06/05/1994: Khánh thành Đường hầm Eo biển Manche

Nguồn: English Channel tunnel opens, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1994, trong một buổi lễ do Nữ hoàng Anh Elizabeth II và Tổng thống Pháp Francois Mitterand chủ trì, một đường hầm đường sắt dưới Eo biển Manche đã chính thức mở cửa, nối liền nước Anh và châu Âu lục địa lần đầu tiên kể từ kỷ băng hà.

Đường hầm Eo biển Manche – được đặt biệt danh “Chunnel” (ghép giữa channel/con kênh và tunnel/đường hầm) – đã nối Folkstone, Anh, với Sangatte, Pháp, nằm cách nhau 31 dặm. Chunnel đã giúp cắt giảm thời gian đi lại giữa Anh và Pháp chỉ còn 35 phút, và sau này là giữa London và Paris chỉ còn hai tiếng rưỡi. Continue reading “06/05/1994: Khánh thành Đường hầm Eo biển Manche”

14/04/1945: Tập đoàn quân số 5 của Mỹ tham chiến tại Ý

Nguồn: U.S. Fifth Army joins in Italian offensive, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1945, Tập đoàn quân số 5 của Mỹ đã liên minh với quân Anh nhằm ngăn chặn đợt tấn công của người Đức vào Ý.

Tập đoàn quân số 5 – hiện đang nằm dưới quyền chỉ huy của Tướng Lucian K. Truscott (Tướng Mark Clark, cựu chỉ huy quân đoàn, đã được bổ nhiệm làm chỉ huy quân đội Đồng Minh ở Ý) – bắt đầu tiến vào bán đảo Italia, chiếm Massa và băng qua sông Frigido. Sau khi vấp phải phản kháng đáng kể của kẻ thù ở vùng núi, Tập đoàn quân số 5 đã đánh bại người Đức khi chiến đấu ở vùng đồng bằng. Continue reading “14/04/1945: Tập đoàn quân số 5 của Mỹ tham chiến tại Ý”

07/04/1776: Mỹ lần đầu bắt giữ tàu chiến của Anh

Nguồn: U.S. Navy captures first British warship, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, Thuyền trưởng Hải quân John Barry, chỉ huy tàu chiến Lexington của Mỹ, đã trở thành người Mỹ đầu tiên bắt giữ tàu của Anh khi ông chiếm quyền kiểm soát tàu chiến HMS Edward ngoài khơi bờ biển Virginia. Việc bắt giữ Edward và hàng hóa trên tàu đã đưa Barry trở thành anh hùng dân tộc và nâng cao tinh thần cho lực lượng lục địa.

Sinh ra ở vùng biển Wexford, Ireland vào năm 1745, Barry đã tham gia phục vụ cho Quốc Hội Lục địa sau khi Cách mạng Mỹ bùng nổ. Quốc Hội đã mua tàu của Barry, Black Prince, mà sau đó đổi tên thành Alfred và đặt dưới quyền chỉ huy của Đại tá Esek Hopkins. Đây là con tàu đầu tiên treo cờ Mỹ, được treo bởi John Paul Jones. Continue reading “07/04/1776: Mỹ lần đầu bắt giữ tàu chiến của Anh”

27/03/1945: Đức phóng những tên lửa V-2 cuối cùng

Nguồn: Germans launch last of their V-2s, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, trong nỗ lực cuối cùng để phóng những chiếc tên lửa V-2 còn lại của mình nhằm tấn công phe Đồng Minh, quân Đức đã phóng các tên lửa tầm xa này từ địa điểm phóng duy nhất còn lại của họ tại Hà Lan. Gần 200 thường dân ở Anh và Bỉ đã được thêm vào con số thương vong gây ra bởi V-2.

Các nhà khoa học Đức đã bắt tay vào phát triển một loại tên lửa tầm xa kể từ thập niên 1930. Ngày 03/10/1942, họ đã phóng thử thành công V-2, một loại tên lửa 12 tấn có khả năng mang đầu đạn 1 tấn. Được bắn từ Peenemünde, một hòn đảo ngoài khơi bờ biển Baltic của Đức, những tên lửa này đã bay 118 dặm trong thử nghiệm đầu tiên. Continue reading “27/03/1945: Đức phóng những tên lửa V-2 cuối cùng”

26/03/1941: Ý tấn công Anh bằng ngư lôi có người lái

Nguồn: Naval warfare gets new weapon, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, người Ý tấn công hạm đội Anh tại Vịnh Suda, Crete, sử dụng đầu đạn ngư lôi có thể tách rời để đánh chìm tàu tuần dương của Anh. Đây là lần đầu tiên ngư lôi có người lái được sử dụng trong chiến tranh hải quân, và một vũ khí mới đã được thêm vào kho vũ khí của hải quân thế giới.

Loại ngư lôi có người lái này, còn được gọi là Chariot, rất đặc biệt. Chủ yếu được dùng để tấn công tàu của đối phương đang nằm trong cảng, Chariot cần có một “người điều khiển” để đưa chúng đến gần mục tiêu. Ngồi trên ngư lôi đặt trong một phương tiện có thể vận chuyển cả hai, người điều khiển sẽ hướng ngư lôi càng gần mục tiêu càng tốt, rồi sau đó trở về, thường là về tàu ngầm. Chariot thực sự là một bước tiến lớn; trước khi nó được phát triển, vũ khí gần nhất với Chariot là ngư lôi Kaiten của Nhật Bản – một loại “ngư lôi người,” nói cách khác là bom tự sát, với những nhược điểm hiển nhiên. Continue reading “26/03/1941: Ý tấn công Anh bằng ngư lôi có người lái”

24/03/1765: Nghị viện Anh thông qua Đạo luật Đóng quân

Nguồn: Parliament passes the Quartering Act, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1765, Nghị viện Anh đã thông qua Đạo luật Đóng quân (Quartering Act) trong đó chỉ ra các địa điểm và điều kiện về chỗ ở của binh lính Anh tại các thuộc địa Mỹ.

Đạo luật Đóng quân năm 1765 yêu cầu các thuộc địa phải cung cấp các doanh trại làm nơi ở cho lính Anh. Nếu các doanh trại lính này không đủ để chứa tất cả những người lính, thì chính quyền địa phương phải thu xếp cho những người lính ở trong các quán trọ, kho giữ ngựa, quán rượu, quán ăn và nhà ở của những người bán rượu. Nếu vẫn còn những người lính không có chỗ ở sau khi tất cả các nơi trên đã kín chỗ, thì các thuộc địa phải chiếm hoặc thuê mướn, chuẩn bị các nơi ở phù hợp, như nhà cửa và chuồng trại bỏ trống, cho lực lượng của Nhà vua theo yêu cầu thực tế. Continue reading “24/03/1765: Nghị viện Anh thông qua Đạo luật Đóng quân”

22/03/1942: Cripps và Gandhi gặp nhau

Nguồn: Cripps and Gandhi meet, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, chính khách người Anh, Sir Stanford Cripps, đã đến Ấn Độ để đàm phán với Mohandas Gandhi về nền độc lập của Ấn Độ, trong một sự kiện mà sau này được gọi là Sứ mệnh Crispps (Crispps Mission).

Cripps là một sinh viên có năng khiếu với hiểu biết trong nhiều lĩnh vực đa dạng như hóa học và luật pháp. Vì sức khỏe yếu, ông bị coi là không phù hợp để phục vụ quân đội trong Thế chiến I, và thay vào đó, đã đến làm việc trong một nhà máy của chính phủ. Sau chiến tranh, Cripps trở thành Cố vấn Nhà vua (1927). Không lâu sau đó, ông được phong tước, và năm 1931 thì được bầu vào Nghị viện với tư cách thành viên Công Đảng của Bristol East. Thiên hướng chính trị của Cripps luôn là cực tả, và vào năm 1938, khi ông ủng hộ một mặt trận thống nhất với phe Cộng sản nhằm chống lại chủ nghĩa phát xít đang phát triển ở Châu Âu, ông đã bị khai trừ khỏi đảng của mình. Continue reading “22/03/1942: Cripps và Gandhi gặp nhau”

20/03/1915: Anh, Nga chia chác chiến lợi phẩm tương lai

Nguồn: Britain and Russia divide future spoils of war, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, chỉ hai ngày sau khi hải quân nước này thất bại nặng nề trước quân Thổ Nhĩ Kỳ tại Dardanelles, chính phủ Anh ký một thoả thuận bí mật với Nga về việc phân chia Đế chế Ottoman hậu thế chiến.

Theo các điều khoản trong thỏa thuận, Nga sẽ sáp nhập Constantinople (nay là Istanbul) của Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với Eo biển Bosporus (một con đường thủy nối Biển Đen với Biển Marmara và đánh dấu ranh giới giữa hai phần châu Á và châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ), và hơn một nửa phần lãnh thổ châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ. Continue reading “20/03/1915: Anh, Nga chia chác chiến lợi phẩm tương lai”

11/03/1941: Roosevelt ký duyệt Chương trình Lend-Lease

Nguồn: FDR signs Lend-Lease, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã ký phê duyệt Chương trình Lend-Lease, một chương trình nhằm hỗ trợ về ngân sách và vật tư cho các đồng minh trong chiến tranh.

Chương trình Lend-Lease được Roosevelt đưa ra như là một phương tiện để giúp đỡ nước Anh trong nỗ lực chiến tranh chống lại người Đức, bằng cách trao cho Tổng thống quyền “bán, nhượng quyền sở hữu, trao đổi, cho thuê, cho mượn, hoặc loại bỏ” bất kỳ tài nguyên quân sự nào mà ông cho là vì lợi ích nhằm bảo vệ đất nước. Continue reading “11/03/1941: Roosevelt ký duyệt Chương trình Lend-Lease”

05/03/1946: Churchill đọc bài phát biểu về Bức Màn Sắt

Nguồn: Churchill delivers Iron Curtain speech, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1946, trong một trong những bài phát biểu nổi tiếng nhất của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill đã lên án chính sách của Liên Xô tại Châu Âu và tuyên bố: “Từ Stettin ở Baltic tới Trieste ở Adriatic, một bức màn sắt đã buông xuống trên khắp lục địa.” Bài phát biểu của Churchill được coi là một trong những “phát súng” mở đầu Chiến tranh Lạnh.

Sau khi thất bại trong lần tái tranh cử làm Thủ tướng vào năm 1945, Churchill đã được mời đến phát biểu tại Đại học Westminster ở Fulton, Missouri. Tổng thống Harry S. Truman cũng tham dự sự kiện cùng Churchill và chăm chú lắng nghe bài phát biểu của ông. Continue reading “05/03/1946: Churchill đọc bài phát biểu về Bức Màn Sắt”

27/02/1897: Anh thừa nhận thẩm quyền của Mỹ ở Tây bán cầu

Nguồn: Britain recognizes U.S. authority over Western Hemisphere, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1897, Vương quốc Anh đồng ý với phán quyết của tòa trọng tài Mỹ trong một cuộc tranh chấp biên giới giữa Venezuela và Guiana thuộc Anh, nhằm xoa dịu cuộc khủng hoảng ngoại giao Mỹ – Anh.

Năm 1841, việc vàng được phát hiện ở miền đông Guiana thuộc Anh đã làm gia tăng tranh chấp biên giới vốn đã kéo dài giữa Anh và Venezuela. Năm 1887, Venezuela cáo buộc Anh đưa các khu định cư lấn sâu vào khu vực tranh chấp và đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Anh. Năm 1895, Anh từ chối đưa vụ tranh chấp lên tòa trọng tài Mỹ, điều này đã tạo ra phản ứng thù hằn từ chính quyền của Tổng thống Mỹ Grover Cleveland. Continue reading “27/02/1897: Anh thừa nhận thẩm quyền của Mỹ ở Tây bán cầu”

20/02/1976: SEATO giải thể

Nguồn: SEATO disbands, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1976, sau 22 năm hoạt động, Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) đã kết thúc hoạt động quân sự cuối cùng và lặng lẽ ngưng hoạt động. SEATO là một trong các tường thành của chính sách Chiến tranh Lạnh của Mỹ ở châu Á, nhưng chiến tranh Việt Nam đã gây tổn hại đến tính gắn kết của tổ chức này và đặt câu hỏi về tính hiệu quả của nó.

SEATO được thành lập vào năm 1954 trong một cuộc họp ở Manila dưới sự chủ trì của Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles. Tám quốc gia – Mỹ, Pháp, Anh, Australia, New Zealand, Philippine, Thái Lan và Pakistan – đã cùng nhau tham gia vào tổ chức quốc phòng khu vực để “ngăn chặn làn sóng chủ nghĩa cộng sản ở Châu Á.” Continue reading “20/02/1976: SEATO giải thể”

11/02/1945: Hội nghị Yalta kết thúc

Nguồn: Yalta Conference ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, một tuần đàm phán căng thẳng giữa các nhà lãnh đạo của ba cường quốc Đồng minh chủ chốt đã kết thúc tại Yalta, một thị trấn du lịch của Liên Xô trên Biển Đen. Đây là hội nghị thứ hai của các nhà lãnh đạo “Tam Cường” – Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt, Thủ tướng Anh Winston Churchill, và Thủ tướng Liên Xô Joseph Stalin – và cuộc chiến đã có những tiến triển mạnh mẽ kể từ lần họp cuối cùng của họ, diễn ra tại Tehran vào cuối năm 1943. Continue reading “11/02/1945: Hội nghị Yalta kết thúc”

29/01/1820: Vua George III băng hà

Nguồn: King George III dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1820, mười năm sau khi bệnh tâm thần buộc ông rời khỏi cuộc sống trước công chúng, vua George III, vị vua Anh đã đánh mất thuộc địa Mỹ, qua đời ở tuổi 82.

Năm 1760, chàng trai George 20 tuổi lên kế vị ông nội George II, trở thành nhà vua nước Anh và Ireland. Mặc dù ông được hy vọng sẽ cai trị trực tiếp hơn người tiền nhiệm của mình, nhưng vua George III đã không thể tìm được một bộ trưởng mà ông có thể tin cậy, và mãi cho đến năm 1770 ông bổ nhiệm Lord North làm Thủ tướng. Lord North đã chứng minh được khả năng quản lý Nghị viện và sẵn sàng tuân theo sự lãnh đạo của hoàng gia, nhưng chính sách cưỡng chế của George đối với thuộc địa Mỹ đã khơi mào cuộc chiến giành độc lập của người Mỹ. Continue reading “29/01/1820: Vua George III băng hà”

22/01/1901: Nữ hoàng Victoria băng hà

Nguồn: Queen Victoria dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1901, cái chết của Nữ hoàng Victoria đã chấm dứt một kỷ nguyên trong lịch sử Anh Quốc mà trong đó người dân không biết đến sự hiện diện của vị quân vương nào khác ngoài bà. Triều đại 63 năm của Victoria, thời gian trị vì lâu nhất trong lịch sử nước Anh, là thời kỳ phát triển của một đế quốc nơi mặt trời không bao giờ lặn. Victoria đã khôi phục danh dự của hoàng gia và đảm bảo họ sẽ tiếp tục tồn tại như một thể chế chính trị nghi thức.

Chào đời năm 1819, Victoria lên ngôi sau cái chết của người chú là vua William IV vào năm 1837. Là một cô gái rất trẻ khi lên ngôi, chồng tương lai của bà đã miêu tả bà là “người mà cá tính ương ngạnh thường xuyên mâu thuẫn với bản tính tốt đẹp của cô ấy.” Thủ tướng đầu tiên của bà, Lord Melbourne, đã trở thành bạn thân và cố vấn của bà, và vào năm 1839, Victoria đã thành công trong việc ngăn chặn lãnh đạo Đảng Tory, Sir Robert Peel, lên thay Melbourne. Continue reading “22/01/1901: Nữ hoàng Victoria băng hà”

“Brexit giả” hay “không Brexit”?

Nguồn: Anatole Kaletsky, “Fake Brexit or No Brexit”, Project Syndicate, 20/12/2017.

Biên dịch: Phan Nguyên

Kể từ cuộc trưng cầu dân ý Brexit năm ngoái, nước Anh đã được so sánh như một kẻ tự tử nhảy từ tòa nhà 100 tầng và trong khi rơi qua tầng 50 vẫn hét lên “Cho tới lúc này mọi thứ vẫn ổn”. Sự so sánh này dường như không công bằng với những người tự tử. Thông điệp chính trị và kinh tế thực sự ngày nay là “Cho tới lúc này mọi thứ rất tệ”.

Thỏa thuận bắt đầu các cuộc đàm phán về một mối quan hệ hậu Brexit được tuyên bố tại Hội nghị thượng đỉnh EU ngày 15/12/2017 diễn ra sau khi Thủ tướng Theresa May chấp nhận tất cả các đòi hỏi mà các lãnh đạo châu Âu đưa ra, bao gồm Anh phải đóng góp ngân sách 50 tỷ Euro cho EU, Tòa án châu Âu có thẩm quyền xét xử đối với quyền của công dân EU ở Anh, và việc mở cửa biên giới vĩnh viễn với Ireland. Continue reading ““Brexit giả” hay “không Brexit”?”

19/12/1984: Anh đồng ý trả Hồng Kông cho Trung Quốc

Nguồn: Britain agrees to return Hong Kong to China, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1984, tại Đại Lễ Đường Nhân Dân ở Bắc Kinh, Thủ tướng Anh Margaret Thatcher và Thủ tướng Trung Quốc Triệu Tử Dương đã ký một thỏa thuận cam kết rằng nước Anh sẽ trao trả Hồng Kông lại cho Trung Quốc vào năm 1997 để đổi lại các điều khoản đảm bảo mở rộng hệ thống tư bản của lãnh thổ này trong vòng 50 năm. Hồng Kông được Trung Quốc cho Anh thuê vào năm 1898, thời hạn 99 năm.

Vào năm 1839, trong Chiến tranh Thuốc Phiện lần I, Anh đã xâm lược Trung Quốc nhằm đè bẹp phe phản đối sự can thiệp của họ vào các vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị của Trung Quốc. Một trong những bước tiến đầu tiên của Anh là chiếm Hồng Kông, một hòn đảo dân cư thưa thớt ngoài khơi bờ biển đông nam Trung Quốc. Continue reading “19/12/1984: Anh đồng ý trả Hồng Kông cho Trung Quốc”

17/12/1777: Pháp chính thức công nhận Mỹ

Nguồn: France formally recognizes the United States, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1777, Ngoại trưởng Pháp Charles Gravier đã chính thức công nhận Mỹ là một quốc gia độc lập. Tin tức về chiến thắng áp đảo của Quân Đội Lục Địa trước vị Tướng Anh John Burgoyne ở Saratoga đã mang lại cho Benjamin Franklin đòn bẩy mới trong nỗ lực kêu gọi Pháp ủng hộ sự nổi dậy của Mỹ. Mặc dù Mỹ đã thắng từ tháng 10, nhưng tin tức đã không đến được nước Pháp mãi cho đến ngày 04/12.

Franklin đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ từ Pháp khi ông đến nước này vào tháng 12/1776. Thất bại đáng xấu hổ của Pháp ở Bắc Mỹ trước người Anh trong Chiến tranh Bảy năm đã khiến người Pháp háo hức chờ đợi chiến thắng của Mỹ. Tuy nhiên, nhà vua Pháp miễn cưỡng ủng hộ cuộc nổi dậy một cách công khai. Thay vào đó, vào tháng 5/1776, Louis XVI đã gửi viện trợ không chính thức cho Quân đội Lục địa và nhà soạn kịch Pierre-Augustin Caron de Beaumarchais đã giúp Franklin kêu gọi các khoản viện trợ cá nhân cho Mỹ. Continue reading “17/12/1777: Pháp chính thức công nhận Mỹ”

11/12/1936: Edward VIII thoái vị

Nguồn: Edward VIII abdicates, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1936, sau chưa đầy một năm lên ngôi, Edward VIII trở thành vị vua đầu tiên của Anh tự nguyện từ bỏ ngôi vị. Ông đã lựa chọn thoái vị sau khi chính phủ Anh, công chúng và Giáo hội Anh giáo lên án quyết định kết hôn của ông với một phụ nữ Mỹ đã ly hôn tên là Wallis Warfield Simpson.

Tối ngày 11/12, ông đã có một bài phát biểu trên sóng radio giải thích rằng, “Tôi cảm thấy mình không thể gánh vác được gánh nặng trách nhiệm và thực hiện các nghĩa vụ của một nhà vua, như tôi mong muốn, mà không có sự trợ giúp và ủng hộ của người phụ nữ mà tôi yêu.” Sang ngày 12/12, em trai của ông, Công tước xứ York, lên ngôi và trở thành Vua George VI. Continue reading “11/12/1936: Edward VIII thoái vị”

06/12/1921: Nước Ireland Tự do được thành lập

Nguồn: Irish Free State declared, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1921, Nước Ireland Tự Do (Irish Free State) – chiếm 4/5 diện tích Ireland, đã được tuyên bố thành lập, chấm dứt cuộc đấu tranh kéo dài năm năm của người Ireland nhằm giành độc lập từ Anh. Giống như các quốc gia giành độc lập từ Đế quốc Anh khác, Ireland vẫn là một phần thuộc Khối Thịnh Vượng Chung Anh, về mặt hình thức là dưới quyền nhà vua Anh. Nước Ireland Tự do sau đó đã cắt đứt quan hệ với Anh và được đổi tên thành Eire, và bây giờ được gọi là Cộng hòa Ireland.

Người Anh bắt đầu cai trị đảo Ireland từ thế kỷ 12, và Nữ hoàng Elizabeth I của Anh đã khuyến khích người Tin lành Scotland di cư quy mô lớn sang Ireland trong thế kỷ 16. Trong những thế kỷ tiếp theo, hàng loạt cuộc nổi dậy của người Công giáo Ireland đã bị đè bẹp khi mà người Ireland gốc Anh trở nên thống trị trước cộng đồng Công giáo đa số. Continue reading “06/12/1921: Nước Ireland Tự do được thành lập”