14/08/1945: Việc đầu hàng của Nhật Bản được công khai

Nguồn: Japan’s surrender made public, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, một thông báo chính thức về việc đầu hàng vô điều kiện của Nhật Bản trước quân Đồng Minh đã được công bố cho người dân Nhật Bản.

Mặc dù Hội đồng Chiến tranh Nhật Bản, trước sự thúc giục của Hoàng đế Hirohito, đã đệ trình một tuyên bố đầu hàng chính thức lên quân Đồng minh, thông qua các đại sứ của nước này vào ngày 10 tháng 8, giao tranh vẫn tiếp tục diễn ra giữa Nhật Bản và Liên Xô ở Mãn Châu, và giữa Nhật Bản với Mỹ ở Nam Thái Bình Dương. Thực ra, chỉ hai ngày sau khi Hội đồng Chiến tranh đồng ý đầu hàng, một tàu ngầm của Nhật đã đánh chìm Oak Hill, một tàu đổ bộ của Mỹ, và Thomas F. Nickel, một tàu khu trục Mỹ, cả hai đều đang ở phía đông Okinawa. Continue reading “14/08/1945: Việc đầu hàng của Nhật Bản được công khai”

13/08/1948: Ngày kỷ lục trong cuộc Không vận Berlin

Nguồn: Record day for the Berlin Airlift, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1948, để ứng phó với áp lực đang gia tăng của Liên Xô đối với Tây Berlin, các máy bay của Mỹ và Anh đã không vận một lượng lớn hàng tiếp tế tới các khu vực của thành phố nằm dưới sự kiểm soát của mình. Nỗ lực tiếp tế khổng lồ này, được thực hiện trong thời tiết xấu đến mức mà một số phi công gọi nó là “Ngày thứ Sáu đen tối “, đưa ta thông điệp rằng Anh và Mỹ sẽ không đầu hàng trước sự phong tỏa của Liên Xô ở Tây Berlin. Continue reading “13/08/1948: Ngày kỷ lục trong cuộc Không vận Berlin”

12/08/30 TCN: Cleopatra tự sát

Nguồn: Cleopatra commits suicide, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 30 TCN, Cleopatra, Nữ hoàng Ai Cập, tình nhân của Julius Caesar và Mark Antony, đã quyết định kết liễu mạng sống sau khi lực lượng của bà thất bại trước quân của Octavian, người trong tương lai sẽ trở thành Hoàng đế đầu tiên của Rome.

Sinh năm 69 TCN, Cleopatra trở thành Cleopatra VII, Nữ hoàng Ai Cập, sau cái chết của cha mình, Ptolemy XII, vào năm 51 TCN. Cùng lúc đó, em trai của bà được tôn phong làm vua Ptolemy XIII, và hai chị em đã cai trị Ai Cập dưới các danh hiệu vốn chỉ dành cho vợ chồng. Cleopatra và Ptolemy là thành viên của Triều đại Macedonia, những người cai trị Ai Cập kể từ sau khi Alexander Đại đế qua đời năm 323 TCN. Mặc dù không mang trong mình dòng máu Ai Cập, nhưng Cleopatra là người duy nhất trong hoàng gia đã cố gắng học tiếng Ai Cập. Để mở rộng ảnh hưởng của mình đối với người dân Ai Cập, bà còn tự xưng là con gái Thần Re, Thần Mặt Trời của người Ai Cập. Cleopatra sớm xung khắc với em trai mình, và nội chiến đã nổ ra vào năm 48 TCN. Continue reading “12/08/30 TCN: Cleopatra tự sát”

11/08/1919: Đức thông qua Hiến pháp Weimar

Nguồn: Weimar Constitution adopted in Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, Friedrich Ebert, thành viên Đảng Dân chủ Xã hội (Social Democratic Party) và Chủ tịch Lâm thời Nghị viện Đức (Reichstag), đã ký thành luật một hiến pháp mới, được gọi là Hiến pháp Weimar, chính thức tạo ra nền dân chủ nghị viện đầu tiên ở Đức.

Ngay cả trước khi Đức thừa nhận thất bại của mình dưới tay các cường quốc Hiệp Ước trên chiến trường Thế chiến I, nước này đã phải đối mặt với bất mãn và hỗn loạn, khi những người dân Đức kiệt sức và đói khổ bày tỏ nỗi thất vọng và giận dữ qua những cuộc đình công quy mô lớn của công nhân và những cuộc nổi loạn trong lực lượng vũ trang. Continue reading “11/08/1919: Đức thông qua Hiến pháp Weimar”

10/08/1846: Thành lập Viện Smithsonian

Nguồn: Smithsonian Institution created, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1846, sau một thập niên tranh luận về cách tốt nhất để chi tiêu di sản được để lại cho nước Mỹ bởi một nhà khoa học người Anh ít tiếng tăm, Tổng thống James K. Polk đã ký ban hành Đạo luật thành lập Viện Smithsonian.

Năm 1829, James Smithson qua đời tại Ý, để lại một bản di chúc với một chú thích đặc biệt. Trong trường hợp người cháu trai duy nhất của ông qua đời mà không có bất kỳ người thừa kế nào, Smithson yêu cầu rằng toàn bộ tài sản của ông sẽ được chuyển đến “Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, để thành lập tại Washington, dưới tên gọi Viện Smithsonian, một tổ chức nhằm phát triển và truyền bá kiến ​​thức.” Di sản gây hiếu kỳ của Smithson cho một quốc gia mà ông chưa bao giờ viếng thăm thu hút sự chú ý đáng kể trên cả hai bờ Đại Tây Dương. Continue reading “10/08/1846: Thành lập Viện Smithsonian”

09/08/1985: Arthur Walker bị kết tội làm gián điệp cho Liên Xô

Nguồn: Arthur Walker found guilty of spying for Soviet Union, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, Arthur Walker, một cựu sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ, đã bị kết tội gián điệp vì chuyển các tài liệu tối mật cho anh trai của mình, người sau đó tiếp tục chuyển chúng cho các điệp viên Liên Xô. Walker là một mắt xích trong đường dây gián điệp Chiến tranh Lạnh quan trọng nhất ở Hoa Kỳ.

Arthur bị bắt vào ngày 29/05/1985, chỉ một ngày sau vụ bắt giữ anh trai ông, John và con trai của ông này, Michael. Cả ba đều bị buộc tội làm gián điệp cho Liên Xô. John Walker, cũng là một cựu lính Hải quân, là người đứng đầu đường dây, và các quan chức chính phủ Mỹ buộc tội ông đã bắt đầu làm gián điệp cho Liên Xô từ năm 1968. Continue reading “09/08/1985: Arthur Walker bị kết tội làm gián điệp cho Liên Xô”

08/08/1974: Nixon từ chức

Nguồn: Nixon resigns, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1974, trong một bài diễn văn được phát trên truyền hình buổi tối, Tổng thống Richard M. Nixon đã tuyên bố ý định trở thành tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mỹ từ chức. Với các thủ tục tố tụng đang được tiến hành chống lại ông vì sự dính líu của ông trong vụ bê bối Watergate, Nixon cuối cùng đã phải cúi đầu trước áp lực của công chúng và Quốc hội để rời khỏi Nhà Trắng. “Bằng cách thực hiện hành động này,” ông nói trong một bài diễn văn từ Phòng Bầu dục, “Tôi hy vọng rằng tôi sẽ nhanh chóng bắt đầu quá trình hàn gắn đang vô cùng cần thiết ở Hoa Kỳ.” Continue reading “08/08/1974: Nixon từ chức”

07/08/1782: Huân chương Trái tim Tím ra đời

Nguồn: Washington creates the Purple Heart, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1782, tại Newburgh, New York, Tướng George Washington, Tổng tư lệnh Quân đội Lục địa, đã tạo ra “Huân chương Danh dự quân sự” (Badge for Military Merit) làm từ một mảnh lụa hình trái tim màu tím, được nẹp viền bằng bạc, với từ Merit được khâu bằng chỉ bạc. Huân chương này được trao cho những người lính vì đã có “bất kỳ hành động đáng khen ngợi nào” và cho phép người được nhận nó có thể đi qua hàng rào lính canh và lính gác mà không bị cản trở hay kiểm tra. Tên tuổi và trung đoàn của người được nhận huân chương cũng sẽ được ghi vào “Sách Vinh danh” (Book of Merit). Continue reading “07/08/1782: Huân chương Trái tim Tím ra đời”

06/08/1787: Tranh luận về Dự thảo đầu tiên của Hiến pháp Hoa Kỳ

 

Nguồn: First draft of Constitution debated, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1787 tại Philadelphia, các đại biểu tham dự Hội nghị Lập hiến bắt đầu tranh luận về dự thảo hoàn chỉnh đầu tiên của bản Hiến pháp được đề xuất của Hoa Kỳ.

Các Điều khoản Hợp bang (Articles of Confederation), được phê chuẩn vài tháng trước khi người Anh đầu hàng tại Yorktown vào năm 1781, đã tạo tiền đề cho một liên minh lỏng lẻo của các tiểu bang Hoa Kỳ, vốn có chủ quyền trong hầu hết các công việc của họ. Trên giấy tờ, Quốc hội – cơ quan thẩm quyền trung ương – có quyền quản lý các vấn đề đối ngoại, tiến hành chiến tranh và điều tiết tiền tệ, nhưng trên thực tế, các quyền hạn này bị hạn chế mạnh mẽ bởi Quốc hội không được trao thẩm quyền để thực thi các yêu cầu của mình đối với các tiểu bang liên quan đến vấn đề tiền bạc hay quân đội. Continue reading “06/08/1787: Tranh luận về Dự thảo đầu tiên của Hiến pháp Hoa Kỳ”

05/08/1914: Trận đánh đầu tiên của Thế chiến I

Nguồn: German assault on Liege begins first battle of World War I, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, quân đội Đức khởi động cuộc tấn công vào thành phố Liege ở Bỉ, vi phạm địa vị trung lập của quốc gia này và bắt đầu trận đánh đầu tiên của Thế chiến I.

Trước đó, ngày 04/08, tập đoàn quân số 1, 2 và 3 của Đức – gồm khoảng 34 sư đoàn – đang tiến tới biên giới Đức, sẵn sàng chuyển quân sang Bỉ. Tổng cộng đã có bảy tập đoàn quân Đức, với tổng số 1,5 triệu binh sĩ, đã được tập hợp dọc theo biên giới với Bỉ và Pháp, sẵn sàng thực hiện Kế hoạch Schlieffen – kế hoạch càn quét, tiến quân qua Bỉ để tới Pháp, được soạn thảo bởi cựu Tư lệnh Đức Alfred von Schlieffen. Tập đoàn quân số 2, chỉ huy bởi Nguyên soái Karl von Bulow, được giao nhiệm vụ chiếm thành phố Liege, nằm ở cửa ngõ vào Bỉ từ Đức. Được xây dựng trên một sườn dốc cao 152m, đi từ sông Meuse, rộng khoảng 200 thước Anh, và được bảo vệ bởi 12 pháo đài có vũ trang hạng nặng – sáu trong số đó nằm ở hai bên bờ sông, trải dài dọc theo chu vi 30 dặm — Liege được nhiều người cho là nơi được phòng vệ vững chắc nhất ở châu Âu. Continue reading “05/08/1914: Trận đánh đầu tiên của Thế chiến I”

04/08/1953: Eisenhower nói về ‘Thuyết domino” ở châu Á

Nguồn: Eisenhower warns of “ominous” situation in Asia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1953, phát biểu trước Hội nghị Thống đốc tại Seattle, Tổng thống Dwight D. Eisenhower cảnh báo rằng tình hình ở châu Á đang trở nên “đáng lo ngại đối với Mỹ.” Trong bài phát biểu này, Eisenhower đã đề cập cụ thể đến nhu cầu bảo vệ Đông Dương thuộc Pháp trước chủ nghĩa cộng sản.

Đến thời điểm năm 1953, các quan chức Mỹ ngày càng quan tâm đến các sự kiện ở châu Á và các nơi khác trong cái gọi là “Thế giới Thứ Ba.” Trong những năm đầu của Chiến tranh Lạnh (1945 – 1950), trọng tâm trong chính sách đối ngoại chống cộng của Mỹ là ở châu Âu. Tuy nhiên, khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ vào năm 1950, chính phủ Mỹ đã bắt đầu tập trung vào các khu vực khác trên thế giới, đặc biệt là châu Á. Continue reading “04/08/1953: Eisenhower nói về ‘Thuyết domino” ở châu Á”

03/08/1958: Tàu ngầm hạt nhân Nautilus đi xuyên Bắc Cực

Nguồn: Nautilus travels under North Pole, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào này năm 1958, tàu ngầm hạt nhân Nautilus của Mỹ đã hoàn thành chuyến đi dưới biển đầu tiên đến Bắc Cực. Là chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trên thế giới, tàu Nautilus hạ ngầm tại Point Barrow, Alaska, và di chuyển gần 1.000 dặm dưới chỏm băng Bắc Cực để đi đến tâm của Bắc Cực. Sau đó, nó tiếp tục di chuyển đến Iceland, mở ra một tuyến đường mới và ngắn hơn từ Thái Bình Dương đến Đại Tây Dương và Châu Âu.

Tàu USS Nautilus được xây dựng dưới sự chỉ huy của Tướng Hải quân Mỹ Hyman G. Rickover, một kỹ sư lỗi lạc sinh ra ở Nga, người tham gia chương trình nguyên tử của Mỹ vào năm 1946. Năm 1947, ông được giao phụ trách chương trình phát triển tàu thuyền dùng năng lượng hạt nhân của hải quân và bắt đầu xây dựng một tàu ngầm nguyên tử. Continue reading “03/08/1958: Tàu ngầm hạt nhân Nautilus đi xuyên Bắc Cực”

02/08/1923: TT Harding qua đời trước khi bê bối nổ ra

Nguồn: Harding dies before scandals break, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1923, trong một khách sạn ở San Francisco, Tổng thống Warren G. Harding đã bất ngờ qua đời vì đột quỵ ở tuổi 58. Harding đang trên đường trở về từ một chuyến đi thăm Alaska và Bờ Tây, hành trình mà nhiều người tin rằng đã được ông lựa chọn để thoát khỏi những tin đồn râm ran tại Washington về nạn tham nhũng trong chính quyền của ông.

Harding, một thượng nghị sĩ đến từ Ohio không thực sự được đánh giá cao, đã được đề cử làm ứng viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa vào năm 1920 bởi đảng này đang bế tắc và chẳng thể tìm được ứng viên nào nổi bật hơn. Harding ra tranh cử với cam kết “trở lại bình thường” (return to normalcy) sau Thế chiến I, và sang tháng 11, ông được bầu làm Tổng thống Mỹ thứ 29 với một chiến thắng áp đảo. Ý thức về những hạn chế của riêng mình, Harding hứa sẽ chỉ định một nội các đại diện cho “các bộ óc tốt nhất” nước Mỹ, nhưng tiếc thay, tuy ông đã chọn được một số người rất thông minh, nhưng họ lại ít có ý thức trách nhiệm xã hội. Continue reading “02/08/1923: TT Harding qua đời trước khi bê bối nổ ra”

01/08/1498: Columbus đặt chân tới Nam Mỹ

Nguồn: Columbus lands in South America, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1498, nhà thám hiểm người Italy Christopher Columbus đã đặt chân lên đại lục châu Mỹ lần đầu tiên, tại Bán đảo Paria ở Venezuela ngày nay. Cho rằng đó là một hòn đảo, ông đã đặt tên nó là Isla Santa và tuyên bố nó thuộc về Tây Ban Nha.

Columbus sinh ra ở Genoa, Ý, vào năm 1451. Người ta biết rất ít về cuộc sống thuở thiếu thời của ông, nhưng ông đã làm thủy thủ và sau đó là một thương nhân thuyền buồm. Ông trở nên bị ám ảnh về khả năng mở ra một tuyến đường biển phía tây đến Cathay (Trung Quốc), Ấn Độ, và các đảo vàng và gia vị huyền thoại của châu Á. Continue reading “01/08/1498: Columbus đặt chân tới Nam Mỹ”

31/07/1972: Hà Nội tố cáo Mỹ tấn công đê điều

Nguồn: Hanoi claims that U.S. bombers have struck dikes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, Hà Nội đã tố cáo chính quyền Nixon khi tuyên bố rằng kể từ tháng 04, đã có 173 cuộc tấn công vào các con đê ở miền Bắc Việt Nam, trong đó ném bom trực tiếp là vào 149 địa điểm.

Ngày 28/07, đáp lại những tuyên bố của Liên Xô rằng Mỹ đã tiến hành một chiến dịch ném bom có chủ ý kéo dài hai tháng nhằm phá hủy hệ thống đê đập tại vùng Đồng bằng Sông Hồng, một báo cáo của CIA đã được chính quyền Nixon công bố. Trong đó nói rằng những đợt ném bom của Mỹ tại 12 địa điểm đã gây ra thiệt hại nhỏ cho đê điều của miền Bắc, nhưng đó là những thiệt hại không chủ ý và các con đê không phải là mục tiêu dự định của vụ đánh bom. Continue reading “31/07/1972: Hà Nội tố cáo Mỹ tấn công đê điều”

30/07/1943: Hitler biết tin Italy sắp đầu hàng

Nguồn: Hitler gets news of Italy’s imminent defection, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1943, Adolf Hitler biết rằng đồng minh phe Trục Italy của mình đang cố kéo dài thời gian trước khi đàm phán các điều khoản đầu hàng với phe Đồng minh sau khi quyền lực của Mussolini sụp đổ.

Trước đó Hitler đã lo sợ rằng một sự biến chuyển tình thế như thế có thể, nếu không muốn nói là chắc chắn, sẽ xảy ra. Hitler đã đến Italy vào ngày 19 tháng 07 để quở trách Mussolini về thất bại trong khả năng lãnh đạo quân sự – cho thấy Hitler biết dù không thừa nhận công khai rằng cả Mussolini và Italy sắp sụp đổ, để ngỏ bán đảo Italy cho quân Đồng minh chiếm đóng. Mặc dù có sự bảo đảm nửa vời từ Mussolini rằng Italy sẽ tiếp tục chiến đấu, Hitler vẫn bắt đầu chuẩn bị cho viễn cảnh đầu hàng của Italy trước quân Đồng minh. Continue reading “30/07/1943: Hitler biết tin Italy sắp đầu hàng”

29/07/1588: Hạm đội Armada của Tây Ban Nha bị Anh đánh bại

Nguồn: Spanish Armada defeated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1588, ngoài khơi bờ biển Gravelines, Pháp, “Hạm đội Bất khả chiến bại” (Invincible Armada) của Tây Ban Nha đã bị đánh bại bởi một đơn vị hải quân Anh dưới sự chỉ huy của Huân tước Charles Howard và Sir Francis Drake. Sau tám giờ chiến đấu dữ dội, một sự thay đổi hướng gió khiến người Tây Ban Nha phải rời khỏi trận chiến và rút lui về phía Biển Bắc. Với hy vọng xâm lược Anh bị nghiền nát, những chiếc tàu còn lại của Armada bắt đầu một hành trình dài gian khổ để trở lại Tây Ban Nha.

Cuối thập niên 1580, các cuộc tấn công của người Anh chống lại tàu thương mại Tây Ban Nha và sự ủng hộ của Nữ hoàng Elizabeth I đối với các phiến quân Hà Lan ở vùng Hà Lan thuộc Tây Ban Nha đã khiến vua Philip II của Tây Ban Nha lên kế hoạch chinh phục nước Anh. Giáo hoàng Sixtus V đã ban phước lành cho những gì được gọi là “Kế hoạch Nước Anh” (The Enterprise of England) mà ông hy vọng sẽ đưa hòn đảo Tin Lành trở về dưới sự cai quản của Giáo hội Rome. Continue reading “29/07/1588: Hạm đội Armada của Tây Ban Nha bị Anh đánh bại”

28/07/1945: Thượng viện Mỹ phê chuẩn Hiến chương Liên Hiệp Quốc

Nguồn: U.S. Senate approves United Nations charter, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, trong một tuyên bố quan trọng cho thấy sự biệt lập trước Thế chiến II của Mỹ đã thực sự chấm dứt, Thượng viện nước này chính thức phê chuẩn Hiến chương thành lập Liên Hiệp Quốc. Trong những năm tiếp theo, Liên Hiệp Quốc sẽ là nơi diễn ra một vài trong số những cuộc đối đầu Chiến tranh Lạnh đáng nhớ nhất giữa Mỹ và Liên Xô.

Năm 1919, sau khi Thế chiến I kết thúc, Tổng thống Woodrow Wilson đã kêu gọi Thượng viện Mỹ phê chuẩn việc gia nhập Hội Quốc Liên. Tuy nhiên, chủ nghĩa biệt lập thời hậu chiến và chính trị đảng phái đã “giết chết” việc Mỹ tham gia Hội Quốc Liên. Continue reading “28/07/1945: Thượng viện Mỹ phê chuẩn Hiến chương Liên Hiệp Quốc”

27/07/1943: Stalin ra lệnh cho binh sĩ không lùi bước

Nguồn: Stalin issues Order No. 227—outlawing cowards, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1943, Joseph Stalin, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tức Thủ tướng) và nhà độc tài của Liên Xô, đã ban hành Mệnh lệnh số 227, hay còn được gọi là mệnh lệnh “Không lùi bước”, khi quân Đức tiến vào lãnh thổ Nga. Mệnh lệnh này tuyên bố “Những kẻ gây hoảng sợ và những kẻ hèn nhát phải được xử lý ngay tại chỗ. Không được lùi một bước khi không có lệnh từ cấp chỉ huy cao hơn! Những người chỉ huy… mà từ bỏ một vị trí khi không có lệnh từ các cấp chỉ huy cao hơn là những kẻ phản bội Tổ quốc.” Continue reading “27/07/1943: Stalin ra lệnh cho binh sĩ không lùi bước”

26/07/1972: Quân Việt Nam CH dựng cờ tại Thành cổ Quảng Trị

Nguồn: South Vietnamese troops raise flag over Quang Tri, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, lính dù Việt Nam Cộng hòa đã dựng cờ của mình tại Thành cổ Quảng Trị. Dù vậy, họ đã không thể giữ được Thành cổ đủ lâu để có thể bảo vệ Quảng Trị. Bên ngoài khu vực thành cổ, giao tranh vẫn diễn ra rất dữ dội. Xa hơn về phía nam, quân đội Việt Nam Cộng hòa – do bị pháo kích nặng nề – đã buộc phải từ bỏ Căn cứ Bastogne (Firebase Bastogne), vốn là đồn chốt chặn đường tiếp cận Huế từ hướng tây nam.

Lính Bắc Việt đã chiếm được Thành cổ Quảng Trị từ ngày 01/05 trong Chiến dịch Nguyễn Huệ (còn gọi là “Chiến dịch Phục sinh”), đợt tấn công quy mô lớn của lực lượng Bắc Việt được phát động vào ngày 31/03. Tham gia chiến dịch này gồm có 14 sư đoàn và 26 trung đoàn riêng biệt, tổng quân lực là hơn 120.000 người, sử dụng khoảng 1.200 xe bọc thép và xe tăng các loại. Các mục tiêu chính của Bắc Việt, ngoài Quảng Trị ở phía bắc, là Kontum ở Tây Nguyên, và An Lộc ở phía nam. Continue reading “26/07/1972: Quân Việt Nam CH dựng cờ tại Thành cổ Quảng Trị”