một quốc gia có chủ quyền. Continue reading “08/03/1982: Mỹ cáo buộc Liên Xô dùng khí độc ở Afghanistan”

Kế hoạch mở rộng của EU gặp thách thức gì?

Nguồn:What are the European Union’s eastward expansion plans?”, The Economist, 28/11/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chưa từng có ai chắc chắn về ranh giới giữa châu Âu và châu Á. Thời Trung Cổ, các nhà địa lý đã vẽ đường biên giới này dọc theo các con sông khác nhau, bao gồm cả sông Dnieper và sông Volga. Vào những năm 1950, Liên Xô đã chọn một đường biên chạy dọc dãy núi Ural, và dọc theo dãy Caucasus giữa Biển Đen và Biển Caspian. Nhưng điều này lại loại trừ Armenia, Azerbaijan và Gruzia, trong khi các quốc gia này có xu hướng nghĩ rằng mình thuộc châu Âu. Nó cũng bao gồm một số quốc gia mà Liên minh châu Âu (EU) chưa sẵn sàng chấp nhận như là các ứng viên cho tư cách thành viên của mình. Để đáp ứng nguyện vọng của các quốc gia này, năm 2009 EU đã khởi động một sáng kiến ​​với tên gọi Đối tác phương Đông, bao gồm các nước (theo thứ tự từ tây sang đông): Belarus, Ukraine, Moldova, Gruzia, Armenia và Azerbaijan. Ngày 24/11/2017, các lãnh đạo EU đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh với các đối tác này tại Brussels để thảo luận về chương trình này. Continue reading “Kế hoạch mở rộng của EU gặp thách thức gì?”

07/03/1967: Lực lượng Hàn Quốc tiến hành chiến dịch tại Việt Nam

Nguồn: Republic of Korea forces operation launch, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, chiến dịch quân sự lớn nhất của Hàn Quốc tại Nam Việt Nam cho tới thời điểm đó đã bắt đầu, tạo thành vùng liên kết khu vực hoạt động của hai sư đoàn Hàn Quốc dọc theo bờ biển miền Trung của Nam Việt Nam.

Các lực lượng Hàn Quốc đã vào miền Nam kể từ tháng 08/1964, khi Seoul gửi một đơn vị liên lạc tới Sài Gòn. Đội quân này là một phần của Lực lượng Quân sự Thế giới Tự do (Free World Military Forces), một nỗ lực của Tổng thống Lyndon B. Johnson nhằm lôi kéo các nước khác trở thành đồng minh của Mỹ và Nam Việt Nam. Continue reading “07/03/1967: Lực lượng Hàn Quốc tiến hành chiến dịch tại Việt Nam”

Học giả phân tích trật tự thế giới mới của Trung Quốc

Nguồn: Ramesh Thakur, “China’s New World Order?”, Project Syndicate, 10/11/2017.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tính đến nay, có hai xu thế địa chính trị chính trong thế kỷ 21: sự xuống dốc tương đối của Mỹ kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh; và sự nổi lên của Trung Quốc như một cường quốc kinh tế, chính trị và quân sự. Do đó, cách Trung Quốc hành xử trên trường quốc tế sẽ là một nhân tố địa chính trị quan trọng trong những thập niên tới.

Trong tương lai, tầm nhìn chiến lược của Trung Quốc chắc chắn sẽ phản ánh tầm nhìn chiến lược của chủ tịch Tập Cận Bình, người hiện giờ đã củng cố vị trí là nhà lãnh đạo quyền lực nhất kể từ thời Mao Trạch Đông. Trong bài phát biểu dài của mình tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) lần thứ 19 vào ngày 18/10/2017, ông Tập tuyên bố về một kỷ nguyên mới của sức mạnh quốc gia, sự tự tin, và quyền lực toàn cầu của Trung Quốc. Continue reading “Học giả phân tích trật tự thế giới mới của Trung Quốc”

06/03/1857: Công bố phán quyết vụ Dred Scott

Nguồn: Dred Scott decision, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1857, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã đưa ra quyết định trong vụ án Dred Scott, khẳng định quyền của chủ nô khi đưa nô lệ của họ vào các lãnh thổ phía Tây, do đó bác bỏ tư tưởng “chủ quyền nhân dân” (popular sovereignty) và làm suy yếu nghiêm trọng cương lĩnh của Đảng Cộng hòa non trẻ.

Tâm điểm của vụ việc là câu hỏi quan trọng nhất của thập niên 1850: Liệu có nên cho phép chế độ nô lệ tồn tại ở phía Tây? Là một phần của Thỏa hiệp năm 1850, cư dân của các lãnh thổ mới được thành lập có thể quyết định vấn đề nô lệ bằng cách bỏ phiếu, một quá trình được gọi là chủ quyền nhân dân. Nhưng vào năm 1854, khi chủ quyền nhân dân được áp dụng ở Kansas, bạo lực đã bùng nổ. Người Mỹ hy vọng rằng Tối cao Pháp viện có thể giải quyết vấn đề mà Quốc Hội không thể tìm ra giải pháp. Continue reading “06/03/1857: Công bố phán quyết vụ Dred Scott”

Cuộc tranh luận không dứt về trận Khe Sanh

Nguồn: Gregg Jones, “The Enduring Debate over Khe Sanh“, The New York Times, 19/01/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào đầu năm 1968, cuộc bao vây căn cứ thủy quân lục chiến hẻo lánh tại Khe Sanh đã tràn ngập trên các kênh tin tức của Hoa Kỳ về cuộc chiến ở Việt Nam. Tướng William Westmoreland, chỉ huy tối cao của quân đội Hoa Kỳ tại Sài Gòn, gọi hành động của quân đội Bắc Việt tại Khe Sanh là một “sự kiện chính yếu” của cuộc tấn công từ phe cộng sản.

Các bản tin đồng loạt so sánh cuộc tấn công với trận Điện Biên Phủ, một cứ điểm quân sự xa xôi của người Pháp bị bao vây và buộc phải đầu hàng trước lực lượng Cộng sản Việt Nam năm 1954. Vào ngày 18/02, ngay cả khi cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân đang diễn ra trên khắp cả nước, tờ New York Times đã gọi cuộc đụng độ đang diễn ra tại Khe Sanh là một trận đánh lớn của Chiến tranh Việt Nam. Continue reading “Cuộc tranh luận không dứt về trận Khe Sanh”

05/03/1946: Churchill đọc bài phát biểu về Bức Màn Sắt

Nguồn: Churchill delivers Iron Curtain speech, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1946, trong một trong những bài phát biểu nổi tiếng nhất của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill đã lên án chính sách của Liên Xô tại Châu Âu và tuyên bố: “Từ Stettin ở Baltic tới Trieste ở Adriatic, một bức màn sắt đã buông xuống trên khắp lục địa.” Bài phát biểu của Churchill được coi là một trong những “phát súng” mở đầu Chiến tranh Lạnh.

Sau khi thất bại trong lần tái tranh cử làm Thủ tướng vào năm 1945, Churchill đã được mời đến phát biểu tại Đại học Westminster ở Fulton, Missouri. Tổng thống Harry S. Truman cũng tham dự sự kiện cùng Churchill và chăm chú lắng nghe bài phát biểu của ông. Continue reading “05/03/1946: Churchill đọc bài phát biểu về Bức Màn Sắt”

Việt-Mỹ cần tận dụng lực đẩy từ chuyến thăm của tàu USS Carl Vinson

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Chuyến thăm của Tàu sân bay Hoa Kỳ USS Carl Vinson đến Đà Nẵng từ ngày 5 đến ngày 9 tháng 3 năm 2018 là một cột mốc quan trọng mới trong tiến trình tăng cường mối liên hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. USS Carl Vinson là tàu sân bay đầu tiên của Hoa Kỳ ghé thăm Việt Nam sau Chiến tranh Việt Nam, và cùng với hai tàu chiến cùng 6.000 binh sĩ đi kèm, tạo nên sự hiện diện quân sự lớn nhất của Mỹ tại Việt Nam kể từ thời điểm đó.

Hồi năm 2010, khi hai nước tổ chức kỷ niệm 15 năm ngày bình thường hóa quan hệ ngoại giao, tàu sân bay Mỹ USS George Washington đã neo ngoài khơi Đà Nẵng và tiếp đón các quan chức Việt Nam lên thăm tàu bằng trực thăng từ đất liền. Do đó, chuyến thăm của tàu USS Carl Vinson tới Đà Nẵng lần này có thể được xem như là một bước đi quan trọng mà theo đúng nghĩa đen đã đưa hai cựu thù xích lại gần nhau hơn, đồng thời cho thấy một mức độ tin cậy lẫn nhau cao hơn giữa hai nước. Continue reading “Việt-Mỹ cần tận dụng lực đẩy từ chuyến thăm của tàu USS Carl Vinson”

04/03/1861: Lincoln nhậm chức Tổng thống

Nguồn: Lincoln inaugurated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1861, Abraham Lincoln trở thành vị Tổng thống thứ 16 của nước Mỹ. Trong bài diễn văn nhậm chức của mình, Lincoln đã bày tỏ thiện chí với miền Nam, nhưng cũng nói rõ ý định thực thi luật liên bang ở các tiểu bang đã ly khai.

Kể từ khi Lincoln đắc cử vào tháng 11/1860, bảy tiểu bang đã rời khỏi Liên minh. Lo lắng rằng việc ứng viên của Đảng Cộng hòa được chọn sẽ đe doạ các quyền của họ, đặc biệt là về chế độ nô lệ, các bang thuộc miền Hạ Nam (lower South) đã ly khai và thành lập Hợp bang miền Nam Hoa Kỳ (Confederate States of America). Trong quá trình đó, một số bang đã chiếm dụng tài sản của liên bang như kho vũ khí và pháo đài. Continue reading “04/03/1861: Lincoln nhậm chức Tổng thống”

Francis Fukuyama: ‘Việt Nam làm khác Trung Quốc’

Triết gia Mỹ Francis Fukuyama nói với BBC rằng ông Tập Cận Bình đi theo truyền thống ‘Hoàng đế xấu’ và Việt Nam đi con đường khác Trung Quốc.

Trả lời phỏng vấn của Vincent Ni, phóng viên BBC World Service, qua điện thoại hôm 01/03/2018 từ San Francisco, ông đánh giá tin mới nhất rằng Trung Quốc có thể xóa giới hạn hai nhiệm kỳ để ông Tập Cận Bình cầm quyền quá 2023.

GS Francis Fukuyama: Tôi nghĩ đây là một quyết định rất đáng tiếc, cho cả Trung Quốc lẫn thế giới nói chung. Tôi nghĩ rằng chế độ độc tài của Trung Quốc khác với các chế độ độc tài khác, bởi thực tế là nó đã được thể chế hóa, có nghĩa là nó không phụ thuộc vào thẩm quyền cá nhân của một nhà lãnh đạo duy nhất. Có các luật định, và đặc biệt, có một quy tắc rõ ràng trong hiến pháp rằng các chủ tịch chỉ có thể phục vụ hai nhiệm kỳ 5 năm. Và kể từ năm 1978, đã có ba lần chuyển giao quyền lực, khi mà toàn bộ ban lãnh đạo hàng đầu rời chức vụ để tạo điều kiện cho một thế hệ trẻ hơn. Continue reading “Francis Fukuyama: ‘Việt Nam làm khác Trung Quốc’”

03/03/1952: Tối cao Pháp viện ra phán quyết về giáo viên cộng sản

Nguồn: Supreme Court rules on communist teachers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, trong một cuộc bỏ phiếu với tỉ lệ 6-3, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã quyết định duy trì một luật của bang New York cấm các giáo viên cộng sản giảng dạy ở các trường công lập. Xuất hiện trong thời kỳ “Nỗi sợ Cộng sản” bao trùm khắp đất nước, quyết định của Tối cao Pháp viện là bằng chứng bổ sung cho thấy nhiều người Mỹ đang quan ngại về hoạt động lật đổ của Cộng sản có thể sẽ xảy ra ở nước họ.

Đạo luật của bang New York – được gọi là Luật Feinberg (Feinberg Law) – cấm bất kỳ ai kêu gọi lật đổ chính phủ trở thành giáo viên, đạo luật đặc biệt nhắm vào phe cộng sản. Một số tiểu bang khác cũng thông qua các biện pháp tương tự. Tại New York, một nhóm giáo viên và phụ huynh đã phản đối đạo luật này, và cuối cùng vụ việc được đưa lên Tối cao Pháp viện. Continue reading “03/03/1952: Tối cao Pháp viện ra phán quyết về giáo viên cộng sản”

Khía cạnh địa chính trị của Đồng thuận Bắc Kinh-Moskva

Nguồn: Enrico Cau, “The Geopolitics of the Beijing-Moscow Consensus“, The Diplomat, 04/01/2018.

Biên dịch: Trần Quang

Vào cuối những năm 1950, việc quan hệ Trung-Nga xấu đi đã mở đường cho cuộc gặp lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Richard Nixon và Mao Trạch Đông vào năm 1972. Kết quả của cuộc gặp đó là Thông cáo Thượng Hải, và một mặt là bắt đầu sự hòa hoãn Trung-Mỹ, mặt khác là việc kiềm chế Liên Xô ở châu Á-Thái Bình Dương, một sự chia rẽ sẽ xác định quan hệ giữa hai nước cộng sản này trong nhiều thập kỷ sau đó.

Chỉ đến khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt, thì bất chấp các thách thức còn tồn tại như các tranh chấp lãnh thổ và vấn đề nhập cư trái phép ở vùng Viễn Đông Nga, quan hệ Trung-Nga mới bắt đầu “tan băng”. Hai nước đã bỏ lại đằng sau những sự bất đồng về tư tưởng vì một cách tiếp cận thực dụng hơn dựa trên việc theo đuổi các lợi ích được chia sẻ và chống lại các mối đe dọa chung như là nét đặc trưng chỉ đạo của sự hợp tác được khôi phục của họ. Bất chấp những dự đoán tiêu cực hơn, tiến trình nối lại quan hệ này đã cải thiện một cách vững vàng qua thời gian.  Continue reading “Khía cạnh địa chính trị của Đồng thuận Bắc Kinh-Moskva”

02/03/1943: Trận Biển Bismarck

Nguồn: The Battle of the Bismarck Sea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, máy bay của Mỹ và Úc xuất phát từ đất liền đã bắt đầu tấn công một đoàn tàu của Nhật Bản ở Biển Bismarck, phía Tây Thái Bình Dương.

Ngày 01/03, máy bay trinh sát Mỹ đã phát hiện 16 tàu Nhật đang trên đường đến Lae và Salamaua ở New Guinea. Người Nhật đã cố gắng để không bị mất hòn đảo cũng như các cơ sở đồn trú của họ, bằng cách gửi 7.000 quân tiếp viện, cùng với nhiên liệu máy bay và vật tư. Tuy nhiên, một chiến dịch ném bom của Mỹ, bắt đầu từ ngày 02/03 và kéo dài cho đến ngày 04/03, với sự tham gia của 137 máy bay ném bom Mỹ được hỗ trợ bởi máy bay chiến đấu Mỹ và Úc, đã phá hủy tám tàu chiến và bốn tàu khu trục của Nhật. Continue reading “02/03/1943: Trận Biển Bismarck”

Tại sao giá hàng hóa cơ bản lại đang tăng cao?

Nguồn:Why commodity prices are surging”, The Economist, 11/01/2018

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới cuối cùng đã tác động vào giá cả hàng hóa cơ bản. Năm ngoái có lẽ sẽ là năm đầu tiên kể từ 2010 khi mà tăng trưởng đã tăng nhanh ở cả Mỹ, châu Âu, Trung Quốc và Nhật Bản. Và giá dầu thô Brent, đồng và chỉ số tổng hợp của Bloomberg bao gồm giá giao ngay của 22 nguyên liệu thô đều ở mức cao nhất kể từ tháng 11 năm 2014. Nhưng nếu nhu cầu toàn cầu đã tăng lên trong vài quý, tại sao lại mất nhiều thời gian đến vậy nó mới được phản ánh rõ ràng qua giá cả hàng hóa? Và quan trọng hơn, sự phục hồi giá này bền vững đến mức nào? Continue reading “Tại sao giá hàng hóa cơ bản lại đang tăng cao?”

01/03/1781: Các Điều khoản Hợp bang được phê chuẩn

Nguồn: Articles of Confederation are ratified, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1781, Các Điều khoản Hợp bang (Articles of Confederation) cuối cùng đã được phê chuẩn. Ngày 15/11/1777, sau 16 tháng thảo luận, Các Điều khoản này đã được Quốc hội ký và gửi đến các bang để phê chuẩn. Tranh cãi về đất đai giữa Virginia và Maryland đã trì hoãn việc phê chuẩn cuối cùng trong gần 4 năm nữa. Maryland cuối cùng đã thông qua Các Điều khoản vào ngày 01/03/1781, khẳng định văn bản này là bản phác thảo cho một chính phủ chính thức của Mỹ. Đất nước đã được điều hành theo Các Điều khoản Hợp bang cho đến khi Hiến pháp Hoa Kỳ có hiệu lực kể từ năm 1789. Continue reading “01/03/1781: Các Điều khoản Hợp bang được phê chuẩn”

Canh bạc của Tập Cận Bình

Nguồn: Kerry Brown, “Xi won’t go”, China File, 25/02/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đảng Cộng sản Trung Quốc, trên hết, là một cơ quan chiến lược. Nhưng chiến lược luôn luôn liên quan đến một số yếu tố “đánh cược” – những quyết định lớn, nơi bạn quyết định phải đi theo một hướng nhất định và loại trừ các hướng đi khác. Ngay cả Đảng cũng không thể cùng lúc đi theo hai hướng khác nhau.

Tổng Bí thư Đảng có một số chức năng – là người kể chuyện, nhân vật tượng trưng, ​​và người ra quyết định chính về những định hướng chiến lược này. Họ cũng là những tay bạc – đi theo bản năng của họ và đặt tất cả vốn liếng chính trị vào những quyết định lớn. Đối với người tiền nhiệm của Tập Cận Bình, Hồ Cẩm Đào, canh bạc chỉ đơn giản là làm tất cả mọi thứ để duy trì tăng trưởng kinh tế. Continue reading “Canh bạc của Tập Cận Bình”

28/02/1994: Hành động quân sự đầu tiên của NATO

Nguồn: First NATO Military Action, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1994, trong hành động quân sự đầu tiên trong lịch sử 45 năm của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), các máy bay chiến đấu của Mỹ đã bắn hạ bốn máy bay chiến đấu của Serbia đang tham gia vào một sứ mệnh ném bom vi phạm vùng cấm bay của Bosnia.

Mỹ, cùng 10 nước châu Âu và Canada thành lập NATO năm 1949 nhằm mục đích phòng vệ chống lại sự hung hăng của Liên Xô. Continue reading “28/02/1994: Hành động quân sự đầu tiên của NATO”

Học giả bình luận việc TQ bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước (2)

Nguồn: Robert Daly, “Xi won’t go”, China File, 25/02/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Câu hỏi quan trọng nảy sinh từ việc sửa đổi hiến pháp là: Tại sao Tập Cận Bình lại muốn có thêm quyền lực và tại sao các đồng nghiệp của ông lại sẵn sàng trao nó cho ông? Liệu quyết định này xuất phát từ sức mạnh của Trung Quốc, hay sự mong manh của nó?

Câu trả lời chắc chắn nhất là Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tin rằng các điểm yếu của nó chỉ có thể được giải quyết bằng cách tập trung quyền lực vào tay một lãnh đạo mạnh mẽ trong dài hạn. Đảng muốn gửi tín hiệu về sự tự tin, năng lực, và sự ổn định của mình tới các đảng viên và nhân dân Trung Quốc vì mi đe da do bt n là cao. Continue reading “Học giả bình luận việc TQ bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước (2)”

Dầu đá phiến và cuộc cách mạng địa chính trị năng lượng

Nguồn: Joseph Nye, “The Changing Geopolitics of Energy”, Project Syndicate, 01/11/2017.

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 2008, khi Hội đồng tình báo Quốc gia Hoa Kỳ (NIC) xuất bản cuốn Global Trends 2025 (Xu hướng toàn cầu năm 2025), một dự báo quan trọng là cạnh tranh năng lượng sẽ trở nên gay gắt hơn. Nhu cầu của Trung Quốc đang tăng lên, và những nguồn cung khác từ các nước không phải thành viên OPEC, như Biển Bắc, lại đang suy giảm. Sau 2 thập niên giá dầu duy trì ở mức thấp và tương đối ổn định, năm 2006, giá dầu bất ngờ tăng vọt lên mức hơn 100 đô la Mỹ một thùng. Nhiều chuyên gia đã đề cập đến “đỉnh dầu” (peak oil) – quan điểm cho rằng các nguồn dự trữ dầu đã đạt mức cao nhất – cùng dự đoán rằng sản xuất dầu sẽ tập trung vào vùng Trung Đông với chi phí thấp nhưng nguy cơ bất ổn lại cao, nơi ngay cả Ả Rập Saudi cũng được cho là đã thăm dò hết sản lượng dầu tiềm năng của mình, và không có mỏ dầu lớn nào khác nữa có thể được tìm thấy. Continue reading “Dầu đá phiến và cuộc cách mạng địa chính trị năng lượng”