18/09/1918: Trận Epehy bắt đầu

Nguồn: Battle of Epehy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, gần làng Epehy của Pháp, Tập đoàn quân số 4 của Anh, được chỉ huy bởi Sir Henry Rawlinson, đã tấn công các tiền đồn của Đức tại Phòng tuyến Hindenburg, tuyến phòng thủ cuối cùng của Đức trên Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I.

Được người Anh đặt tên theo vị Tổng Tư lệnh của Đức, Paul von Hindenburg – trong khi người Đức gọi nó là Phòng tuyến Siegfried – Phòng tuyến Hindenburg là một tuyến phòng thủ bán kiên cố mà Hindenburg ra lệnh dựng lên, chỉ vài dặm đằng sau chiến tuyến của Đức, vào cuối năm 1916. Continue reading “18/09/1918: Trận Epehy bắt đầu”

16/09/1940: Roosevelt ký ban hành Luật Nghĩa vụ Quân sự

Nguồn: Franklin Roosevelt approves military draft, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã ký ban hành Đạo luật Nghĩa vụ và Huấn luyện Chọn lọc (Selective Service and Training Act), đòi hỏi tất cả các công dân nam trong độ tuổi từ 26 đến 35 phải đăng ký nghĩa vụ quân sự, bắt đầu vào ngày 16/10. Đạo luật này đã được Quốc Hội thông qua 10 ngày trước đó.

Mỹ thực ra chưa tham gia vào Thế chiến II, nhưng Roosevelt vẫn xem đây là một bước đi thận trọng, nhằm huấn luyện quân nhân Mỹ phòng khi nước này phải tự bảo vệ mình trước mối đe dọa ngày càng tăng từ các chế độ phát xít và quân phiệt ở châu Âu và Nhật Bản. Continue reading “16/09/1940: Roosevelt ký ban hành Luật Nghĩa vụ Quân sự”

15/09/1959: Khrushchev đến Washington

Nguồn: Khrushchev arrives in Washington, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1959, Nikita Khrushchev trở thành nguyên thủ Liên Xô đầu tiên đến thăm Hoa Kỳ. Trong hai tuần tiếp theo, chuyến thăm của Khrushchev đã trở thành tin tức nóng hổi, đồng thời đem lại một số khoảnh khắc kịch tính và hài hước trong lịch sử Chiến tranh Lạnh.

Khrushchev lên nắm quyền tại Liên Xô sau cái chết của nhà độc tài Joseph Stalin năm 1954. Khi ấy, nhiều nhà quan sát đã tin rằng Khrushchev, một “đệ tử” nhiệt thành của Stalin trong thập niên 1930 và 1940, sẽ không có mấy khác biệt trong cách lãnh đạo. Tuy nhiên, ông lại gây ngạc nhiên khi tuyên bố rằng mình mong muốn “chung sống hòa bình” với người Mỹ và tố cáo “sự thái quá” của chủ nghĩa Stalin. Continue reading “15/09/1959: Khrushchev đến Washington”

13/09/1759: Anh giành chiến thắng tại Đồng bằng Abraham

Nguồn: Britain victorious on the Plains of Abraham, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1759, trong Chiến tranh Bảy năm, một cuộc xung đột toàn cầu, vốn được người Mỹ gọi là Chiến tranh Pháp – Bản địa (French and Indian War), quân Anh dưới quyền Tướng James Wolfe đã giành được một thắng lợi ấn tượng khi họ chiếm được Thành phố Quebec, đánh bại lực lượng Pháp của Hầu tước de Montcalm tại Đồng bằng Abraham (Plains of Abraham). Bản thân Wolfe cũng bị tử thương trong trận chiến, nhưng chiến thắng của ông đã giúp người Anh giành ưu thế vượt trội tại Canada. Montcalm cũng đã thiệt mạng trong trận đánh này.

Vào đầu thập niên 1750, việc quân Pháp bắt đầu xâm lấn Thung lũng Sông Ohio đã nhiều lần khiến họ xung đột vũ trang với các thuộc địa của Anh. Năm 1756 – chính thức là năm đầu tiên trong Chiến tranh Bảy Năm – người Anh đã phải chịu một loạt thất bại trước người Pháp cùng liên minh hùng mạnh gồm các tộc người Mỹ bản địa của họ. Continue reading “13/09/1759: Anh giành chiến thắng tại Đồng bằng Abraham”

11/09/1851: Bạo động Christiana

Nguồn: The Christiana Riot, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1851, tại Christiana, bang Pennsylvania, một nhóm người Mỹ gốc Phi và nhiều người da trắng ủng hộ chế độ bãi nô đã xảy ra đụng độ với một toán cảnh sát Maryland – những người cố gắng bắt giữ bốn nô lệ chạy trốn đang ẩn náu trong thị trấn. Bạo lực xảy ra một năm sau khi Đạo luật Nô lệ Bỏ trốn Thứ hai (Second Fugitive Slave Law) được Quốc Hội thông qua, theo đó yêu cầu tất cả nô lệ trốn thoát phải được hoàn trả cho chủ nhân của họ ở miền Nam. Một thành viên của nhóm cảnh sát, Edward Georsuch, đã thiệt mạng, còn hai người khác thì bị thương trong cuộc bạo động. Sau sự cố còn được gọi là Bạo động Christiana (Christiana Riot) này, 37 người Mỹ gốc Phi và một người da trắng đã bị bắt và bị buộc tội phản quốc theo các điều khoản của Đạo luật Nô lệ Bỏ trốn. Hầu hết trong số họ đã được tha bổng. Continue reading “11/09/1851: Bạo động Christiana”

Tư duy của Lenin và Cách mạng Tháng Mười Nga

Nguồn: Tariq Ali, “What Was Lenin Thinking?”, The New York Times, 03/04/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vladimir Lenin đã suy nghĩ gì trên chuyến hành trình dài tới Ga Phần Lan tại Petrograd vào năm 1917?

Như bao người khác, Lenin đã vô cùng bất ngờ với tốc độ thành công của Cách mạng Tháng Hai. Khi đi từ Zurich băng qua châu Âu để về Nga, trên một chuyến tàu được niêm phong kín của Hoàng đế Đức, ông hẳn đã nhận ra rằng đây là cơ hội không thể bỏ qua.

Việc các đảng tự do yếu kém chiếm ưu thế trong chính phủ mới là điều đã được lường trước. Điểm khiến Lenin lo lắng là những báo cáo gửi đến ông, trong đó viết rằng chính những người Bolshevik mới đang lung lay về con đường phía trước. Họ, cùng với hầu hết các đảng cánh tả khác, đã tin tưởng vào lý thuyết Marxist chính thống, rằng ở giai đoạn này, Cách mạng Nga chỉ có thể là cách mạng dân chủ – tư sản. Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể phát triển ở các nền kinh tế tiên tiến như Đức, Pháp hay thậm chí là Mỹ, chứ không phải ở đất nước của các nông dân như Nga. (Leon Trotsky và các đồng sự trí thức của ông nằm trong số ít những người bất đồng với quan điểm đó). Continue reading “Tư duy của Lenin và Cách mạng Tháng Mười Nga”

09/09/1914: Mỹ yêu cầu Áo-Hung triệu hồi đại sứ

Nguồn: U.S. Secretary of State Lansing demands recall of Austro-Hungarian ambassador, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, trong một bức thư viết cho chính quyền Đế quốc Áo-Hung, Ngoại trưởng Mỹ Robert Lansing yêu cầu chính quyền Áo-Hung triệu hồi Constantin Dumba, Đại sứ nước này ở Washington, D.C.

Ở thời điểm đó, chỉ một tháng sau khi Thế chiến I bùng nổ, Mỹ là một nước trung lập trong trận chiến giữa phe Đồng minh Hiệp ước và phe Liên minh Trung tâm, khi ấy gồm cả Áo-Hung. Dumba, người giữ chức Đại sứ tại Mỹ kể từ tháng 05/1913, trước đó đã không giành được sự ủng hộ của những người đồng cấp ở Washington vì Áo-Hung đưa ra chính sách “phục hồi quốc tịch” (rehabilitation) cho những cựu công dân Áo-Hung đang sống ở nước ngoài – những người đã trốn nghĩa vụ quân sự bắt buộc của họ – miễn là họ đồng ý phục vụ trong quân đội thời chiến nếu họ trở về Áo-Hung. Continue reading “09/09/1914: Mỹ yêu cầu Áo-Hung triệu hồi đại sứ”

08/09/1664: New Amsterdam trở thành New York

Nguồn: New Amsterdam becomes New York, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1664, Thống đốc Hà Lan Peter Stuyvesant đã đầu hàng tại New Amsterdam, thủ đô của New Netherland, trước hạm đội hải quân Anh dưới quyền Đại tá Richard Nicolls. Stuyvesant đã hy vọng có thể chống lại người Anh, nhưng ông là một nhà cầm quyền không được lòng dân, và người dân Hà Lan từ chối tập hợp thành lực lượng của ông. Sau khi bị chiếm, New Amsterdam đã được đổi tên thành New York, để vinh danh Công tước York, chiến lược gia đứng sau trận đánh.

Thuộc địa New Netherland được thành lập bởi Công ty Tây Ấn Hà Lan vào năm 1624, sau đó được mở rộng và bao gồm toàn bộ Thành phố New York ngày nay, cùng với một phần của Long Island, Connecticut và New Jersey. Khu định cư của người Hà Lan tại thuộc địa đã ngày một lớn dần ở cực nam của Đảo Manhattan và được đặt tên là New Amsterdam. Continue reading “08/09/1664: New Amsterdam trở thành New York”

06/09/1915: Xe tăng đầu tiên được sản xuất

Nguồn: First tank produced, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, mẫu xe tăng nguyên bản có biệt danh là Little Willie đã được hoàn tất tại dây chuyền lắp ráp ở Anh. Little Willie hoàn toàn không phải là một thành công sau một đêm. Nặng 14 tấn, chiếc xe đã bị mắc kẹt giữa các chiến hào và chỉ có thể trườn qua địa hình gồ ghề với vận tốc hai dặm một giờ. Tuy nhiên, người ta đã có nhiều cải tiến so với nguyên mẫu ban đầu và xe tăng cuối cùng đã làm thay đổi tình hình tại các chiến trường.

Người Anh phát triển xe tăng nhằm đối phó với chiến tranh chiến hào (trench warfare) của Thế chiến I. Năm 1914, một đại tá của quân đội Anh tên là Ernest Swinton đã cùng với William Hankey, Thư ký Ủy ban Quốc phòng Hoàng gia, cố gắng thuyết phục mọi người ý tưởng về một chiếc xe bọc thép có bánh xe dạng băng chuyền có thể đâm xuyên qua phòng tuyến kẻ thù và vượt qua các địa hình khó khăn. Continue reading “06/09/1915: Xe tăng đầu tiên được sản xuất”

04/09/1886: Tù trưởng Geronimo đầu hàng

Nguồn: Geronimo surrenders, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1886, Tù trưởng Geronimo của tộc Apache đã quyết định đầu hàng quân đội chính phủ Hoa Kỳ. Trong suốt 30 năm, chiến binh hùng mạnh người Mỹ bản địa này đã chiến đấu để bảo vệ quê hương của bộ lạc ông; tuy nhiên, đến năm 1886, người Apache đã kiệt sức và vô vọng. Tướng Nelson Miles chấp nhận đề nghị đầu hàng của Geronimo, và ông trở thành chiến binh bản địa cuối cùng chính thức chuyển giao quyền lực cho lực lượng Hoa Kỳ, đồng thời báo hiệu sự kết thúc của Chiến tranh Bản địa ở vùng Tây Nam.

Geronimo sinh năm 1829, lớn lên tại vùng Arizona và Mexico ngày nay. Bộ lạc của ông, Chiricahua Apaches, đã từng đụng độ với nhóm người định cư không phải người bản địa đang cố gắng chiếm đất vùng này. Năm 1858, gia đình Geronimo bị người Mexico sát hại. Để trả thù, sau đó ông đã dẫn đầu cuộc tấn công chống lại những người định cư Mexico và Mỹ. Continue reading “04/09/1886: Tù trưởng Geronimo đầu hàng”

02/09/1969: ATM chính thức được đưa vào sử dụng 

Nguồn: First ATM opens for businessHistory.com 

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, máy rút tiền tự động (Automatic Teller Machine, ATM) đầu tiên của Mỹ đã được ra mắt công chúng khi xuất tiền mặt cho khách hàng tại Ngân hàng Chemical ở Rockville Centre, New York. Các máy ATM đã tiếp tục cách mạng hóa ngành ngân hàng, dần dần thay thế việc phải trực tiếp đến ngân hàng để thực hiện các giao dịch tài chính cơ bản. Đến thập niên 1980, những máy rút tiền này đã được phổ biến rộng rãi và có các chức năng trước đây từng được thực hiện bởi giao dịch viên, chẳng hạn như nộp tiền bằng séc và chuyển tiền giữa các tài khoản. Ngày nay, ATM trở thành điều không thể thiếu đối với hầu hết mọi người, giống như điện thoại di động và e-mail.  Continue reading “02/09/1969: ATM chính thức được đưa vào sử dụng “

01/09/1917: Lính Mỹ kể lại việc bị trúng khí độc 

NguồnSoldier recounts brush with poison gasHistory.com 

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, một người lính Mỹ tên Stull Holt đã viết một lá thư kể về những trải nghiệm chiến trường của mình trên Mặt trận phía Tây tại Verdun, Pháp.

Sinh ra tại Thành phố New York vào năm 1896, Holt tham gia phục vụ trong Thế chiến I với vị trí tài xế lái xe cứu thương cho Quân Y Hoa Kỳ (American Ambulance Field Service). Sau đó ông gia nhập Không Quân (American Air Service), nhận nhiệm vụ phi công đầu tiên với tư cách là trung úy.  Continue reading “01/09/1917: Lính Mỹ kể lại việc bị trúng khí độc “

30/08/1918: Vladimir Lenin bị ám sát hụt

Nguồn: Vladimir Lenin shot, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, sau bài phát biểu tại một nhà máy ở Moskva, lãnh đạo Liên Xô Vladimir Lenin đã bị bắn hai lần bởi Fanya Kaplan, một thành viên của đảng Cách mạng Xã hội. Dù bị thương nặng, Lenin vẫn sống sót sau vụ tấn công. Vụ ám sát hụt đã khơi mào một làn sóng trả thù của phe Bolshevik chống lại các đảng viên Cách mạng Xã hội cũng như các đối thủ chính trị khác. Hàng ngàn người đã bị xử tử khi nước Nga chìm sâu trong nội chiến.

Sinh năm 1870 với tên gọi Vladimir Ilich Ulyanov, Lenin đã được dẫn dắt tới cuộc cách mạng sau khi anh trai ông bị hành quyết năm 1887 vì âm mưu ám sát Sa hoàng Alexander III. Ông học luật và bắt đầu hành nghề tại Petrograd (nay là St. Petersburg), nơi ông kết giao với các nhóm Marxist cách mạng. Năm 1895, ông giúp tổ chức các nhóm Marxist ở thủ đô thành “Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân”, một nỗ lực nhằm thu hút giai cấp công nhân đi theo sự nghiệp Marxist. Vào tháng 12 năm 1895, Lenin và các lãnh đạo khác của Liên hiệp bị bắt. Lenin bị bỏ tù trong một năm và sau đó bị lưu đày ở Siberia với thời hạn ba năm. Continue reading “30/08/1918: Vladimir Lenin bị ám sát hụt”

28/08/1914: Trận Vịnh Heligoland

Nguồn: Battle of Heligoland Bight, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, Thế chiến I chính thức lan từ đất liền ra biển khi trận chiến hải quân lớn đầu tiên đã diễn ra giữa các tàu của Anh và Đức ở Biển Bắc, gần bờ biển phía bắc nước Đức.

Trận chiến diễn ra ở vùng nước nửa kín là Vịnh Heligoland, vốn được sử dụng làm căn cứ của Hạm đội Đại dương của Đức (German High Seas Fleet), đồng thời nơi đây cũng là xuất phát điểm tốt cho các cuộc tấn công chống lại Quần đảo Anh. Tuy nhiên, hạm đội Đức hiếm khi mạo hiểm ra xa cảng. Chỉ huy người Anh Reginald Tyrwhitt được giao nhiệm vụ dẫn đầu một hạm đội nhỏ tàu Anh, bao gồm hai tàu tuần dương hạng nhẹ, FearlessArethusa, cùng một số tàu khu trục, đến dụ các tàu Đức đuổi theo họ ra biển, nơi một lực lượng Anh lớn hơn, được chỉ huy bởi Phó Đô đốc Sir David Beatty, đợi sẵn để chiến đấu. Continue reading “28/08/1914: Trận Vịnh Heligoland”

26/08/1346: Trận Crecy

Nguồn: Battle of Crecy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày năm 1346, trong Chiến tranh Trăm năm, quân Anh của vua Edward III đã tiêu diệt quân Pháp dưới quyền vua Philip VI trong trận Crecy ở Normandy. Trận chiến này, nơi mà người Anh lần đầu tiên sử dụng cung bắn tên (longbow), được coi là một trong những trận đánh mang tính quyết định nhất trong lịch sử.

Ngày 12/07/1346, khoảng 14.000 quân của Edward đã đổ bộ lên bờ biển Normandy. Từ đây, quân Anh tiến quân lên phía bắc, cướp bóc vùng nông thôn Pháp. Biết được sự xuất hiện của người Anh, Philip liền cho tập hợp một đội quân gồm 12.000 người, gồm khoảng 8.000 kỵ sĩ (mounted knight) và 4.000 lính đánh thuê người Genoa – đội quân chuyên sử dụng ná bắn tên (crossbow). Tại Crecy, Edward cho dừng quân để chuẩn bị cho cuộc tấn công của Pháp. Cuối buổi chiều ngày 26/08, quân của Philip bắt đầu tấn công. Continue reading “26/08/1346: Trận Crecy”

25/08/1914: Đức thiêu rụi thị trấn Louvain của Bỉ

Nguồn: Germans burn Belgian town of Louvain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, trong tháng đầu tiên của Thế chiến I, quân Đức đã bắt đầu đóng quân tại làng Louvain của Bỉ . Chỉ trong vòng năm ngày, họ đã thiêu rụi và cướp phá nhiều thị trấn, thảm sát hàng trăm thường dân.

Nằm giữa thủ đô Brussels và thị trấn Liege, nơi diễn ra giao tranh nặng nề trong những tuần đầu tiên khi người Đức xâm lược, trong con mắt dư luận quốc tếLouvain trở thành biểu tượng cho bản chất tàn bạo kinh hoàng của cỗ máy chiến tranh Đức. Từ những ngày đầu tiên họ xâm lược nước Bỉ, vi phạm tính trung lập của quốc gia nhỏ bé này trên con đường tiến đánh nước Pháp, người Đức đã chiếm đóng và phá hủy nhiều vùng nông thôn và làng mạc dọc đường hành quân, giết chết một số lượng lớn dân thường, gồm cả phụ nữ và trẻ em. Continue reading “25/08/1914: Đức thiêu rụi thị trấn Louvain của Bỉ”

23/08/1784: Tiểu bang Franklin tuyên bố độc lập

Nguồn: State of Franklin declares independence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1784, bốn hạt ở miền tây của bang North Carolina đã tuyên bố độc lập, dưới tên gọi bang Franklin. Bốn hạt này nằm ở khu vực ngày nay là bang Tennessee.

Vào tháng 4 trước đó, bang North Carolina đã nhượng lại chủ quyền vùng đất phía tây, từ núi Allegheny đến sông Mississippi, cho Quốc Hội Mỹ. Trong giai đoạn 1772 – 1777, những người định cư ở khu vực này, được gọi là Thung lũng sông Cumberland, đã thành lập chính phủ độc lập của riêng mình. Họ cũng lo ngại Quốc Hội sẽ bán đất cho Tây Ban Nha hoặc Pháp để trả khoản nợ chiến tranh. Kết quả là, North Carolina rút lại việc nhượng chủ quyền và bắt đầu tổ chức một chính quyền riêng cho khu vực. Continue reading “23/08/1784: Tiểu bang Franklin tuyên bố độc lập”

21/08/1991: Đảo chính chống Gorbachev thất bại

Nguồn: Coup attempt against Gorbachev collapses, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, chỉ ba ngày sau khi bắt đầu, cuộc đảo chính chống lại nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã nhanh chóng thất bại. Dù không bị lật đổ nhưng số ngày cầm quyền của Gorbachev cũng chẳng còn là bao. Liên Xô sẽ sớm chấm dứt sự tồn tại trong vai trò một quốc gia và một mối đe dọa Chiến tranh Lạnh của Mỹ.

Đảo chính nhằm lật đổ Gorbachev bắt đầu vào ngày 18/08, dẫn đầu bởi các thành viên cộng sản cứng rắn trong chính phủ Liên Xô và quân đội. Tuy nhiên, nỗ lực này lại được lên kế hoạch và tổ chức rất kém cỏi. Nhóm lãnh đạo đảo chính đã dành thời gian để cãi nhau – và để uống rượu, như theo một số nguồn tin – chứ không toàn tâm cố gắng giành được sự ủng hộ của người dân cho hành động của họ. Continue reading “21/08/1991: Đảo chính chống Gorbachev thất bại”

Thế giới sẽ ra sao nếu Cách mạng tháng 10 không nổ ra?

Nguồn: Simon Sebag Montefiore, “What If the Russian Revolution Had Never Happened?”, The New York Times, 06/11/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cách mạng Tháng Mười – cuộc cách mạng do Vladimir Lenin lãnh đạo chính xác cách đây một thế kỷ –vẫn còn liên quan tới ngày nay theo những cách mà người ta có lẽ chẳng thể tưởng tượng ra vào cái ngày mà chủ nghĩa Cộng sản Liên Xô sụp đổ.

Chủ nghĩa Marx-Lenin (dù ở dạng thức chủ nghĩa tư bản kiểu Mao độc nhất vô nhị) vẫn đang thúc đẩy sự trỗi dậy của Trung Quốc, cường quốc đang lên của thế giới, ngay cả khi chính ý thức hệ ấy đã hủy hoại Cuba và Venezuela. Trong khi đó, Bắc Triều Tiên, một chế độ chuyên chế kiểu Leninist với vũ khí hạt nhân, lại đang khiến thế giới khiếp đảm. Ngạc nhiên hơn nữa, chủ nghĩa cộng sản đang dần hồi sinh ở nước Anh dân chủ: Jeremy Corbyn, một người theo chủ nghĩa Lenin ngụy trang dưới bộ râu xám, là chính trị gia cực đoan nhất từng lãnh đạo một trong hai đảng chính của nước Anh, và ông đang dần tiến gần tới quyền lực. Continue reading “Thế giới sẽ ra sao nếu Cách mạng tháng 10 không nổ ra?”

19/08/1953: CIA hỗ trợ đảo chính lật đổ chính phủ Iran

Nguồn: CIA-assisted coup overthrows government of Iran, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1953, quân đội Iran, với sự hậu thuẫn và viện trợ tài chính của Mỹ, đã lật đổ chính phủ của Thủ tướng Mohammed Mosaddeq và phục hồi quyền lực cho Shah (vua) của Iran. Iran sau đó tiếp tục là một đồng minh Chiến tranh Lạnh của Mỹ cho đến khi một cuộc cách mạng chấm dứt sự cai trị của Shah vào năm 1979.

Mosaddeq đã nổi lên ở Iran vào năm 1951, khi ông được bổ nhiệm làm Thủ tướng. Là một người nhiệt thành theo chủ nghĩa dân tộc, Mosaddeq ngay lập tức đã tấn công các công ty dầu mỏ của Anh đang hoạt động tại nước mình, kêu gọi chiếm giữ và quốc hữu hóa các mỏ dầu. Hành động này đã khiến ông xung đột với giới tinh hoa thân phương Tây của Iran và với Shah, Mohammed Reza Pahlevi. Continue reading “19/08/1953: CIA hỗ trợ đảo chính lật đổ chính phủ Iran”