John Mearsheimer: Mỹ can dự với Trung Quốc là một ‘sai lầm chiến lược’

Nguồn: Masahiro Okoshi (phỏng vấn), U.S. engagement with China a ‘strategic blunder’: Mearsheimer, Nikkei Asia, 21/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chuyến thăm của Nixon cách đây 50 năm là hợp lý, nhưng chính sách sau này của Mỹ thì không, vị học giả nói.

Mỹ đã “dại dột” theo đuổi chính sách can dự với Bắc Kinh sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc – trả lời phỏng vấn của Nikkei – giáo sư John Mearsheimer của Đại học Chicago cho rằng chính sách sai lầm này đã góp phần mở đường cho sự trỗi dậy về kinh tế và quân sự của Trung Quốc.

Được biết đến là một nhà hiện thực về lý thuyết quan hệ quốc tế, Mearsheimer đã khẳng định trong cuốn sách năm 2001 của mình, Bi kịch của Chính trị Cường quyền (The Tragedy of Great Power Politics), rằng cách tiếp cận can dự của Mỹ sẽ thất bại, khi một Trung Quốc mạnh hơn về kinh tế bắt đầu tìm kiếm bá quyền khu vực. Continue reading “John Mearsheimer: Mỹ can dự với Trung Quốc là một ‘sai lầm chiến lược’”

03/03/1945: Phần Lan tuyên chiến với Đức

Nguồn: Finland declares war on Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Phần Lan, dưới sức ép ngày càng tăng từ cả Mỹ và Liên Xô, cuối cùng đã chính thức tuyên chiến với Đức, một đối tác cũ của nước này.

Sau khi Đức xâm lược Ba Lan, vì muốn bảo vệ Leningrad khỏi sự xâm lấn của phương Tây, cũng như của đối tác đáng ngờ trong Hiệp ước Bất tương xâm là Đức, Liên Xô đã bắt đầu yêu cầu được trao quyền kiểm soát các khu vực tranh chấp khác nhau từ Phần Lan, bao gồm một phần Eo đất Karelia (vùng đất dẫn đến Leningrad). Phần Lan đã cố gắng chống lại sức ép của Liên Xô. Thủ tướng Liên Xô Joseph Stalin liền đáp lại bằng cách công bố “phụ chú” (small print) của Hiệp ước Bất tương xâm Molotov-Ribbentrop mà Liên Xô đã ký với Đức hồi tháng 8, theo đó cho phép Liên Xô tự do cai trị trong “phạm vi ảnh hưởng” của mình. Liên Xô xâm lược Phần Lan vào ngày 30/11/1939. (Stalin tuyên bố rằng lính Phần Lan đã nổ súng trước vào quân đội Liên Xô.) Continue reading “03/03/1945: Phần Lan tuyên chiến với Đức”

26/02/1990: Phe Sandinista bị đánh bại trong cuộc bầu cử ở Nicaragua

Nguồn: Sandinistas are defeated in Nicaraguan elections, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, một năm sau khi đồng ý tổ chức bầu cử tự do, chính phủ Sandinista cánh tả của Nicaragua đã thua trong cuộc bỏ phiếu. Đợt bầu cử đã chấm dứt hơn một thập niên nỗ lực của người Mỹ nhằm lật đổ chính phủ Sandinista.

Phe Sandinista lên nắm quyền khi họ lật đổ nhà độc tài lâu năm Anastacio Somoza vào năm 1979. Ngay từ đầu, các quan chức Mỹ đã phản đối chế độ mới, cho rằng nó có định hướng theo chủ nghĩa Marx. Trước sự phản đối này, Sandinista đã quay sang khối cộng sản để được hỗ trợ kinh tế và quân sự. Năm 1981, Tổng thống Ronald Reagan đã chấp thuận để Mỹ hỗ trợ bí mật cho tổ chức gọi là Contras — phiến quân chống Sandinista chủ yếu ở Honduras và Costa Rica. Các viện trợ này đã được duy trì trong phần lớn nhiệm kỳ của Reagan, mãi cho đến khi công chúng Mỹ hay tin và lên tiếng phản đối, đồng thời các báo cáo về hành động vi phạm của Contra đã khiến Quốc Hội phải cắt nguồn tài trợ. Continue reading “26/02/1990: Phe Sandinista bị đánh bại trong cuộc bầu cử ở Nicaragua”

Điều gì xảy ra sau khi Nga thắng ở Ukraine?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “What if Russia Wins?”, Foreign Affairs, 18/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một Ukraine do Điện Kremlin kiểm soát sẽ thay đổi hoàn toàn châu Âu.

Mùa hè năm 2015, khi Nga tham gia cuộc nội chiến đang diễn ra ở Syria, họ đã gây chấn động cho Mỹ và các đối tác. Vì thất vọng, Tổng thống Barack Obama khi đó tuyên bố rằng Syria sẽ trở thành một “vũng lầy” đối với Nga và Tổng thống Vladimir Putin. Syria sẽ là Việt Nam của Nga, hay Afghanistan của Putin, một sai lầm đáng tiếc mà cuối cùng sẽ phản lại lợi ích của Nga.

Nhưng Syria đã không là vũng lầy đối với Putin. Nga đã thay đổi cục diện cuộc chiến, cứu Tổng thống Syria Bashar al-Assad khỏi thất bại nhãn tiền, và sau đó biến lực lượng quân sự thành đòn bẩy ngoại giao. Họ giữ cho chi phí và thương vong ở mức chấp nhận được, và giờ đây, Nga trở thành tiếng nói không thể bị bỏ qua ở Syria. Không có một dàn xếp ngoại giao nào. Thay vào đó, Moscow đã gầy dựng được tầm ảnh hưởng lớn hơn trong khu vực, trải rộng từ Israel đến Libya, và tìm được đối tác trung thành – Assad – cho việc phát huy sức mạnh của Nga. Ở Syria, điều mà chính quyền Obama không lường trước được là khả năng sự can thiệp của Nga sẽ thành công. Continue reading “Điều gì xảy ra sau khi Nga thắng ở Ukraine?”

22/02/2014: Trùm ma túy khét tiếng ‘El Chapo’ bị bắt ở Mexico

Nguồn: ‘El Chapo,’ the world’s most-wanted drug kingpin, is captured in Mexico, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2014, một trong những tên tội phạm bị truy nã gắt gao nhất thế giới, Joaquin “El Chapo”[1] Guzmán Loera, ông trùm đứng đầu băng Sinaloa, tổ chức buôn bán ma túy lớn nhất thế giới, đã bị bắt sau một thập niên sống ngoài vòng pháp luật, trong một chiến dịch chung giữa Mỹ và Mexico ở Mazatlán, Mexico.

Guzmán trở thành tội phạm bị truy nã quốc tế kể từ năm 2001, khi trốn thoát khỏi một nhà tù Mexico, nơi hắn đang thụ án 20 năm. Trong thời gian sống ngoài vòng pháp luật, khả năng thoắt ẩn thoắt hiện của Guzmán đã nhiều lần được nhắc đến trong các bản nhạc “narcocorridos”[2] chuyên ca ngợi việc buôn bán ma tuý. Còn ở những thành phố như Chicago, nơi băng đảng của tay trùm cung cấp phần lớn lượng ma tuý trên thị trường, hắn chính là “kẻ thù số 1 của công chúng.” Continue reading “22/02/2014: Trùm ma túy khét tiếng ‘El Chapo’ bị bắt ở Mexico”

20/02/1939: Mít-tinh ủng hộ Đức Quốc Xã diễn ra ở Mỹ

Nguồn: Americans hold a Nazi rally in Madison Square Garden, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, sáu tháng rưỡi trước khi Adolf Hitler xâm lược Ba Lan, đã có một cuộc mít-tinh kỷ niệm sự trỗi dậy của Chủ nghĩa Quốc xã ở Đức, diễn ra tại Madison Square Garden, Thành phố New York. Bên trong nơi tổ chức sự kiện, hơn 20.000 người tham dự đã giơ cao tay chào kiểu Đức Quốc Xã, hướng về phía bức chân dung George Washington cao 30m được trang trí với những chữ thập ngoặc. Bên ngoài, có cảnh sát và khoảng 100.000 người biểu tình tụ tập.

Đứng đằng sau sự kiện này là German American Bund (Liên bang Mỹ-Đức, “Bund” trong tiếng Đức có nghĩa là “liên bang”). Tổ chức bài Do Thái này đã tổ chức các trại hè Đức Quốc Xã cho thanh niên và gia đình họ trong những năm 1930. Các thành viên trẻ tuổi của Bund đã có mặt trong đêm đó, cùng với Ordnungsdienst (OD), lực lượng cảnh vệ của tổ chức, những người ăn mặc theo phong cách như các sĩ quan SS của Hitler. Continue reading “20/02/1939: Mít-tinh ủng hộ Đức Quốc Xã diễn ra ở Mỹ”

19/02/1942: F.D. Roosevelt ra lệnh cho người Mỹ gốc Nhật vào trại giam

Nguồn: FDR orders Japanese Americans into internment camps, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã ký Sắc lệnh Hành pháp 9066, bắt đầu một chính sách gây tranh cãi trong Thế chiến II và sau này để lại nhiều hậu quả lâu dài đối với người Mỹ gốc Nhật. Văn bản này đã ra lệnh buộc “những người ngoại quốc thù địch” (enemy aliens) phải di dời khỏi các vùng đất phía Tây, được mô tả một cách mơ hồ là các khu vực quân sự.

Sau khi Nhật tấn công Trân Châu Cảng vào năm 1941, các cố vấn quân sự và chính trị ngày càng gây áp lực lên Roosevelt, yêu cầu ông giải quyết nỗi lo ngại về việc Nhật Bản sẽ tấn công hoặc phá hoại thêm nữa, đặc biệt là ở Bờ Tây, nơi có nhiều quân cảng, cơ sở vận tải biển và nông nghiệp dễ bị tổn thương nhất. Các khu quân sự bị hạn chế xâm nhập được đề cập trong sắc lệnh có nhiều khu vực không xác định, nằm xung quanh các thành phố, cảng biển và các khu vực công nghiệp và nông nghiệp của Bờ Tây. Dù Sắc lệnh 9066 cũng ảnh hưởng đến người Mỹ gốc Ý và gốc Đức, nhưng nhóm người bị di dời đông nhất vẫn là người Mỹ gốc Nhật. Continue reading “19/02/1942: F.D. Roosevelt ra lệnh cho người Mỹ gốc Nhật vào trại giam”

17/02/1947: Đài Tiếng nói Hoa Kỳ bắt đầu phát sóng đến Liên Xô

Nguồn: Voice of America begins broadcasts to Russia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, với câu nói “Xin chào! Đây là New York đang gọi” (Hello! This is New York calling), Đài tiếng nói Hoa Kỳ (Voice of America, VOA) đã chính thức bắt đầu các buổi phát thanh đầu tiên tới Liên Xô. Nỗ lực của VOA là một phần quan trọng trong chiến dịch tuyên truyền của Mỹ nhằm chống lại Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh.

VOA bắt đầu hoạt động kể từ năm 1942 với tư cách là một chương trình phát thanh được thiết kế để giải thích các chính sách của Mỹ trong Thế chiến II, và nâng cao tinh thần của các đồng minh trên khắp châu Âu, châu Á, Trung Đông, và châu Phi. Sau chiến tranh, VOA tiếp tục là một phần trong kho vũ khí tuyên truyền Chiến tranh Lạnh của Mỹ và chủ yếu hướng đến khán giả Tây Âu. Continue reading “17/02/1947: Đài Tiếng nói Hoa Kỳ bắt đầu phát sóng đến Liên Xô”

15/02/1933: Tổng thống F.D. Roosevelt thoát mưu sát ở Miami

Nguồn: FDR escapes assassination attempt in Miami, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1933, một thợ làm gạch – khi ấy đang loạn trí và thất nghiệp – tên là Giuseppe Zangara đã hét lên “Có quá nhiều người đang chết đói!” và nã súng vào tổng thống Mỹ vừa đắc cử, Franklin D. Roosevelt.

Trên ghế sau của chiếc xe mui trần trong chuyến công du của mình, Roosevelt chỉ vừa mới kết thúc bài phát biểu ở Bayfront Park, Miami, thì Zangara đã nổ súng bắn ra sáu phát đạn. Đã có tổng cộng năm người trúng đạn. Tổng thống may mắn không gặp chấn thương, nhưng Thị trưởng Chicago, Anton Cermak, người cũng có mặt lúc đó, đã bị đạn găm vào bụng. Continue reading “15/02/1933: Tổng thống F.D. Roosevelt thoát mưu sát ở Miami”

03/02/1944: Mỹ chiếm Quần đảo Marshall

Nguồn: U.S. troops capture the Marshall Islands, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, lính Mỹ đã đổ bộ và giành quyền kiểm soát quần đảo Marshall, nơi mà quân Nhật đã chiếm đóng từ rất lâu trước đó và sử dụng làm căn cứ cho các hoạt động quân sự của mình.

Marshalls, nằm về phía đông Quần đảo Caroline ở khu vực tây Thái Bình Dương, đã nằm trong tay Nhật kể từ Thế chiến I. Sau khi bị người Nhật chiếm đóng vào năm 1914, quần đảo trở thành một phần trong nhóm “Các đảo được ủy thác cho Nhật Bản” (Japanese Mandated Islands) theo quyết định của Hội Quốc Liên. Hiệp ước Versailles, kết thúc Thế chiến I, quy định một số hòn đảo trước đây do Đức kiểm soát – bao gồm Marshalls, Carolines và Marianas (ngoại trừ Guam) – sẽ được chuyển nhượng cho người Nhật, dù vẫn đặt dưới sự “giám sát” của Hội Quốc Liên. Continue reading “03/02/1944: Mỹ chiếm Quần đảo Marshall”

29/01/2002: George W. Bush gọi Iraq, Iran và Triều Tiên là “trục ma quỷ”

Nguồn: George W. Bush describes Iraq, Iran and North Korea as “axis of evil”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2002, trong Thông điệp Liên bang đầu tiên kể từ sau vụ tấn công ngày 11/09, Tổng thống George W. Bush đã mô tả Iraq, Iran và Triều Tiên là “trục ma quỷ” (axis of evil).

Chỉ mới hơn một năm trong nhiệm kỳ tổng thống và chỉ vài tháng sau khi ông bắt đầu cuộc chiến mà cuối cùng sẽ trở thành cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ, Bush đã xác định ba quốc gia kể trên là các mắt xích chính trong một mạng lưới khủng bố và tác nhân xấu rộng lớn và cực kỳ nguy hiểm đang đe dọa Hoa Kỳ. Bài phát biểu đã vạch ra logic đằng sau “Cuộc chiến Chống Khủng bố” (War on Terror) của Bush, một loạt can thiệp quân sự vốn sẽ định hình chính sách đối ngoại Mỹ suốt 20 năm sau đó. Continue reading “29/01/2002: George W. Bush gọi Iraq, Iran và Triều Tiên là “trục ma quỷ””

23/01/1997: Madeleine Albright trở thành nữ ngoại trưởng đầu tiên của Mỹ

Nguồn: Madeleine Albright becomes first female secretary of state, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1997, một ngày sau khi bà chính thức được Thượng viện Mỹ phê chuẩn việc bổ nhiệm, tại Nhà Trắng, Madeleine Albright đã được Phó Tổng thống Al Gore tiến hành nghi lễ tuyên thệ nhậm chức, trở thành nữ ngoại trưởng đầu tiên của Mỹ. Với tư cách là người đứng đầu Bộ Ngoại giao, Albright khi ấy là nữ quan chức cấp cao nhất trong lịch sử nước Mỹ, một điển hình khiến vài người tuyên bố rằng “trần nhà bằng kính” ngăn cản sự thăng tiến của phụ nữ trong chính phủ đã được dỡ bỏ. Continue reading “23/01/1997: Madeleine Albright trở thành nữ ngoại trưởng đầu tiên của Mỹ”

Kazakhstan cho thấy thiếu sót lớn nhất trong chính sách đối ngoại của Biden

Nguồn: Ingrid Burke Friedman, “Kazakhstan Exposes the Central Flaw of Biden’s Foreign-Policy Doctrine”, Foreign Policy, 13/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những luận điệu dân chủ trên trời không thể cạnh tranh với những người lính của chế độ chuyên chế trên mặt đất. Điều này hẳn khiến Washington khó chịu.

Kazakhstan đang chìm trong khủng hoảng. Vài ngày sau khi các cuộc biểu tình về vấn đề giá nhiên liệu tăng vọt biến thành một cuộc nổi dậy bạo lực tại nhiều thành phố, quân đội Nga và đồng minh từ Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (Collective Security Treaty Organization, CSTO) đã được triển khai tới Kazakhstan theo yêu cầu của Tổng thống nước này, Kassym-Jomart Tokayev.

Trong khi đó, phía Mỹ lại “cam kết sẽ xem xét liệu có thể tìm ra hướng giải quyết vấn đề về mặt ngoại giao thông qua đối thoại hay không”, theo lời Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói về tình hình hỗn loạn tại Kazakhstan hôm Chủ nhật (09/01). Khi được hỏi về việc Tokayev đã ra lệnh cho lực lượng của mình có thể “nổ súng bắn giết mà không cần cảnh báo trước” khi đối phó với các cuộc biểu tình, Blinken trả lời rằng mệnh lệnh đó là sai và cần phải bị bãi bỏ, và rằng quyền của những người biểu tình ôn hòa phải được tôn trọng. Continue reading “Kazakhstan cho thấy thiếu sót lớn nhất trong chính sách đối ngoại của Biden”

Chiến lược Châu Á của Mỹ đã đi vào ngõ cụt?

Nguồn: Van Jackson, “America’s Asia Strategy Has Reached a Dead End“, Foreign Policy, 09/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Washington nên ưu tiên cho kinh tế và ngừng tư duy bằng tên lửa của mình.

Tháng 12/2021, trong một hội nghị về an ninh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, điều phối viên khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của chính quyền Biden, Kurt Campbell, đã trình bày chi tiết khung chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc và châu Á. Ông nhắc đến tất cả những nội dung quen thuộc: tầm quan trọng của các liên minh, bán vũ khí để chống lại Trung Quốc, vị trí trung tâm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và quan điểm lạc quan rằng quan hệ Trung-Mỹ có thể vừa cạnh tranh và vừa ổn định. Continue reading “Chiến lược Châu Á của Mỹ đã đi vào ngõ cụt?”

09/01/1952: Truman cảnh báo về các mối nguy hiểm của Chiến tranh Lạnh

Nguồn: President Truman warns of Cold War dangers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, trong Thông điệp Liên bang, Tổng thống Harry S. Truman cảnh báo người Mỹ rằng họ đang “trải qua một thời kỳ nguy hiểm” và kêu gọi hành động mạnh mẽ nhằm đối phó với mối đe dọa từ chủ nghĩa cộng sản.

Mặc dù mức độ tín nhiệm của Truman đã giảm dần trong 18 tháng trước đó do những phàn nàn về cách ông xử lý Chiến tranh Triều Tiên, bài phát biểu của Tổng thống đã nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt từ các nghị sĩ Quốc hội và khách mời đặc biệt là Thủ tướng Winston Churchill. Continue reading “09/01/1952: Truman cảnh báo về các mối nguy hiểm của Chiến tranh Lạnh”

02/01/1811: Lần đầu tiên một thượng nghị sĩ Mỹ bị kỷ luật

Nguồn: First censuring of a U.S. senator, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1811, Thượng nghị sĩ Timothy Pickering, một thành viên của Đảng Liên bang đại diện cho bang Massachusetts, đã trở thành thượng nghị sĩ Mỹ đầu tiên bị kỷ luật (censure) khi Thượng viện thông qua một đề xuất chống lại ông sau cuộc bỏ phiếu với tỷ lệ 20: 7. Pickering đã bị buộc tội vi phạm luật Quốc hội vì dám công khai các tài liệu mật mà Tổng Thống giao cho Thượng viện. Continue reading “02/01/1811: Lần đầu tiên một thượng nghị sĩ Mỹ bị kỷ luật”

01/01/1946: Lính Nhật đầu hàng sau khi biết Thế chiến II đã kết thúc

Nguồn: Several Japanese soldiers surrender after learning Pacific War has ended, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1946, một người lính Mỹ đã chấp nhận đề nghị đầu hàng từ khoảng 20 lính Nhật – những người vừa mới biết rằng chiến tranh đã kết thúc, sau khi đọc tin trên báo. Continue reading “01/01/1946: Lính Nhật đầu hàng sau khi biết Thế chiến II đã kết thúc”

30/12/1936: Biểu tình ngồi bắt đầu ở nhà máy của GM

Nguồn: Sit-down strike begins in Flint, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1936, lúc 8 giờ tối, trong một trong những cuộc đình công đầu tiên ở Mỹ, các công nhân lắp ráp xe hơi đã chiếm Nhà máy Fisher Body I của hãng General Motors (GM) ở Flint, Michigan. Nhóm nhân viên này đang đình công nhằm giành được sự công nhận cho Liên đoàn Công nhân Xe hơi (United Auto Workers, UAW), vốn là đại diện thương lượng duy nhất của công nhân GM. Họ cũng muốn công ty ngừng chuyển công việc cho các nhà máy không thuộc công đoàn, đồng thời thiết lập thang lương tối thiểu công bằng, cũng như thiết lập một hệ thống khiếu nại và một bộ quy trình giúp bảo vệ công nhân trong dây chuyền lắp ráp khỏi bị thương. Tổng cộng, cuộc đình công này kéo dài 44 ngày. Continue reading “30/12/1936: Biểu tình ngồi bắt đầu ở nhà máy của GM”

25/12/1996: Vụ án JonBenét Ramsey

Nguồn: Six-year-old JonBenét Ramsey is murdered, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1996, JonBenét Ramsey, sáu tuổi, đã bị sát hại ngay tại chính ngôi nhà của mình ở Boulder, Colorado. John và Patsy Ramsey, cha mẹ của cô bé, đã gọi điện cho cảnh sát lúc 5:52 sáng hôm sau để báo rằng con gái họ đã mất tích. Mặc dù cảnh sát tìm thấy một thư đòi 118.000 đô la tiền chuộc, nhưng thi thể của JonBenét đã được tìm thấy dưới một tấm chăn ở tầng hầm ngay buổi chiều hôm đó. Tội ác nhanh chóng gây chấn động khắp nước Mỹ.

Bị đánh đập và bóp cổ, JonBenét được tìm thấy trong tình trạng băng dính dán kín miệng và hai tay bị trói bằng dây, đồng thời còn có một số dấu hiệu của việc bị tấn công tình dục. Tuy nhiên, các thám tử Boulder đã quá kém cỏi trong khâu bảo vệ bằng chứng và thực tế đã cho phép John Ramsey phá hỏng hiện trường vụ án bằng cách đưa thi thể con gái ông ta ra khỏi tầng hầm. Continue reading “25/12/1996: Vụ án JonBenét Ramsey”

23/12/1986: Máy bay Voyager hoàn thành chuyến bay vòng quanh Trái Đất

Nguồn: Voyager completes global flight, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1986, sau chín ngày bốn phút bay trên bầu trời, chiếc máy bay thử nghiệm Voyager đã hạ cánh xuống Căn cứ Không quân Edwards ở California, hoàn thành chuyến bay không dừng vòng quanh Trái Đất đầu tiên, chỉ với một lần nạp nhiên liệu. Cầm lái bởi hai phi công người Mỹ Dick Rutan và Jeana Yeager, Voyager được chế tạo chủ yếu từ nhựa và giấy cứng, mang theo lượng nhiên liệu gấp ba lần trọng lượng của nó khi cất cánh từ Căn cứ Không quân Edwards vào ngày 14/12. Khi quay trở lại sau hành trình 25.012 dặm vòng quanh Trái Đất, nó chỉ còn lại năm gallon xăng trong bình chứa. Continue reading “23/12/1986: Máy bay Voyager hoàn thành chuyến bay vòng quanh Trái Đất”