21/02/1916: Trận Verdun bắt đầu

Nguồn: Battle of Verdun begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào lúc 7:12 sáng ngày này năm 1916, một phát đạn từ khẩu súng nòng dài 38cm Krupp của Đức – một trong số hơn 1.200 khẩu như vậy được dùng để bắn phá lực lượng Pháp dọc theo mặt trận trải dài 20 km qua sông Meuse – đã trúng vào nhà thờ ở Verdun, Pháp, khởi đầu Trận Verdun, kéo dài trong 10 tháng và trở thành cuộc xung đột dài nhất trong Thế chiến I.

Đến đầu năm 1916, cuộc chiến ở Pháp, từ biên giới Thụy Sĩ đến Eo biển Manche, đã sa lầy thành chiến tranh chiến hào. Bất chấp các điều kiện khó khăn trong các chiến hào, tham mưu trưởng quân đội Đức Erich von Falkenhayn tin rằng chìa khóa để chiến thắng không phải là đối đầu với Nga ở phía đông mà là đánh bại Pháp trong một trận đánh lớn ở Mặt trận phía Tây. Tháng 12/1915, Falkenhayn đã thuyết phục được Hoàng đế Đức, bất chấp sự phản đối của các nhà lãnh đạo quân sự khác như Paul von Hindenburg, rằng nếu kết hợp với chiến tranh tàu ngầm không giới hạn trên biển, tổn thất lớn của Pháp trong trận chiến sẽ đẩy người Anh – mà Falkenhayn cho là đối thủ mạnh nhất trong phe Hiệp ước – ra khỏi cuộc chiến. Continue reading “21/02/1916: Trận Verdun bắt đầu”

18/02/1913: Raymond Poincare trở thành Tổng thống Pháp

Nguồn: Raymond Poincare becomes president of France, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan

Vào ngày này năm 1913, Raymond Poincare, một chính trị gia bảo thủ, người đã đắc cử tổng thống Pháp trước sự phản đối của Georges Clemenceau và phe cánh tả Pháp một tháng trước đó, đã nhậm chức.

Nổi tiếng với niềm tin dân tộc chủ nghĩa cánh hữu và đức tin Công giáo mạnh mẽ của mình, Poincare từng là thủ tướng và bộ trưởng ngoại giao của Pháp trước khi được bầu vào vị trí tổng thống. Sinh ra ở vùng Lorraine thuộc Pháp, bại trận trước quân Đức trong Chiến tranh Pháp-Phổ 1870-71, ông ghét cay ghét đắng và đồng thời cũng e sợ Đức. Là thủ tướng trong những năm trước Thế chiến I, Poincare đã nỗ lực để củng cố các liên minh của Pháp với Anh và Nga. Continue reading “18/02/1913: Raymond Poincare trở thành Tổng thống Pháp”

10/02/1763: Chiến tranh Bảy năm kết thúc

Nguồn: The French and Indian War ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1763, Chiến tranh Bảy năm, cuộc xung đột toàn cầu mà người Mỹ gọi là Chiến tranh với Pháp và người Da đỏ, kết thúc bằng việc ký kết Hiệp ước Paris giữa Pháp, Anh và Tây Ban Nha.

Đầu những năm 1750, việc Pháp bành trướng sang thung lũng sông Ohio đã liên tục khiến nước này rơi vào xung đột vũ trang với các thuộc địa của Anh. Năm 1756, Anh chính thức tuyên chiến. Continue reading “10/02/1763: Chiến tranh Bảy năm kết thúc”

06/02/1778: Pháp và Hoa Kỳ ký Hiệp ước Liên minh

Nguồn: Franco-American alliances signed, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1778, trong Chiến tranh giành độc lập Hoa Kỳ, đại diện của Hoa Kỳ và Pháp đã ký Hiệp ước Thân thiện và Thương mại và Hiệp ước Liên minh tại Paris.

Hiệp ước Thân thiện và Thương mại công nhận Hoa Kỳ là một quốc gia độc lập và khuyến khích thương mại giữa Pháp và Mỹ, trong khi Hiệp ước Liên minh thiết lập một liên minh quân sự chống lại Vương quốc Anh, quy định rằng việc công nhận nền độc lập tuyệt đối của Hoa Kỳ là một điều kiện cho hòa bình và rằng Pháp sẽ được phép chinh phục Tây Ấn thuộc Anh. Continue reading “06/02/1778: Pháp và Hoa Kỳ ký Hiệp ước Liên minh”

21/12/1958: De Gaulle đắc cử Tổng thống Pháp

Nguồn: De Gaulle elected, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1958, ba tháng sau khi hiến pháp mới của nước Pháp được phê chuẩn, Charles de Gaulle được bầu làm tổng thống đầu tiên của Đệ Ngũ Cộng Hòa bởi đa số áp đảo. Trước đó, vào tháng 6, vị anh hùng Thế chiến II của Pháp đã được kêu gọi đứng lên lãnh đạo đất nước sau khi ông đã nghỉ hưu khi một cuộc nổi dậy quân sự và dân sự ở Algeria đe dọa sự ổn định của nước Pháp.

Là một cựu chiến binh Thế chiến I, de Gaulle đã không thành công khi kiến ​​nghị nước Pháp hiện đại hóa lực lượng vũ trang của mình nhiều năm trước khi Thế chiến II bùng nổ. Sau khi Thủ tướng Pháp Henri Pétain ký một hiệp định đình chiến với Đức Quốc xã vào tháng 06 năm 1940, de Gaulle đã trốn sang London, nơi ông tổ chức các Lực lượng Nước Pháp Tự do và tập hợp các thuộc địa của Pháp dưới ngọn cờ Đồng minh. Các lực lượng của ông đã chiến đấu thành công ở Bắc Phi, và vào tháng 06 năm 1944, ông được chỉ định là người đứng đầu chính phủ Pháp lưu vong. Continue reading “21/12/1958: De Gaulle đắc cử Tổng thống Pháp”

20/12/1995: NATO nhận gìn giữ hòa bình ở Bosnia

Nguồn: NATO assumes peacekeeping duties in Bosnia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1995, trong một buổi lễ ngắn tại Sarajevo, Bosnia-Herzegovina, Tướng Pháp Bernard Janvier, người đứng đầu Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc, đã chính thức chuyển giao quyền lực quân sự ở Bosnia cho Đô đốc Mỹ Leighton Smith, chỉ huy của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Nam Âu.

Buổi lễ long trọng này đã dọn đường cho việc triển khai 60.000 quân NATO để thực thi Hòa ước Dayton (Dayton Peace Accords) được ký bởi các lãnh đạo của Nam Tư cũ vào ngày 14/12. Trước đó trong cùng năm, kế hoạch hòa bình do Mỹ tài trợ đã được đề xuất tại bàn đàm phán ở Dayton, Ohio, và các bên tham chiến cuối cùng cũng miễn cưỡng chấp nhận vào tháng 11, chấm dứt bốn năm xung đột đẫm máu ở Nam Tư, với hơn 200.000 người thiệt mạng. Continue reading “20/12/1995: NATO nhận gìn giữ hòa bình ở Bosnia”

10/11/1942: Đức chiếm nước Pháp Vichy

Nguồn: Germans take Vichy France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, quân Đức chiếm đóng nước Pháp dưới quyền chính phủ Vichy, nơi mà trước đây không có sự hiện diện của phe Trục.

Kể từ tháng 07/1940, khi bị Đức Quốc Xã xâm lược và đánh bại, nhà nước tự chủ của Pháp đã bị chia thành hai khu vực. Một bị chiếm đóng bởi quân Đức, và một được cai trị bởi chế độ bù nhìn ở Vichy – khu vực suối khoáng nằm cách Paris khoảng 200 dặm về phía đông nam – đứng đầu là Tướng Philippe Pétain, một anh hùng Thế chiến I. Pétain từng công khai tuyên bố rằng Đức và Pháp cùng có một mục tiêu chung, đó là “sự thất bại của nước Anh.” Nhưng thực ra, vị tướng Pháp thầm hy vọng rằng bằng cách hòa hoãn với phe Trục, ông có thể giữ chân quân Đức khỏi Vichy, đồng thời âm thầm hỗ trợ phong trào Kháng chiến chống phát xít. Continue reading “10/11/1942: Đức chiếm nước Pháp Vichy”

Tại sao nông dân Pháp lo lắng về Trung Quốc?

Nguồn: Why France’s farmers worry about China, The Economist, 27/03/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hơn 670.000 người đã tham dự Hội chợ Nông nghiệp thường niên của Pháp tại Paris gần đây. Trong số đó có tổng thống Emmanuel Macron, người đã đến thăm vào ngày đầu tiên và dành 12 giờ tại hội chợ, một kỷ lục cho các tổng thống. Thời gian tại hội chợ của ông có cảm tưởng như kéo dài hơn vậy. Trước hội chợ này, những người nông dân đã chặn các đường cao tốc của Pháp để phản đối cuộc đàm phán giữa Liên minh châu Âu (EU) và Mercosur, khối Thị trường chung Nam Mỹ, mà tác động có thể thấy là sự gia tăng lượng thịt bò nhập khẩu vào Pháp, và phản đối cả các kế hoạch của Pháp để cắt giảm trợ cấp cho các trang trại gặp khó khăn. Ông Macron đã phải chịu một sự tiếp đón thiếu thân thiện trong một vài khu vực hội chợ (mặc dù ông đã tránh được số phận mà ông phải chịu năm ngoái, khi bị ném một quả trứng vào mặt). Tuy nhiên, nông dân Pháp cũng có một mục tiêu mới. Tại sao họ lại lo lắng về Trung Quốc? Continue reading “Tại sao nông dân Pháp lo lắng về Trung Quốc?”

26/10/1776: Benjamin Franklin khởi hành đến Pháp

Nguồn: Benjamin Franklin sets sail for France, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 26 tháng 10 năm 1776, đúng một tháng sau ngày được Quốc hội Lục địa bổ nhiệm là đại diện phái đoàn ngoại giao, Benjamin Franklin đã khởi hành từ Philadelphia đến Pháp, nơi ông sẽ đàm phán nhằm đạt được một hiệp ước và một liên minh chính thức với Pháp.

Tại Pháp, một Franklin tài năng đã được chào đón bởi giới khoa học và văn nhân, và ông nhanh chóng trở thành một người thuộc về tầng lớp xã hội cao. Trong khi những thành tựu cá nhân của ông được ca tụng, thành công trong lĩnh vực ngoại giao của Franklin tại Pháp vẫn tiến triển rất chậm. Continue reading “26/10/1776: Benjamin Franklin khởi hành đến Pháp”

21/10/1805: Trận Trafalgar

Nguồn: Battle of Trafalgar, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1805, trong trận Trafalgar diễn ra ngoài khơi bờ biển Tây Ban Nha, một trong những trận hải chiến mang tính quyết định nhất trong lịch sử, hạm đội Anh dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Horatio Nelson đã đánh bại hạm đội liên quân Pháp -Tây Ban Nha.

Trên biển, Nelson và Hải quân Hoàng gia Anh luôn cản trở Napoléon Bonaparte, người đã đưa Pháp đến đỉnh cao quyền lực tại lục địa châu Âu. Chiến thắng cuối cùng và vĩ đại nhất của Nelson chống lại người Pháp là Trận Trafalgar, bắt đầu ngay sau khi Nelson bắt gặp một lực lượng Pháp-Tây Ban Nha gồm 33 tàu. Trước khi đối đầu vào ngày 21/10, Nelson đã chia 27 tàu của mình thành hai sư đoàn và đưa ra thông điệp nổi tiếng từ Chiến hạm Victory: “Nước Anh hy vọng các anh sẽ làm tròn nhiệm vụ của mình.” Continue reading “21/10/1805: Trận Trafalgar”

15/10/1945: Pierre Laval bị hành quyết vì tội phản quốc

Nguồn: Vichy leader executed for treason, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1945, Pierre Laval, lãnh đạo bù nhìn của chính phủ Vichy của Pháp thời kỳ bị Đức Quốc xã chiếm đóng, đã bị xử bắn vì tội phản quốc.

Laval, ban đầu là một hạ nghị sĩ và thượng nghị sĩ theo khuynh hướng hòa bình, đã chuyển sang cánh hữu trong những năm 1930 khi làm bộ trưởng ngoại giao và hai lần là thủ tướng Pháp. Là một người chống cộng kiên định, ông đã trì hoãn hiệp ước Xô-Pháp năm 1935 và tìm cách đưa Pháp liên minh với Phát xít Ý. Continue reading “15/10/1945: Pierre Laval bị hành quyết vì tội phản quốc”

27/09/1779: John Adams làm đại diện hòa đàm với Anh

Nguồn: John Adams appointed to negotiate peace terms with British, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1779, Quốc Hội Lục địa đã bổ nhiệm John Adams lên đường sang Pháp làm đại diện phụ trách đàm phán các hiệp ước hòa bình và thương mại với Anh trong thời kỳ Chiến tranh Cách mạng (Revolutionary War).

Adams từng đến Paris vào năm 1778 để đàm phán thành lập một liên minh với Pháp, nhưng bất ngờ bị loại khi Quốc hội chọn Benjamin Franklin làm người đại diện duy nhất. Chẳng bao lâu sau khi trở về Massachusetts vào giữa năm 1779, Adams được bầu làm đại biểu trong hội nghị tiểu bang để xây dựng một hiến pháp mới; ông đang thực hiện những nhiệm vụ này thì nhận được thông báo về vai trò ngoại giao mới của mình. Continue reading “27/09/1779: John Adams làm đại diện hòa đàm với Anh”

18/09/1918: Trận Epehy bắt đầu

Nguồn: Battle of Epehy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, gần làng Epehy của Pháp, Tập đoàn quân số 4 của Anh, được chỉ huy bởi Sir Henry Rawlinson, đã tấn công các tiền đồn của Đức tại Phòng tuyến Hindenburg, tuyến phòng thủ cuối cùng của Đức trên Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I.

Được người Anh đặt tên theo vị Tổng Tư lệnh của Đức, Paul von Hindenburg – trong khi người Đức gọi nó là Phòng tuyến Siegfried – Phòng tuyến Hindenburg là một tuyến phòng thủ bán kiên cố mà Hindenburg ra lệnh dựng lên, chỉ vài dặm đằng sau chiến tuyến của Đức, vào cuối năm 1916. Continue reading “18/09/1918: Trận Epehy bắt đầu”

13/09/1759: Anh giành chiến thắng tại Đồng bằng Abraham

Nguồn: Britain victorious on the Plains of Abraham, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1759, trong Chiến tranh Bảy năm, một cuộc xung đột toàn cầu, vốn được người Mỹ gọi là Chiến tranh Pháp – Bản địa (French and Indian War), quân Anh dưới quyền Tướng James Wolfe đã giành được một thắng lợi ấn tượng khi họ chiếm được Thành phố Quebec, đánh bại lực lượng Pháp của Hầu tước de Montcalm tại Đồng bằng Abraham (Plains of Abraham). Bản thân Wolfe cũng bị tử thương trong trận chiến, nhưng chiến thắng của ông đã giúp người Anh giành ưu thế vượt trội tại Canada. Montcalm cũng đã thiệt mạng trong trận đánh này.

Vào đầu thập niên 1750, việc quân Pháp bắt đầu xâm lấn Thung lũng Sông Ohio đã nhiều lần khiến họ xung đột vũ trang với các thuộc địa của Anh. Năm 1756 – chính thức là năm đầu tiên trong Chiến tranh Bảy Năm – người Anh đã phải chịu một loạt thất bại trước người Pháp cùng liên minh hùng mạnh gồm các tộc người Mỹ bản địa của họ. Continue reading “13/09/1759: Anh giành chiến thắng tại Đồng bằng Abraham”

01/09/1917: Lính Mỹ kể lại việc bị trúng khí độc 

NguồnSoldier recounts brush with poison gasHistory.com 

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, một người lính Mỹ tên Stull Holt đã viết một lá thư kể về những trải nghiệm chiến trường của mình trên Mặt trận phía Tây tại Verdun, Pháp.

Sinh ra tại Thành phố New York vào năm 1896, Holt tham gia phục vụ trong Thế chiến I với vị trí tài xế lái xe cứu thương cho Quân Y Hoa Kỳ (American Ambulance Field Service). Sau đó ông gia nhập Không Quân (American Air Service), nhận nhiệm vụ phi công đầu tiên với tư cách là trung úy.  Continue reading “01/09/1917: Lính Mỹ kể lại việc bị trúng khí độc “

26/08/1346: Trận Crecy

Nguồn: Battle of Crecy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày năm 1346, trong Chiến tranh Trăm năm, quân Anh của vua Edward III đã tiêu diệt quân Pháp dưới quyền vua Philip VI trong trận Crecy ở Normandy. Trận chiến này, nơi mà người Anh lần đầu tiên sử dụng cung bắn tên (longbow), được coi là một trong những trận đánh mang tính quyết định nhất trong lịch sử.

Ngày 12/07/1346, khoảng 14.000 quân của Edward đã đổ bộ lên bờ biển Normandy. Từ đây, quân Anh tiến quân lên phía bắc, cướp bóc vùng nông thôn Pháp. Biết được sự xuất hiện của người Anh, Philip liền cho tập hợp một đội quân gồm 12.000 người, gồm khoảng 8.000 kỵ sĩ (mounted knight) và 4.000 lính đánh thuê người Genoa – đội quân chuyên sử dụng ná bắn tên (crossbow). Tại Crecy, Edward cho dừng quân để chuẩn bị cho cuộc tấn công của Pháp. Cuối buổi chiều ngày 26/08, quân của Philip bắt đầu tấn công. Continue reading “26/08/1346: Trận Crecy”

22/08/1914: Thương vong nặng nề trong Trận chiến Biên giới

Nguồn: Heavy casualties suffered in the Battles of the Frontiers, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1914, khi các lực lượng Pháp và Đức đối đầu nhau trên Mặt trận phía Tây trong tháng mở màn Thế chiến I, những cuộc chạm trán riêng lẻ của ngày hôm trước biến thành một trận chiến toàn diện trong các khu rừng thuộc Ardennes và tại Charleroi, gần ngã ba sông Sambre và Meuse.

Cuốn nhật ký của một người lính Đức đã mô tả sự hỗn loạn khủng khiếp của ngày hôm đó trên các chiến tuyến ở Tintigny, gần Ardennes, nơi Tập đoàn quân số 4 và số 5 của Đức đang chiến đấu chống lại các Tập đoàn quân số 3 và số 4 của Pháp. “ Không thể tưởng tượng được điều gì khủng khiếp hơn…Chúng tôi tiến quân quá nhanh – một người dân đã bắn vào chúng tôi – anh ta bị bắn ngay lập tức – chúng tôi được lệnh tấn công cánh của đối phương trong một rừng sồi – chúng tôi đã mất phương hướng – đội quân rơi vào tình thế nguy hiểm – kẻ địch đã nổ súng – đạn rơi xuống đầu chúng tôi như mưa đá.” Continue reading “22/08/1914: Thương vong nặng nề trong Trận chiến Biên giới”

17/08/1918: Quân Nga tiến vào Đông Phổ

Nguồn: Russian troops invade East Prussia, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1914, Tập đoàn quân số 1 và số 2 của Nga bắt đầu tiến vào Đông Phổ, hoàn thành lời hứa của Nga với đồng minh của mình là Pháp trong việc tấn công Đức từ phía đông càng sớm càng tốt nhằm chuyển hướng quân lực của Đức và giảm áp lực lên Pháp trong những tuần đầu của Thế chiến I.

Tập đoàn quân số 1 của Nga, được chỉ huy bởi Pavel Rennenkampf, và Tập đoàn quân số 2, do Aleksandr Samsonov dẫn đầu, tiến quân theo đội hình hai nhánh – cách nhau bởi hồ Masurian, trải dài hơn 100 km – với mục tiêu là cuối cùng tập hợp và kẹp chặt Tập đoàn quân số 8 của Đức ở giữa. Continue reading “17/08/1918: Quân Nga tiến vào Đông Phổ”

10/07/1985: Pháp đánh chìm tàu của tổ chức Hòa Bình Xanh

Nguồn: The sinking of the Rainbow Warrior, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, tại bến cảng Auckland ở New Zealand, tàu Rainbow Warrior của Tổ chức Hòa bình Xanh (Greenpeace) đã chìm sau khi các đặc vụ Pháp đi thuyền máy đã gài một quả bom trên thân tàu. Một người, nhiếp ảnh gia người Hà Lan Fernando Pereira, đã thiệt mạng. Rainbow Warrior, con tàu đại diện cho Tổ chức bảo tồn quốc tế Greenpeace, đang chuẩn bị cho một chuyến đi biểu tình đến một địa điểm thử nghiệm hạt nhân của Pháp ở Nam Thái Bình Dương. Continue reading “10/07/1985: Pháp đánh chìm tàu của tổ chức Hòa Bình Xanh”

Thi cử và giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc (P2)

Tác giả: Trần Bích San

Hệ Thống Giáo Dục Cao Đẳng Và Đại Học Pháp-Việt Khác Biệt Giữa Trường Cao Đẳng Và Đại Học

Hệ thống giáo dục Pháp-Việt (Enseignement Franco-Indigène) áp dụng ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc đã rập khuôn theo chế độ và tổ chức giáo dục của Pháp nhưng được điều chỉnh, thêm bớt cho phù hợp với thực tế ở Đông Dương và chủ yếu là để đạt mục đích khai thác thuộc địa. Vì thế, học chế áp dụng tại Đông Dương cho bậc học cao nhất, hình thức tương tự như ở Pháp (lúc đầu không có thực chất, sau đuợc cải tiến vì lý do chính trị), gồm có hai loại trường là cao đẳng và đại học:

Trường Cao Đẳng (École Supérieure): là loại trường chuyên nghiệp, nhập học phải hội đủ điều kiện văn bằng đòi hỏi và qua một kỳ thi tuyển (concours). Trúng tuyển được cấp học bổng ăn học suốt học trình. Tốt nghiệp phải làm việc cho chính quyền (trong lãnh vực chuyên nghiệp do trường đào tạo) một thời gian ấn định (1), nếu không, theo nguyên tắc, phải bồi thường tiền học bổng. Các trường cao đẳng, đào tạo các chuyên viên có nghề nghiệp nhất định như bác sĩ, kỹ sư, công chức, giáo sư…, chương trình học có qui củ và kỷ luật chặt chẽ. Continue reading “Thi cử và giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc (P2)”