24/12/1801: Nhà phát minh Richard Trevithick giới thiệu xe hơi nước

Nguồn: Richard Trevithick introduces his “Puffing Devil”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1801, nhà phát minh người Anh Richard Trevithick đã cùng bảy người bạn tham gia chuyến đi thử nghiệm trên chiếc “Puffing Devil” hay “Puffer,” phương tiện chở khách chạy bằng hơi nước đầu tiên. Không giống như động cơ hơi nước do James Watt người Scotland chế tạo, thiết bị của Trevithick sử dụng “hơi nước mạnh” (strong steam) – tức là hơi nước ở áp suất rất cao (145 pound trên inch vuông, hay psi). Động cơ của Trevithick cũng cực kỳ linh hoạt: Chúng có thể được đưa vào hoạt động trong hầm mỏ, trang trại, nhà máy, tàu biển và đầu máy xe lửa các loại. Continue reading “24/12/1801: Nhà phát minh Richard Trevithick giới thiệu xe hơi nước”

22/12/1989: Chính phủ Nicolae Ceausescu ở Romania sụp đổ

Nguồn: Romanian government falls, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, quân đội Romania đã quyết định chuyển sang ủng hộ những người biểu tình chống cộng sản, và chính phủ của Nicolae Ceausescu chính thức bị lật đổ. Hồi kết cho 42 năm cai trị của chủ nghĩa cộng sản đã đến ba ngày sau khi lực lượng an ninh của Ceausescu nổ súng vào những người biểu tình ở Timisoara. Sau đợt đào ngũ của các binh lính, Ceausescu và vợ đã cố gắng chạy trốn khỏi Bucharest trên một chiếc trực thăng nhưng vẫn bị bắt lại và bị kết tội giết người hàng loạt trong một phiên tòa quân sự chóng vánh. Sang ngày 25/12, cả hai bị một đội súng xử tử. Continue reading “22/12/1989: Chính phủ Nicolae Ceausescu ở Romania sụp đổ”

20/12/1836: Tổng thống Jackson trình Quốc hội hiệp ước với người Mỹ bản địa

Nguồn: Andrew Jackson submits Indian treaty to Congress, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1836, Tổng thống Andrew Jackson đã trình lên Quốc Hội một hiệp ước mà ông đã đàm phán với các bộ lạc Ioway, Sacs, Sioux, Fox, Otoe và Omaha của lãnh thổ Missouri. Hiệp ước này, nhằm loại bỏ những bộ lạc kể trên khỏi quê hương họ để mở đường cho người da trắng đến định cư, là bằng chứng cho thấy chính sách phân biệt chủng tộc của các đời tổng thống thế kỷ 19 đối với người Mỹ bản địa. Đây chỉ là một trong số gần 400 thỏa thuận – gần như luôn luôn không bình đẳng – được ký kết giữa các bộ lạc bản địa và chính phủ Mỹ từ năm 1788 đến năm 1883. Continue reading “20/12/1836: Tổng thống Jackson trình Quốc hội hiệp ước với người Mỹ bản địa”

19/12/1732: “Biên niên sử Richard Nghèo” của Benjamin Franklin được xuất bản

Nguồn: Benjamin Franklin’s “Poor Richard’s Almanack” is published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1732, Benjamin Franklin – khi ấy đang sống ở Philadelphia – lần đầu tiên cho xuất bản cuốn “Biên niên sử Richard Nghèo” (Poor Richard’s Almanack). Cuốn sách chứa đầy những câu châm ngôn về sự chăm chỉ và tính cẩn trọng này đã được xuất bản liên tục trong 25 năm và trở thành một trong những ấn phẩm phổ biến nhất ở châu Mỹ thuộc địa, bán được trung bình 10.000 bản mỗi năm. Continue reading “19/12/1732: “Biên niên sử Richard Nghèo” của Benjamin Franklin được xuất bản”

17/12/1986: Kẻ sát nhân Richard Kuklinski bị bắt

Nguồn: “Operation Iceman” nabs murderer Richard Kuklinski, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1986, Richard Kuklinski, nghi phạm trong một số vụ án giết người, đã bị các mật vụ bắt giữ tại một điểm dừng xe tải bên ngoài New Jersey Turnpike, đánh dấu đỉnh điểm trong “Chiến dịch Người băng” của Cục Rượu, Thuốc lá và Súng. Kuklinski đã tự đặt dấu chấm hết cho mình khi tiết lộ cho đặc vụ Dominick Polifrone cách đầu độc một người bằng xyanua.

Nạn nhân đầu tiên có liên quan đến Kuklinski là George Mallibrand, người mà hắn đã quỵt nợ vào năm 1980. Khi đó, hắn đã nhét xác Mallibrand vào một thùng 55 gallon ở Thành phố Jersey. Tháng 07/1981, đối tác của Kuklinski, Louis Masgay, biến mất một cách bí ẩn ngay đêm trước khi diễn ra một giao dịch kinh doanh bất hợp pháp, nhưng đã không có bằng chứng nào dẫn đến Kuklinski. Khi thi thể của anh ta được phát hiện vào tháng 09/1983, nhà chức trách xác định rằng Masgay đã bị bắn vào đầu và được giữ đông lạnh kể từ ngày mất tích; thi thể bị vứt bỏ hai năm sau đó. Continue reading “17/12/1986: Kẻ sát nhân Richard Kuklinski bị bắt”

15/12/1998: Hạ viện Mỹ khuyến nghị luận tội Tổng thống Clinton

Nguồn: U.S. House of Representatives recommends impeaching Clinton, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1998, Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ đã công bố một báo cáo dài 265 trang đề xuất luận tội Tổng thống Bill Clinton vì “các tội nặng nhẹ” (high crimes and misdemeanors).

Các thủ tụng tố tụng luận tội diễn ra sau đó đã trở thành đỉnh điểm trong loạt bê bối liên quan đến Tổng thống và Đệ nhất Phu nhân Hillary Clinton. Gia đình Clinton bị nghi ngờ dàn xếp các giao dịch bất động sản không đúng quy định, vi phạm trong việc gây quỹ, và áp dụng chủ nghĩa thân hữu khi sa thải các nhân viên của Nhà Trắng. Trong mớ bòng bong này còn có thêm câu chuyện ngoại tình của Tổng thống và nhiều đơn kiện quấy rối tình dục được đệ trình chống lại ông. Continue reading “15/12/1998: Hạ viện Mỹ khuyến nghị luận tội Tổng thống Clinton”

13/12/2019: Greta Thunberg được Time bình chọn là ‘Nhân vật của Năm’

Nguồn: 16-year-old climate activist Greta Thunberg named Time’s Person of the Year, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2019, Greta Thunberg, 16 tuổi, đã được bình chọn là “Nhân vật của Năm” trên tạp chí Time. Nhà hoạt động về khí hậu người Thụy Điển trở thành Nhân vật của Năm đầu tiên sinh ra trong thế kỷ 21 và là người trẻ nhất từng được nhận vinh dự này.

Thunberg đã tích cực tham gia hoạt động bảo vệ môi trường từ rất sớm, thuyết phục cha mẹ chuyển sang ăn chay, giảm lượng khí thải carbon và tránh đi máy bay. Năm 2018, được truyền cảm hứng từ nhóm kêu gọi kiểm soát súng cũng trong độ tuổi thiếu niên ở Mỹ, Thunberg bắt đầu phát động một cuộc bãi khoá trên toàn Thụy Điển và cả các nước châu Âu khác. Continue reading “13/12/2019: Greta Thunberg được Time bình chọn là ‘Nhân vật của Năm’”

12/12/1937: Tàu USS Panay bị Nhật đánh chìm

Nguồn: USS Panay sunk by Japanese, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1937, trong trận Nam Kinh thuộc Chiến tranh Trung – Nhật, pháo hạm Panay của Mỹ đã bị máy bay tiêm kích Nhật Bản tấn công và đánh chìm trong vùng biển của Trung Quốc.

Con tàu Mỹ, vốn trung lập trong xung đột Trung – Nhật, đang hộ tống tàu sơ tán người Mỹ và ba xà lan Standard Oil rời khỏi Nam Kinh, thủ đô đang bị chiến tranh tàn phá của Trung Quốc, nằm trên sông Dương Tử. Sau khi Panay bị đánh chìm, tàu cứu hộ Nhật Bản có trang bị súng máy đã đưa những người sống sót đến tập trung trên bờ sông Dương Tử. Continue reading “12/12/1937: Tàu USS Panay bị Nhật đánh chìm”

10/12/1977: Liên Xô bắt người bất đồng chính kiến vào Ngày Nhân quyền LHQ

Nguồn: Soviets arrest dissidents on United Nations Human Rights Day, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1977, tại Moskva, các quan chức Liên Xô đã bắt giữ bốn nhà bất đồng chính kiến, đồng thời ngăn cản ít nhất 20 người khác tham dự một cuộc biểu tình ôn hòa chống lại đàn áp chính trị của chính quyền cộng sản vào Ngày Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Theo một số người tham dự biểu tình, các quan chức Liên Xô đã đe dọa rằng sẽ sử dụng bạo lực nếu biểu tình được tổ chức. Vụ việc là bằng chứng cho thấy chính phủ Liên Xô đang ngày càng cứng rắn trong việc chống lại bất kỳ cuộc biểu tình chính trị nào. Continue reading “10/12/1977: Liên Xô bắt người bất đồng chính kiến vào Ngày Nhân quyền LHQ”

08/12/1980: Ca sĩ John Lennon bị bắn chết

Nguồn: John Lennon shot, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1980, John Lennon, cựu thành viên The Beatles, nhóm nhạc rock đã thay đổi nền âm nhạc đại chúng trong thập niên 1960, đã bị bắn chết bởi một fan cuồng ở Thành phố New York.

Người nghệ sĩ 40 tuổi đang bước vào tòa nhà nơi có căn hộ sang trọng của ông ở Manhattan thì bị Mark David Chapman bắn bốn phát ở cự ly gần bằng khẩu súng lục ổ quay cỡ 38 ly. Trong tình trạng bị mất rất nhiều máu, Lennon được đưa ngay đến bệnh viện nhưng đã chết trên đường. Trước đó cùng ngày, Chapman vừa nhận chữ ký từ Lennon và cũng tự nguyện ở lại hiện trường vụ nổ súng cho đến khi hắn ta bị cảnh sát bắt giữ. Trong vòng một tuần, hàng trăm người hâm mộ đã đến canh thức bên ngoài chung cư Dakota – nơi có nhà của Lennon – và các cuộc diễu hành để tang ông đã được tổ chức trên khắp thế giới. Continue reading “08/12/1980: Ca sĩ John Lennon bị bắn chết”

06/12/1917: Vụ nổ Halifax

Nguồn: The Great Halifax Explosion, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, lúc 9:05 sáng, tại bến cảng Halifax ở tỉnh Nova Scotia của Canada, vụ nổ nhân tạo kinh hoàng nhất trong thời kỳ tiền nguyên tử đã xảy ra khi Mont Blanc, một tàu vũ khí của Pháp, phát nổ chỉ 20 phút sau khi va chạm với một tàu khác.

Khi Thế chiến I nổ ra ở châu Âu, thành phố cảng Halifax ngày càng trở nên nhộn nhịp với rất nhiều con tàu chở theo binh lính, hàng cứu trợ và đạn dược vượt qua Đại Tây Dương. Sáng ngày 06/12, tàu Imo của Na Uy rời cảng Halifax để lên đường đến Thành phố New York. Cùng lúc đó, tàu Mont Blanc của Pháp, với khoang hàng chứa đầy các loại bom đạn dễ phát nổ – 2.300 tấn axit picric, 200 tấn thuốc nổ TNT, 35 tấn xăng có trị số octan cao và 10 tấn bông thuốc súng – đang cố gắng đi qua bến cảng chật hẹp để tham gia vào một đoàn tàu sẽ hộ tống nó qua Đại Tây Dương. Continue reading “06/12/1917: Vụ nổ Halifax”

05/12/1873: Sát nhân Tháp chuông Boston giết nạn nhân đầu tiên

Nguồn: The Boston Belfry Murderer kills his first victim, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1873, Bridget Landregan đã được tìm thấy trong tình trạng bị đánh đập và bóp cổ đến chết ở ngoại ô Dorchester, Boston. Theo các nhân chứng, một người đàn ông mặc trang phục màu đen với áo choàng kín mít đã cố gắng xâm phạm thi thể cô gái trước khi bỏ chạy. Năm 1874, một người đàn ông có nhân dạng tương tự đã đánh một cô gái trẻ khác, Mary Sullivan, cho đến chết. Nạn nhân thứ ba của hắn, Mary Tynan, đã bị tấn công trên giường vào năm 1875. Mặc dù cô sống thêm được một năm sau vụ tấn công nghiêm trọng, Tynan vẫn không bao giờ có thể xác định được kẻ tấn công mình. Continue reading “05/12/1873: Sát nhân Tháp chuông Boston giết nạn nhân đầu tiên”

03/12/1989: Tiến bộ pháp y giúp xác định kẻ bắt cóc trẻ em

Nguồn: Forensics identify a child abductor—by his clothes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, cô bé Melissa Brannen năm tuổi bất ngờ biến mất không dấu vết trong một bữa tiệc Giáng sinh ở Fairfax, Virginia. Công tác điều tra pháp y chuyên sâu đã dẫn đến việc bắt giữ một khách mời của bữa tiệc – Caleb Hughes – và qua đó chứng minh các kỹ thuật phá án đã tiến bộ xa đến mức nào.

Sau khi phỏng vấn tất cả những người có mặt ngày hôm đó, các nhà điều tra xác định rằng Hughes đã rời khỏi bữa tiệc cùng thời điểm Brannen bị phát hiện mất tích. Khi các thám tử đến nhà của Hughes lúc 1 giờ sáng, họ thấy hắn đang giặt quần áo, giày và thắt lưng của mình. Mặc dù Hughes phủ nhận bất kỳ liên hệ nào tới bé gái, đội thám tử đã bắt đầu khám xét nhà và xe của hắn. Continue reading “03/12/1989: Tiến bộ pháp y giúp xác định kẻ bắt cóc trẻ em”

01/12/1959: Nam Cực trở thành lục địa phi quân sự

Nguồn: Antarctica made a military-free continent, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1959, 12 quốc gia, trong đó có Mỹ và Liên Xô, đã cùng ký Hiệp ước Nam Cực, theo đó chính thức cấm mọi hoạt động quân sự và thử nghiệm vũ khí trên lục địa này. Đây là hiệp định kiểm soát vũ khí đầu tiên được ký kết trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Kể từ thập niên 1800, một số quốc gia, bao gồm Anh, Australia, Chile và Na Uy, đã tuyên bố chủ quyền đối với nhiều vùng lãnh thổ thuộc Nam Cực – trở thành nguyên nhân dẫn đến tranh chấp ngoại giao và thậm chí là đụng độ vũ trang. Năm 1948, lính Argentina đã bắn vào lính Anh trong một khu vực mà cả hai bên đều tuyên bố chủ quyền. Continue reading “01/12/1959: Nam Cực trở thành lục địa phi quân sự”

29/11/1864: Thảm sát Sand Creek

Nguồn: Sand Creek massacre, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1864, những người bản địa ở miền Nam nước Mỹ thuộc tộc Cheyenne và Arapahoe ôn hòa đã bị sát hại bởi một đội quân tình nguyện dưới quyền Đại tá John Chivington tại Sand Creek, Colorado.

Nguyên nhân của vụ thảm sát bắt nguồn từ cuộc xung đột kéo dài trước đó nhằm giành quyền kiểm soát vùng Đồng bằng Lớn (Great Plains) ở phía đông Colorado. Hiệp ước Fort Laramie năm 1851 đảm bảo người Cheyenne và Arapahoe có quyền sở hữu vùng đất phía bắc sông Arkansas đến tận biên giới Nebraska. Tuy nhiên, đến cuối thập niên đó, làn sóng thợ mỏ người Mỹ gốc Âu đã tràn ngập khắp khu vực, lùng sục tìm vàng trên dãy núi Rocky của Colorado, gây áp lực cực lớn lên nguồn tài nguyên của vùng đồng bằng khô cằn. Đến năm 1861, căng thẳng giữa hai bên đã bắt đầu xuất hiện. Continue reading “29/11/1864: Thảm sát Sand Creek”

28/11/1919: Nancy Astor trở thành nữ hạ nghị sĩ đầu tiên của Anh

Nguồn: Lady Astor becomes MP, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, Nancy Astor – sinh tại Mỹ, trở thành người phụ nữ đầu tiên chính thức là thành viên Hạ viện Anh. Bà được bầu vào Nghị viện với đa số đáng kể. Phu nhân Astor đã ngồi vào chiếc ghế đảng Bảo thủ của chồng mình, Tử tước Waldorf Astor, người khi ấy vừa nhận được một ghế thừa kế tại Thượng viện.

Sinh năm 1879 tại Danville, Virginia, phu nhân Astor là con gái của một cựu sĩ quan Hợp bang miền Nam, người đã vươn lên trở thành một nhà đấu giá thuốc lá giàu có. Ban đầu, bà kết hôn với Robert Gould Shaw II, người gốc Boston, vào năm 1897, và họ có với nhau một con trai trước khi ly hôn vào năm 1903. Ngay sau đó, Nancy đến thăm Anh, nơi bà gặp và yêu Waldorf Astor, chắt của nhà kinh doanh lông thú người Mỹ, John Jacob Astor. Năm 1906, họ kết hôn. Continue reading “28/11/1919: Nancy Astor trở thành nữ hạ nghị sĩ đầu tiên của Anh”

26/11/1862: Bản thảo ‘Alice in Wonderland’ được gửi làm quà Giáng sinh

Nguồn: “Alice in Wonderland” manuscript is sent as a Christmas present, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1862, giáo sư toán của trường Oxford, Charles Lutwidge Dodgson, đã gửi một bản thảo viết tay có tên Alice’s Adventures Under Ground cho cô bé 10 tuổi Alice Liddell.

Anh chàng Dodgson 30 tuổi, được biết đến nhiều hơn với bút danh Lewis Carroll, đã sáng tác nên câu chuyện trong chuyến dã ngoại với Alice và hai chị gái của cô bé, con của một trong những đồng nghiệp của Dodgson. Là con trai của một người dân quê, Dodgson vốn đã rất xuất sắc trong cả toán học lẫn chơi chữ từ thuở nhỏ, khi còn là một cậu bé thích tự tạo trò chơi cho riêng mình. Tuy nhiên, anh bị mắc chứng nói lắp trầm trọng, ngoại trừ khi nói chuyện với trẻ con. Continue reading “26/11/1862: Bản thảo ‘Alice in Wonderland’ được gửi làm quà Giáng sinh”

24/11/1971: Không tặc nhảy dù khỏi máy bay

Nguồn: Hijacker and criminal mastermind D.B. Cooper parachutes out of plane, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1971, tên không tặc tự xưng là D.B. Cooper đã nhảy dù khỏi chuyến bay 727 của hãng hàng không Northwest Orient Airlines trong một cơn giông bão dữ dội ngay trên bầu trời bang Washington. Hắn cũng mang theo số tiền chuộc là 200.000 đô la.

Cooper sớm giành được quyền kiểm soát chiếc máy bay ngay sau khi nó cất cánh. Hắn cho một tiếp viên xem thứ gì đó trông giống như một quả bom và thông báo cho phi hành đoàn rằng mình muốn 200.000 đô la, bốn chiếc dù và “không được có bất ngờ nào khác” (no funny stuff). Máy bay hạ cánh xuống Sân bay Quốc tế Seattle-Tacoma, nơi nhà chức trách đáp ứng yêu cầu của Cooper và cho sơ tán hành khách. Cooper sau đó yêu cầu máy bay bay về hướng Mexico ở độ cao thấp và ra lệnh cho toàn bộ phi hành đoàn ngồi yên trong buồng lái. Continue reading “24/11/1971: Không tặc nhảy dù khỏi máy bay”

22/11/1942: Liên Xô bao vây quân Đức tại Stalingrad

Nguồn: Soviets encircle Germans at Stalingrad, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, một cuộc phản công của Liên Xô chống lại quân Đức đã thành công khi Hồng Quân bắt giữ khoảng 250.000 lính Đức ở phía nam Kalach, trên bờ Sông Don, nội ô Stalingrad. Khi vòng vây của Liên Xô ngày càng thắt chặt hơn, Tướng Đức Friedrich Paulus đã yêu cầu Berlin cho phép rút quân.

Trận Stalingrad bắt đầu vào mùa hè năm 1942 khi quân Đức tấn công vào thành phố, một trung tâm công nghiệp lớn, và sẽ là một bước ngoặt chiến lược nếu Đức chiếm được nó. Nhưng bất chấp mọi nỗ lực của họ, Tập đoàn quân số 6 của Đức, dưới sự chỉ huy của Paulus và một phần của Tập đoàn quân Thiết giáp số 4, dưới quyền Ewald von Kleist, vẫn không thể vượt qua tuyến phòng thủ bất khả chiến bại của Tập đoàn quân 62 Liên Xô do tướng Vasily I. Chuikov đứng đầu, mặc dù đã họ đẩy Liên Xô gần như đến sông Volga vào giữa tháng 10 và bao vây được Stalingrad. Continue reading “22/11/1942: Liên Xô bao vây quân Đức tại Stalingrad”

21/11/1916: Tàu Britannic chìm ở Biển Aegean

Nguồn: Britannic, sister ship to the Titanic, sinks in Aegean Sea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, Britannic, con tàu cùng hãng với Titanic, đã chìm ở Biển Aegean. Đã có 30 người thiệt mạng và hơn 1.000 người khác được giải cứu.

Sau thảm họa Titanic vào ngày 14/04/1912, hãng White Star Line đã thực hiện một số sửa đổi trong quá trình đóng con tàu tiếp theo trong kế hoạch của mình. Thứ nhất, tên của con tàu đã được đổi từ Gigantic thành Britannic (có lẽ vì tên gọi này có vẻ khiêm tốn hơn), và thiết kế của thân tàu đã được điều chỉnh để ít bị ảnh hưởng bởi các tảng băng trôi hơn. Ngoài ra, người ta bắt buộc phải có đủ thuyền cứu sinh trên tàu để chứa tất cả hành khách, điều đã không xảy ra với trường hợp Titanic. Continue reading “21/11/1916: Tàu Britannic chìm ở Biển Aegean”