Giới tính và chủ nghĩa dân túy

Nguồn: Daniel Gros, “Sex and Populism”, Project Syndicate, 05/09/2018.

Biên dịch: Nguyễn Tuấn Anh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tốc độ dân nhập cư đến châu Âu đang giảm đáng kể từ khi một số lượng lớn dòng người đổ về đây vào năm 2015. Thế nhưng nhập cư tiếp tục chi phối các cuộc thảo luận chính trị trên toàn EU. Điều này cho thấy là tình cảm dân túy chống nhập cư không hẳn chỉ xuất phát từ những tuyên bố  cho rằng giới chính trị gia dòng chính không bảo vệ được biên giới châu Âu.

Sự sụt giảm những người nhập cư mới bắt đầu trước khi những chính trị gia chống nhập cư lên nắm quyền ở Italia hay sức ép về nhập cư suýt lật đổ liên minh cầm quyền ở Đức. Kết quả này phần lớn nhờ những nỗ lực của EU, gồm thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm ngăn người Syria vượt qua đây để vào Hy Lạp, hợp tác với các lực lượng dân quân ở Lybia và gây sức ép mạnh mẽ nên những quốc gia thuộc vùng Sahara nằm trên hướng di cư phải đóng cửa biên giới. Nhờ những biện pháp này, trên thực tế châu Âu đã trở thành một cứ điểm chống nhập cư. Continue reading “Giới tính và chủ nghĩa dân túy”

17/09/1916: Richthofen bắn hạ chiếc máy bay đầu tiên

Nguồn: Manfred von Richthofen shoots down his first plane, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1916, phi công người Đức Manfred von Richthofen – được biết đến trong lịch sử với tên gọi “Nam Tước Đỏ” – đã bắn hạ chiếc máy bay địch đầu tiên trên Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I.

Richthofen, con trai của một quý tộc Phổ, đã chuyển từ Lục quân Đức sang Lực lượng Không quân Hoàng gia năm 1915. Ông trở thành học trò xuất sắc và người được bảo trợ bởi Oswald Boelcke, một trong những phi công chiến đấu thành công nhất của Đức. Sau khi quan sát chiến sự trên Mặt trận phía Đông, nơi ông đã không kích các lực lượng Nga và giao lộ đường sắt, Richthoften bắt đầu sự nghiệp huyền thoại của mình ở phía tây. Continue reading “17/09/1916: Richthofen bắn hạ chiếc máy bay đầu tiên”

60 năm trận pháo chiến dài nhất lịch sử Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

18 giờ 30 phút ngày 23/8/1958, mấy trăm khẩu trọng pháo của Giải phóng quân Trung Quốc (GPQTQ) do Mao Trạch Đông lãnh đạo bố trí trên chiều dài bờ biển 30 km ở Hạ Môn bất ngờ bắn những loạt đạn đầu tiên lên đảo Kim Môn do quân đội Quốc Dân Đảng (QDĐ) của Tưởng Giới Thạch chiếm giữ, mở đầu trận pháo kích lớn nhất lịch sử Trung Quốc. Trong 2 giờ liền, hơn 50 nghìn quả đạn dội xuống đối phương.

Nghe tin ấy, Tưởng Giới Thạch hôm trước vừa thị sát Kim Môn trở về Đài Bắc, chẳng hiểu Mao định làm gì. Tưởng điện ngay cho Tổng thống Mỹ Eisenhower đề nghị viện trợ, và bảo con trai là Tưởng Kinh Quốc đến ngay Kim Môn để động viên binh sĩ. Mỹ, Liên Xô và toàn thế giới sửng sốt, không biết Trung Quốc muốn gì? Giải phóng Đài Loan ư? Continue reading “60 năm trận pháo chiến dài nhất lịch sử Trung Quốc”

16/09/1940: Roosevelt ký ban hành Luật Nghĩa vụ Quân sự

Nguồn: Franklin Roosevelt approves military draft, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã ký ban hành Đạo luật Nghĩa vụ và Huấn luyện Chọn lọc (Selective Service and Training Act), đòi hỏi tất cả các công dân nam trong độ tuổi từ 26 đến 35 phải đăng ký nghĩa vụ quân sự, bắt đầu vào ngày 16/10. Đạo luật này đã được Quốc Hội thông qua 10 ngày trước đó.

Mỹ thực ra chưa tham gia vào Thế chiến II, nhưng Roosevelt vẫn xem đây là một bước đi thận trọng, nhằm huấn luyện quân nhân Mỹ phòng khi nước này phải tự bảo vệ mình trước mối đe dọa ngày càng tăng từ các chế độ phát xít và quân phiệt ở châu Âu và Nhật Bản. Continue reading “16/09/1940: Roosevelt ký ban hành Luật Nghĩa vụ Quân sự”

Hoạt động Xây đảo tại Biển Đông: Tính Pháp lý và những Giới hạn

Tác giả: Tara Davenport

Tóm tắt: Tất cả các bên yêu sách tại Biển Đông đều xây đảo với mức độ khác nhau trên các thực thể địa lý ở Quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, như Toà Trọng tài trong Vụ kiện Biển Đông đã kết luận, hoạt động xây đảo của Trung Quốc tại các thực thể mà nước này chiếm đóng – được bắt đầu sau khi Philippines đệ đơn kiện vào năm 2013 – ở quy mô chưa từng có. Mặc dù Phán quyết của Toà tập trung chủ yếu vào việc làm rõ phạm vi các quyền lợi biển của Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông, tuy nhiên phần về hoạt động cải tạo và xây đảo của Trung Quốc cũng rất đáng chú ý. Với mục đích này, bài viết sẽ kiểm chứng những kết luận của Tòa về tính pháp lý trong hoạt động xây đảo của Trung Quốc cũng như những quy định pháp lý về những hoạt động này (nếu có). Cuối cùng, bài viết sẽ đánh giá tác động của những kết luận này đối với các bên có yêu sách ở Đông Nam Á, cũng như với hoạt động xây đảo và gia cố các thực thể mà họ chiếm đóng. Continue reading “Hoạt động Xây đảo tại Biển Đông: Tính Pháp lý và những Giới hạn”

15/09/1959: Khrushchev đến Washington

Nguồn: Khrushchev arrives in Washington, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1959, Nikita Khrushchev trở thành nguyên thủ Liên Xô đầu tiên đến thăm Hoa Kỳ. Trong hai tuần tiếp theo, chuyến thăm của Khrushchev đã trở thành tin tức nóng hổi, đồng thời đem lại một số khoảnh khắc kịch tính và hài hước trong lịch sử Chiến tranh Lạnh.

Khrushchev lên nắm quyền tại Liên Xô sau cái chết của nhà độc tài Joseph Stalin năm 1954. Khi ấy, nhiều nhà quan sát đã tin rằng Khrushchev, một “đệ tử” nhiệt thành của Stalin trong thập niên 1930 và 1940, sẽ không có mấy khác biệt trong cách lãnh đạo. Tuy nhiên, ông lại gây ngạc nhiên khi tuyên bố rằng mình mong muốn “chung sống hòa bình” với người Mỹ và tố cáo “sự thái quá” của chủ nghĩa Stalin. Continue reading “15/09/1959: Khrushchev đến Washington”

14/09/1901: TT McKinley chết vì nhiễm trùng do đạn bắn

Nguồn: McKinley dies of infection from gunshot wounds, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1901, Tổng thống Mỹ William McKinley qua đời sau khi bị bắn bởi một kẻ theo chủ nghĩa vô chính phủ bị loạn trí trong cuộc triển lãm Pan-American ở Buffalo, New York.

McKinley giành được ghế Quốc hội đầu tiên của mình ở tuổi 34 và đã trải qua 14 năm tại Hạ viện, trở nên nổi tiếng với vai trò chuyên gia hàng đầu của đảng Cộng hòa về thuế quan. Sau khi mất ghế vào năm 1890, McKinley phục vụ hai nhiệm kỳ làm thống đốc bang Ohio. Vào năm 1896, ông đã nổi lên như là ứng cử viên tổng thống hàng đầu của đảng Cộng hòa, với sự hậu thuẫn của nhà công nghiệp giàu có của Ohio, Mark Hanna. Mùa thu năm đó, McKinley đã đánh bại đối thủ William Jennings Bryan với khoảng cách phổ thông đầu phiếu lớn nhất kể từ sau Nội chiến. Continue reading “14/09/1901: TT McKinley chết vì nhiễm trùng do đạn bắn”

Làn sóng du khách TQ gây ra thách thức mới cho VN

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Phó Thủ tướng Việt Nam Vương Đình Huệ gần đây đã chỉ thị cho Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và các cơ quan chính phủ có liên quan tìm cách kiểm soát các dịch vụ ví điện tử của Trung Quốc như WeChat Pay và AliPay, cũng như các điểm chấp nhận thanh toán thẻ ngân hàng bất hợp pháp tại các điểm tham quan thường xuyên có khách du lịch Trung Quốc lui tới. Chính phủ lo ngại rằng việc sử dụng các phương thức thanh toán như vậy, trong đó các giao dịch được thực hiện giữa các tài khoản ngân hàng tại Trung Quốc của khách du lịch và chủ doanh nghiệp, có thể đi vòng qua hệ thống ngân hàng và quy định của Việt Nam, dẫn đến thất thoát nguồn thu thuế và các vấn đề tiềm tàng khác.

Đây là một trong nhiều thách thức mà chính quyền Việt Nam phải xử lý để gặt hái được những lợi ích từ sự gia tăng số lượng du khách Trung Quốc trong khi giảm thiểu các tác động không mong muốn mà họ có thể tạo ra cho đất nước nói chung và nền kinh tế nói riêng. Trong nửa đầu năm 2018, 2,5 triệu du khách Trung Quốc đã đến Việt Nam, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 32% tổng lượng khách quốc tế tới Việt Nam. Tuy nhiên, những lợi ích mà du khách Trung Quốc mang lại cho Việt Nam có thể không thực sự lớn như vẻ bề ngoài. Continue reading “Làn sóng du khách TQ gây ra thách thức mới cho VN”

13/09/1759: Anh giành chiến thắng tại Đồng bằng Abraham

Nguồn: Britain victorious on the Plains of Abraham, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1759, trong Chiến tranh Bảy năm, một cuộc xung đột toàn cầu, vốn được người Mỹ gọi là Chiến tranh Pháp – Bản địa (French and Indian War), quân Anh dưới quyền Tướng James Wolfe đã giành được một thắng lợi ấn tượng khi họ chiếm được Thành phố Quebec, đánh bại lực lượng Pháp của Hầu tước de Montcalm tại Đồng bằng Abraham (Plains of Abraham). Bản thân Wolfe cũng bị tử thương trong trận chiến, nhưng chiến thắng của ông đã giúp người Anh giành ưu thế vượt trội tại Canada. Montcalm cũng đã thiệt mạng trong trận đánh này.

Vào đầu thập niên 1750, việc quân Pháp bắt đầu xâm lấn Thung lũng Sông Ohio đã nhiều lần khiến họ xung đột vũ trang với các thuộc địa của Anh. Năm 1756 – chính thức là năm đầu tiên trong Chiến tranh Bảy Năm – người Anh đã phải chịu một loạt thất bại trước người Pháp cùng liên minh hùng mạnh gồm các tộc người Mỹ bản địa của họ. Continue reading “13/09/1759: Anh giành chiến thắng tại Đồng bằng Abraham”

Điều gì xảy ra nếu Anh rời EU mà không có thỏa thuận nào?

Nguồn: What would happen if Britain left the EU with no deals?, The Economist, 06/08/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thiếu hụt lương thực, máy bay không cất cánh và kiểm soát biên giới với Ireland đều là các khả năng.

Theo kế hoạch, Brexit sẽ diễn ra vào ngày 29 tháng 03 năm 2019, hai năm sau khi Theresa May viện dẫn Điều 50, điều khoản về rút khỏi EU của Hiệp ước Madrid. Anh và Liên minh châu Âu đang cùng hướng tới một hiệp ước cho phép Anh rời EU và một thỏa thuận khung cho thương mại trong tương lai. Nhưng khoảng cách giữa hai bên là rất lớn. Và có khả năng là ngay cả khi đạt được một thỏa thuận thì Quốc hội Anh vẫn có thể bác bỏ nó. Tuy nhiên, Điều 50 quy định việc rút khỏi EU sẽ tự động diễn ra trừ khi có sự đồng thuận để kéo dài thời gian đàm phán. Vì vậy, Anh có thể rời khỏi EU vào tháng 3 năm sau mà không hề có một thỏa thuận nào cả: một kịch bản Brexit bế tắc. Điều đó có nghĩa là gì? Continue reading “Điều gì xảy ra nếu Anh rời EU mà không có thỏa thuận nào?”

12/09/1942: Tàu Laconia bị đánh chìm

Nguồn: The Laconia is sunk, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1942, một tàu ngầm Đức đã đánh chìm một tàu quân đội Anh, tàu Laconia, và giết chết hơn 1.400 người. Chỉ huy tàu ngầm Đức, Đại úy Werner Hartenstein, nhận ra rằng các tù binh chiến tranh của Ý nằm trong số các hành khách, nên đã cố gắng hỗ trợ giải cứu họ.

Tàu Laconia, trước vốn là một tàu thương mại của hãng Cunard White Star được đưa vào sử dụng để vận chuyển binh lính, bao gồm cả các tù binh chiến tranh, lúc đó đương chạy trên Nam Đại Tây Dương để hướng về nước Anh khi chạm trán U-156, một tàu ngầm Đức. Chiếc tàu ngầm đã tấn công, đánh chìm con tàu Anh và đẩy sinh mạng của hơn 2.200 hành khách vào tình trạng nguy hiểm. Continue reading “12/09/1942: Tàu Laconia bị đánh chìm”

Ba cấp độ của chiến lược: Khi quá trình quyết định kết quả

Tác giả: Ngô Di Lân

Tóm tắt:  Tầm quan trọng của chiến lược là điều không thể phủ nhận và câu hỏi cần đặt ra là: Làm sao phân biệt được sự khác nhau giữa một chiến lược tốt và một chiến lược xấu trước khi quá muộn? Bài báo này đề xuất một khung phân tích chiến lược dựa trên quá trình thay vì kết quả. Từ góc nhìn này, chiến lược tồn tại ở ba cấp độ khác nhau: chiến lược định hướng, chiến lược hành động, và chiến lược toàn diện. Qua lăng kính “ba cấp độ của chiến lược”, người làm chính sách có thể đánh giá mức độ hữu ích của chiến lược cũng như những hệ lụy tiềm tàng trước khi đưa chiến lược vào thực thi, từ đó cải thiện quá trình hoạch định chính sách và giảm thiểu nguy cơ mắc phải sai lầm chiến lược. Continue reading “Ba cấp độ của chiến lược: Khi quá trình quyết định kết quả”

11/09/1851: Bạo động Christiana

Nguồn: The Christiana Riot, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1851, tại Christiana, bang Pennsylvania, một nhóm người Mỹ gốc Phi và nhiều người da trắng ủng hộ chế độ bãi nô đã xảy ra đụng độ với một toán cảnh sát Maryland – những người cố gắng bắt giữ bốn nô lệ chạy trốn đang ẩn náu trong thị trấn. Bạo lực xảy ra một năm sau khi Đạo luật Nô lệ Bỏ trốn Thứ hai (Second Fugitive Slave Law) được Quốc Hội thông qua, theo đó yêu cầu tất cả nô lệ trốn thoát phải được hoàn trả cho chủ nhân của họ ở miền Nam. Một thành viên của nhóm cảnh sát, Edward Georsuch, đã thiệt mạng, còn hai người khác thì bị thương trong cuộc bạo động. Sau sự cố còn được gọi là Bạo động Christiana (Christiana Riot) này, 37 người Mỹ gốc Phi và một người da trắng đã bị bắt và bị buộc tội phản quốc theo các điều khoản của Đạo luật Nô lệ Bỏ trốn. Hầu hết trong số họ đã được tha bổng. Continue reading “11/09/1851: Bạo động Christiana”

Tư duy của Lenin và Cách mạng Tháng Mười Nga

Nguồn: Tariq Ali, “What Was Lenin Thinking?”, The New York Times, 03/04/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vladimir Lenin đã suy nghĩ gì trên chuyến hành trình dài tới Ga Phần Lan tại Petrograd vào năm 1917?

Như bao người khác, Lenin đã vô cùng bất ngờ với tốc độ thành công của Cách mạng Tháng Hai. Khi đi từ Zurich băng qua châu Âu để về Nga, trên một chuyến tàu được niêm phong kín của Hoàng đế Đức, ông hẳn đã nhận ra rằng đây là cơ hội không thể bỏ qua.

Việc các đảng tự do yếu kém chiếm ưu thế trong chính phủ mới là điều đã được lường trước. Điểm khiến Lenin lo lắng là những báo cáo gửi đến ông, trong đó viết rằng chính những người Bolshevik mới đang lung lay về con đường phía trước. Họ, cùng với hầu hết các đảng cánh tả khác, đã tin tưởng vào lý thuyết Marxist chính thống, rằng ở giai đoạn này, Cách mạng Nga chỉ có thể là cách mạng dân chủ – tư sản. Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể phát triển ở các nền kinh tế tiên tiến như Đức, Pháp hay thậm chí là Mỹ, chứ không phải ở đất nước của các nông dân như Nga. (Leon Trotsky và các đồng sự trí thức của ông nằm trong số ít những người bất đồng với quan điểm đó). Continue reading “Tư duy của Lenin và Cách mạng Tháng Mười Nga”

10/09/1919: New York vinh danh các cựu binh Thế chiến I

Nguồn: New York City parade honors World War I veterans, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1919, gần một năm sau khi một thỏa thuận đình chiến chính thức chấm dứt Thế chiến I, thành phố New York đã tổ chức một cuộc diễu hành để chào đón Tướng John J. Pershing, Tổng tư lệnh Lực lượng Viễn chinh Mỹ (AEF), và khoảng 25.000 binh sĩ đã phục vụ trong Sư đoàn 1 của AEF trên Mặt trận phía Tây.

Hoa Kỳ, vốn duy trì sự trung lập vào thời điểm Thế chiến I nổ ra ở châu Âu vào mùa hè năm 1914, đã tuyên chiến với Đức vào tháng 04 năm 1917. Mặc dù ban đầu Hoa Kỳ chỉ có thể tập trung được khoảng 100.000 người để gửi đến Pháp dưới quyền chỉ huy của Pershing vào mùa hè năm đó, Tổng thống Woodrow Wilson đã nhanh chóng thông qua một chính sách nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Continue reading “10/09/1919: New York vinh danh các cựu binh Thế chiến I”

Chủ nghĩa tư bản nhà nước 2.0

Nguồn: Alissa Amico, “State Capitalism 2.0”, Project Syndicate, 05/09/2018

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Sự sụp đổ của Bức tường Berlin gần 30 năm trước là một dấu ấn tiêu biểu cho thấy sự rút lui của nhà nước khỏi nền kinh tế toàn cầu, báo hiệu sự thất bại của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới. Từ nền kinh tế nhà nước chỉ đạo (dirigiste) ở  Pháp đến nhà nước Trung Quốc cộng sản, các quốc gia với các mô hình kinh tế rất khác biệt đã bắt đầu cùng áp dụng một cách tiếp cận chính sách theo hướng tự do (laisez-faire) hơn, dựa trên ý tưởng rằng sự can thiệp của nhà nước càng ít thì càng tốt cho nền kinh tế.

Trong bối cảnh thoái lui trên toàn cầu của mô hình kinh tế nhà nước và xã hội chủ nghĩa này, một số doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã được tư nhân hóa hoàn toàn. Nhưng phần lớn các doanh nghiệp lớn chủ chốt vẫn nằm một phần trong tay chính phủ, với một đối tác chiến lược tư nhân hoặc các nhà đầu tư tư nhân mua cổ phần thông qua thị trường vốn. Bất kể hình thức của nó là gì, tư nhân hóa không chỉ thể hiện một xu hướng tư duy; nó còn gây ra những hậu quả kinh tế rộng lớn, ít nhất là trên các sàn giao dịch chứng khoán vốn được hồi sinh thông qua việc niêm yết các DNNN ở các nước rất khác nhau như Ý và Ai Cập. Continue reading “Chủ nghĩa tư bản nhà nước 2.0”

09/09/1914: Mỹ yêu cầu Áo-Hung triệu hồi đại sứ

Nguồn: U.S. Secretary of State Lansing demands recall of Austro-Hungarian ambassador, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, trong một bức thư viết cho chính quyền Đế quốc Áo-Hung, Ngoại trưởng Mỹ Robert Lansing yêu cầu chính quyền Áo-Hung triệu hồi Constantin Dumba, Đại sứ nước này ở Washington, D.C.

Ở thời điểm đó, chỉ một tháng sau khi Thế chiến I bùng nổ, Mỹ là một nước trung lập trong trận chiến giữa phe Đồng minh Hiệp ước và phe Liên minh Trung tâm, khi ấy gồm cả Áo-Hung. Dumba, người giữ chức Đại sứ tại Mỹ kể từ tháng 05/1913, trước đó đã không giành được sự ủng hộ của những người đồng cấp ở Washington vì Áo-Hung đưa ra chính sách “phục hồi quốc tịch” (rehabilitation) cho những cựu công dân Áo-Hung đang sống ở nước ngoài – những người đã trốn nghĩa vụ quân sự bắt buộc của họ – miễn là họ đồng ý phục vụ trong quân đội thời chiến nếu họ trở về Áo-Hung. Continue reading “09/09/1914: Mỹ yêu cầu Áo-Hung triệu hồi đại sứ”

California có thể tách thành 3 như thế nào?

Nguồn: How California could split up, The Economist, 24/05/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một số người dân địa phương đang lên kế hoạch để tách Tiểu bang Vàng ra thành hai hoặc thậm chí là ba tiểu bang.

Ranh giới của California được thiết vào năm 1849, mở đường cho tiểu bang này gia nhập Hợp chúng quốc Hoa Kỳ vào năm tiếp theo. Việc tiểu bang này được gia nhập vào Hợp chúng quốc với tư cách là một tiểu bang tự do là một trong nhiều thỏa hiệp được đưa ra trước cuộc nội chiến giữa các tiểu bang chấp nhận chế độ nô lệ và các tiểu bang không chấp nhận. Vào thời điểm đó, phần lớn California được coi là không phù hợp cho con người cư trú, so với các vùng đất xa hơn về phía đông. Tiểu bang này bao gồm toàn đồi núi, rừng và các thung lũng sông thường xuyên bị ngập lụt. Thật vậy, cuộc điều tra dân số tiểu bang này vào năm 1850 chỉ ra có ít hơn 100.000 người sống ở đây. Gần 170 năm sau, nơi đây trở thành tiểu bang đông dân nhất và giàu có nhất nước Mỹ, với 40 triệu dân và nền kinh tế lớn thứ năm thế giới. Một số người cho rằng nó quá lớn và quá khó quản lý, và nhiều phong trào khác nhau đang theo đuổi giấc mơ chia tách tiểu bang này. Continue reading “California có thể tách thành 3 như thế nào?”

08/09/1664: New Amsterdam trở thành New York

Nguồn: New Amsterdam becomes New York, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1664, Thống đốc Hà Lan Peter Stuyvesant đã đầu hàng tại New Amsterdam, thủ đô của New Netherland, trước hạm đội hải quân Anh dưới quyền Đại tá Richard Nicolls. Stuyvesant đã hy vọng có thể chống lại người Anh, nhưng ông là một nhà cầm quyền không được lòng dân, và người dân Hà Lan từ chối tập hợp thành lực lượng của ông. Sau khi bị chiếm, New Amsterdam đã được đổi tên thành New York, để vinh danh Công tước York, chiến lược gia đứng sau trận đánh.

Thuộc địa New Netherland được thành lập bởi Công ty Tây Ấn Hà Lan vào năm 1624, sau đó được mở rộng và bao gồm toàn bộ Thành phố New York ngày nay, cùng với một phần của Long Island, Connecticut và New Jersey. Khu định cư của người Hà Lan tại thuộc địa đã ngày một lớn dần ở cực nam của Đảo Manhattan và được đặt tên là New Amsterdam. Continue reading “08/09/1664: New Amsterdam trở thành New York”

07/09/1940: Chiến dịch Blitz bắt đầu

Nguồn: The Blitz begins, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1940, 300 máy bay ném bom của Đức đã tấn công London, mở màn trận đầu tiên trong 57 đêm đánh bom liên tiếp. Đợt không kích “blitzkrieg” (chiến tranh sấm sét) này sẽ tiếp tục cho đến tháng 05 năm 1941.

Sau khi chiếm đóng thành công nước Pháp, việc quân Đức chuyển tầm ngắm của mình qua eo biển để nhằm vào nước Anh chỉ còn là vấn đề thời gian. Hitler muốn một Anh Quốc trung lập, phục tùng để y có thể tập trung vào các kế hoạch của mình ở phía Đông, cụ thể là việc xâm lăng Liên Xô, mà không bị can thiệp. Continue reading “07/09/1940: Chiến dịch Blitz bắt đầu”