02/07/1917: Hy Lạp tuyên chiến với Liên minh Trung tâm

Nguồn: Greece declares war on Central Powers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, vài tuần sau khi Vua Constantine I thoái vị tại Athens dưới áp lực của quân Đồng minh Hiệp ước, Hy Lạp đã tuyên chiến với các cường quốc thuộc Liên minh Trung tâm, kết thúc ba năm trung lập bằng việc tham gia Thế chiến I, cùng phe với Anh, Pháp, Nga, và Italy. Continue reading “02/07/1917: Hy Lạp tuyên chiến với Liên minh Trung tâm”

Hy Lạp: Đồng minh mới của Mỹ ở Địa Trung Hải

Nguồn: Griechenland: Der neue US-Verbündete im Mittelmeer”, WELT, 13/12/2021.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Trong một thời gian dài, Mỹ đã dựa vào Thổ Nhĩ Kỳ để thúc đẩy các lợi ích của mình trong khu vực. Nhưng vì chính sách khôn lường của Erdogan, Washington đang tìm kiếm các giải pháp thay thế  và đang chuyển hướng sang Hy Lạp. Điều đó có thể gây ra hậu quả cho toàn bộ khu vực Địa Trung Hải.

USS Eisenhower là một tàu chiến quan trọng của Mỹ. Chính nhờ con tầu này mà máy bay phản lực của Mỹ đã cất cánh trong cuộc chiến chống lại lực lượng khủng bố IS, nó đã hoạt động trong cuộc chiến tranh ở vùng Vịnh và hỗ trợ nhiệm vụ tác chiến ở Afghanistan. Tháng 3 vừa qua, con tầu này đi vào Địa Trung Hải và lên đường đến đảo Creta của Hy Lạp. Continue reading “Hy Lạp: Đồng minh mới của Mỹ ở Địa Trung Hải”

17/10/1912: Chiến tranh Balkan lần thứ nhất bùng nổ

Nguồn: Serbia and Greece declare war on Ottoman Empire in First Balkan War, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1912, Serbia và Hy Lạp, theo bước Montenegro, đồng minh nhỏ hơn của họ ở khu vực Balkan hỗn loạn, đã tuyên chiến với Đế quốc Ottoman, chính thức bắt đầu Chiến tranh Balkan lần thứ nhất.

Bốn năm trước đó, một cuộc nổi dậy ở Macedonia, lúc đó thuộc Ottoman, được  dẫn đầu bởi một nhóm dân tộc chủ nghĩa gọi là Đảng Thanh niên Thổ Nhĩ Kỳ (Young Turks), đã làm lung lay quyền cai trị của triều đình Ottoman ở châu Âu. Áo-Hung đã nhanh chóng tận dụng điểm yếu này, cho sáp nhập hai tỉnh Balkan gồm Bosnia và Herzegovina, đồng thời thúc giục Bulgaria, cũng đang nằm dưới sự cai trị của Thổ Nhĩ Kỳ, tuyên bố độc lập. Continue reading “17/10/1912: Chiến tranh Balkan lần thứ nhất bùng nổ”

07/03/1941: Quân Anh đổ bộ vào Hy Lạp

Nguồn: British forces arrive in Greece, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, lực lượng viễn chinh Anh từ Bắc Phi đã bắt đầu đổ bộ vào Hy Lạp.

Tháng 10/1940, quân Ý, khi ấy đang chiếm đóng Albania, đã phát động đợt xâm lược Hy Lạp trong một chiến dịch quân sự được cho là thảm khốc đối với lực lượng của Mussolini. Mussolini làm mọi người ngạc nhiên với cuộc xâm lược Hy Lạp, nhưng ông đã không bị can ngăn bởi Đức Quốc Xã còn đang bận tâm với các cuộc chinh phạt của riêng họ. Continue reading “07/03/1941: Quân Anh đổ bộ vào Hy Lạp”

‘Đá ngầm’ dọc Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc

Nguồn:China is making substantial investment in ports and pipelines worldwide”, The Economist, 06/02/2020

Biên dịch: Đỗ Minh Châu | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi nói về Con đường tơ lụa trên biển, ta không thể không đề cập đến các chuyến thám hiểm của đô đốc Trịnh Hòa. Đô đốc “thái giám” Trịnh Hòa, một người Hồi giáo trong triều đình nhà Minh, đã dẫn đầu bảy cuộc thám hiểm vào đầu thế kỷ 15 với một hạm đội lớn gồm những chiếc thuyền buồm còn được gọi là “thuyền châu báu”. Luận điệu chính thức nói rằng ông đi nước ngoài để làm sứ giả hòa bình, mang theo châu báu để tặng các quốc vương và tù trưởng ông gặp trải dài từ Đông Nam Á cho đến Đông Phi. Ông đã mang về cống nạp cho hoàng đế nhiều vật phẩm quý như một con hươu cao cổ. Bản chất hòa bình trong các chuyến thám hiểm của Trịnh Hòa được tô vẽ rất nhiều –  vì hạm đội được trang bị vũ khí đầy đủ và vẫn có một số cuộc đụng độ xảy ra. Tuy nhiên, ít câu chuyện nào cho thấy rõ sự kết hợp giữa sức mạnh cứng và các lợi ích thể hiện mối quan hệ triều cống của Trung Quốc với những quốc gia khác như câu chuyện này. Những người man di vẫn đáng để thiết lập quan hệ nếu họ chấp nhận ưu thế văn hóa, quân sự của Trung Quốc và sẵn sàng đồng hóa theo tư tưởng của Trung Quốc. Continue reading “‘Đá ngầm’ dọc Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc”

Thế giới hôm nay: 07/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa giữa MỹTriều Tiên kết thúc không có tiến triển tại ngoại ô Stockholm. Nhà đàm phán chính của Triều Tiên nói với phóng viên rằng các cuộc đàm phán đã không đáp ứng được kỳ vọng. Nước này đã bắn thử một tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm vào tuần trước. Mối quan hệ giữa hai nước đã chuyển từ mức ấm áp đáng ngạc nhiên sang sự lạnh lẽo quen thuộc.

Người biểu tình xuống đường chống lại lệnh cấm đeo mặt nạ ở Hồng Kông đã phá hoại các cửa hàng và nhà ga. Vào tối thứ Sáu, toàn bộ hệ thống tàu điện ngầm đã ngừng hoạt động và nhiều nhà ga vẫn đóng cửa suốt cuối tuần. Vào Chủ nhật, hàng ngàn người tuần hành trong mưa lớn, trong đó nhiều người vẫn đeo mặt nạ một cách thách thức. Đụng độ giữa cảnh sát, người biểu tình và dân thường đã nổ ra ở nhiều nơi. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/10/2019”

21/04/753 TCN: Sáng lập thành Rome

Nguồn: Rome founded, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 753 TCN, theo truyền thuyết, Romulus và em trai sinh đôi của mình, Remus, đã cùng nhau lập ra thành Rome tại chính nơi mà cả hai từng được một con sói cho bú mớm khi còn là những em bé sơ sinh mồ côi. Thực tế, huyền thoại Romulus và Remus bắt nguồn từ khoảng thế kỷ 4 TCN, và ngày thành lập chính xác của thành Rome được một học giả người La Mã, Marcus Terentius Varro, đặt ra trong thế 1 TCN.

Theo truyền thuyết, Romulus và Remus là con trai của Rhea Silvia, con gái Vua Numitor xứ Alba Longa. Alba Longa là một thành phố thần thoại nằm ở Đồi Alban, phía đông nam vùng đất sau này sẽ trở thành Rome. Trước khi cặp song sinh ra đời, Numitor đã bị em trai Amulius phế truất, còn Rhea thì bị chú mình bắt phải trở thành trinh nữ vestal (nữ tu) để cô không sinh ra những người thừa kế có thể tranh giành ngai vàng với ông. Continue reading “21/04/753 TCN: Sáng lập thành Rome”

11/04/1870: Nguy cơ chiến tranh Anh – Hy Lạp được đẩy lùi

Nguồn: War is narrowly averted,History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1870, khi đến thăm Marathon, Hy Lạp, Lord Muncaster của Anh đã bị bắt cóc bởi một nhóm cướp. Sự kiện này gần như đã dẫn đến chiến tranh. Toán cướp biển, dẫn đầu bởi Takos Arvanitakis, đã từng bắt cóc rất nhiều người và đó chính là nguồn thu béo bở cho chúng trong nhiều năm. Tuy nhiên, việc bắt giữ Lord Muncaster và một nhóm khách du lịch người Anh lại khó hơn nhiều so với những gì chúng tưởng tượng. Continue reading “11/04/1870: Nguy cơ chiến tranh Anh – Hy Lạp được đẩy lùi”

18/11/1940: Hitler giận dữ trước thất bại của Ý ở Hy Lạp

Nguồn: Hitler furious over Italy’s debacle in Greece, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Adolf Hitler đã gặp mặt Ngoại trưởng Ý Galeazzo Ciano để bàn về thất bại tai hại của Mussolini trong cuộc xâm lược Hy Lạp.

Mussolini đã làm mọi người ngạc nhiên với động thái chống lại Hy Lạp; đồng minh của ông. Hitler bị mất cảnh giác, nhất là vì Mussolini đã khiến Hitler tin rằng ông không có ý định làm như vậy. Ngay cả chính tham mưu của Mussolini cũng chỉ phát hiện ra cuộc xâm lược sau khi sự đã rồi. Continue reading “18/11/1940: Hitler giận dữ trước thất bại của Ý ở Hy Lạp”

23/10/42 TCN: Brutus tự sát

Nguồn: Brutus commits suicide, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 42 TCN, Marcus Junius Brutus, kẻ đứng sau âm mưu ám sát Julius Caesar, đã tự sát sau thất bại trong trận Philippi thứ hai.

Hai năm trước, Brutus đã cùng Gaius Cassius Longinus lập mưu chống lại nhà độc tài La Mã, Julius Caesar, với niềm tin rằng điều đó giúp phục hồi nền Cộng hòa La Mã. Tuy nhiên, vụ ám sát Caesar lại đẩy người La Mã vào một vòng nội chiến mới, khi lực lượng Cộng hòa của Brutus và Cassius lao vào tranh giành quyền lực tối cao với lực lượng của Octavian và Mark Antony. Continue reading “23/10/42 TCN: Brutus tự sát”

Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P3)

Người dịch: Việt Xuân

TRUNG QUỐC TRÊN NHỮNG MẢNH ĐẤT HOANG TÀN CỦA HY LẠP

Athen. Tiền đến từ phương Đông, nhưng bây giờ không phải từ Nga mà từ Trung Quốc.

Quốc gia này đã mua và xé vụn châu Âu từng mảnh một. Chính vì vậy châu Âu không nên cả tin. Trung Quốc đã xử sự gần như một ông chủ thực dân mới ở châu Phi.

Những tiếng nói lo lắng giờ đây vang lên khắp châu Âu. Liệu ông chủ thực dân mới Trung Quốc đáng sợ kia có tới châu Âu không?

Wan Qian đang đi qua quảng trường Syntagma ở trung tâm Athen. Bên rìa quảng trường có một quán cà phê rất được yêu thích, nép mình bên tòa nhà nghị viện của Hy Lạp. Anh ta gọi 1 cốc cappuccino bằng một câu tiếng Anh rất lưu loát. Continue reading “Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P3)”

Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp không thể hòa giải?

Nguồn:Why Turkey and Greece cannot reconcile”, The Economist, 14/12/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hai nước không còn đối đầu nhau như trước đây, nhưng việc lập lại quan hệ hữu nghị thì dường như bất khả.

Tuần vừa qua, ông Recep Tayyip Erdogan đã thực hiện chuyến thăm đầu tiên bởi một tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tới Hy Lạp trong hơn sáu thập niên. Ông Erdogan đã đến thăm người đồng nhiệm phía Hy Lạp, tổng thống Prokopis Pavlopoulos; thủ tướng Alexis Tsipras; và các đại diện của cộng đồng Hồi giáo hùng mạnh gồm 130.000 người của quốc gia này tại Tây Thrace. Các thảo luận tập trung vào số lượng người di cư và tị nạn; một hiệp định đã tồn tại 94 năm xác định biên giới Thổ Nhĩ Kỳ; và tiến trình hòa bình bị đình trệ ở đảo Síp, vốn bị chia rẽ giữa chính quyền thân Hy Lạp ở phía nam được công nhận bởi quốc tế và Cộng hòa Síp ly khai thân Thổ Nhĩ kỳ ở phía bắc, chỉ được công nhận bởi Thổ Nhĩ Kỳ. Chuyến thăm đã mang lại hy vọng cho việc cải thiện quan hệ giữa hai nước láng giềng bị ngăn cách bởi biển Aegean, một đường biên giới đất liền dài 200 km, và một loạt những hiềm khích xưa cũ. Nhưng liệu đó có phải là một bước đột phá? Continue reading “Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp không thể hòa giải?”

Tại sao Macedonia vẫn được gọi là FYROM?

Nguồn:Why Macedonia still has a second name”, The Economist, 19/12/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Macedonia đã giành được độc lập hơn 25 năm trước. Thế nhưng tên gọi của nó vẫn chưa được quyết định.

Gần một phần tư thế kỷ qua, Macedonia, đất nước nằm ở cực nam của nước Nam Tư cũ, vẫn được Liên Hợp Quốc, EU và nhiều tổ chức khác gọi là FYROM, viết tắt của Former Yugoslav Republic of Macedonia (Cộng hòa Macedonia trực thuộc Nam Tư cũ). Đây là một phần của một vấn đề kỳ lạ đã làm rối loạn mối quan hệ của Macedonia với nước láng giềng Hy Lạp, kể từ khi đất nước này giành được độc lập vào năm 1991. Tuần trước, các cuộc đàm phán do Liên Hợp Quốc chủ trì về một thỏa thuận có thể giúp Macedonia nhận được lời mời gia nhập NATO và bắt đầu các cuộc đàm phán về việc gia nhập EU (cả hai vấn đề hiện đều đang bị chặn bởi Hy Lạp) đã được khởi động lại sau ba năm. Cả hai bên đều bày tỏ thiện chí. Radmila Sekerinska, Bộ trưởng Quốc phòng Macedonia, mô tả các cuộc đàm phán như là một “cơ hội lớn” để giải quyết vấn đề này. Continue reading “Tại sao Macedonia vẫn được gọi là FYROM?”

03/12/1944: Nội chiến nổ ra ở Athens

Nguồn: Civil war breaks out in Athens, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, một cuộc nội chiến đã nổ ra ở Athens khi du kích cộng sản chiến đấu với lực lượng dân chủ, nhằm giành quyền kiểm soát đất nước Hy Lạp khi ấy đã được giải phóng. Đức đã tới chiếm Hy Lạp để giải cứu người Ý sau khi họ thất bại trong cuộc xâm lăng Hy Lạp, đe dọa mở đường cho quân Đồng Minh vào chiếm đóng.

Khi quân Đức đến, đã có nhiều lực lượng kháng chiến Hy Lạp tham gia chiến đấu, nhưng nổi bật nhất là hai nhóm: thứ nhất là phong trào kháng chiến do cộng sản ủng hộ gọi là Mặt trận Giải phóng Quốc gia (National Liberation Front), và thứ hai là phong trào tự do, dân chủ được gọi là Quân đội Quốc gia Dân chủ Hy Lạp (Greek Democratic National Army). Continue reading “03/12/1944: Nội chiến nổ ra ở Athens”

28/10/1940: Ý xâm lược Hy Lạp

Nguồn: Italy invades Greece, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này vào năm 1940, quân đội của Mussolini, vốn đang chiếm Albania, đã tiếp tục xâm chiếm Hy Lạp trong một chiến dịch quân sự vô cùng thảm khốc cho lực lượng của Duce (nghĩa là “Lãnh đạo”, Biệt danh của Mussolini).

Mussolini đã làm mọi người ngạc nhiên với động thái chống lại Hy Lạp này; thậm chí cả đồng minh của ông, Adolf Hitler, cũng bị bất ngờ, đặc biệt là vì Duce đã khiến Hitler tin rằng ông ta không có ý định như vậy. Hitler tố cáo hành động xâm lược của Duce là một sai lầm chiến lược lớn. Theo Hitler, Mussolini nên tập trung vào Bắc Phi, tiếp tục tiến vào Ai Cập. Continue reading “28/10/1940: Ý xâm lược Hy Lạp”

01/06/1941: Đảo Crete rơi vào tay quân Đức

Nguồn: Crete falls to German forces, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, trong Thế chiến II, đảo Crete, pháo đài cuối cùng của phe Đồng Minh ở Hy Lạp, đã bị quân đội Đức chiếm lại. Cả hai bên đều phải chịu tổn thất nặng nề.

Cuối năm 1940, quân đội Hy Lạp, được Không quân Anh giúp sức, đã quyết liệt đẩy lùi cuộc xâm lăng của người Ý vào đất nước họ. Tháng 04/1941, những thắng lợi này biến thành thất bại khi lãnh đạo Đức Quốc Xã Adolf Hitler sử dụng quân đội Đế chế (Wehrmacht) bất khả chiến bại của mình để chống lại Hy Lạp. Quân Đức tiến vào Hy Lạp nhanh đến nỗi người Anh buộc phải hủy kế hoạch đưa quân tiếp viện tới nước này. Continue reading “01/06/1941: Đảo Crete rơi vào tay quân Đức”

06/04/1941: Đức xâm lược Nam Tư và Hy Lạp

Nguồn: Germany invades Yugoslavia and Greece, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, không quân Đức đã bắt đầu Chiến dịch Castigo – đánh bom Belgrade (Thủ đô Nam Tư) và cho 24 sư đoàn cùng 1.200 xe tăng tiến vào Hy Lạp.

Đợt tấn công vào Nam Tư đã diễn ra nhanh chóng và tàn bạo, một hành động khủng bố dẫn đến cái chết của 17.000 thường dân – đây là con số thương vong dân thường trong một ngày lớn nhất kể từ khi bắt đầu chiến tranh. Continue reading “06/04/1941: Đức xâm lược Nam Tư và Hy Lạp”

Liệu Síp có thể được tái thống nhất không?

Nguồn:Will Cyprus be reunified?“, The Economist, 15/01/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đảo Síp bắt đầu bị chia cắt từ sau cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1974, sau một cuộc đảo chính bắt nguồn từ Hy Lạp nhằm tiến đến thống nhất Síp với Hy Lạp (hay còn được biết đến là enosis). Kể từ đó Síp đã bị phân chia thành nước cộng hòa Síp của người Hy Lạp ở miền Nam, một quốc gia có tư cách thành viên đầy đủ của Liên Hợp Quốc (UN) và Liên minh châu Âu (EU); và một quốc gia tự xưng là Cộng hoà Bắc Síp của người Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ được công nhận bởi Thổ Nhĩ Kỳ. Continue reading “Liệu Síp có thể được tái thống nhất không?”

Vụ cướp ngân hàng lịch sử ở Hy Lạp

greece_bailout-692x360

Nguồn: Yanis Varoufakis, “The Great Greek Bank Robbery”, Project Syndicate, 15/12/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Kể từ năm 2008, những đợt giải cứu ngân hàng đã dẫn đến việc chuyển nhiều tổn thất của các cá nhân sang cho người trả thuế ở châu Âu và Mỹ. Đợt giải cứu ngân hàng Hy Lạp gần đây nhất là một cảnh báo về cách mà chính trị (trong trường hợp này là ở châu Âu) đã hướng tới việc tối đa hóa tổn thất của công chúng để mang lại những lợi ích đáng nghi vấn cho các cá nhân như thế nào.

Vào năm 2012, nhà nước Hy Lạp hết khả năng chi trả đã mượn 41 tỉ euro (45 tỉ đô la, tương đương 22% tổng thu nhập quốc gia ngày càng giảm dần của Hy Lạp) từ những người trả thuế châu Âu để tái cấp vốn cho những ngân hàng thương mại Hy Lạp không còn khả năng chi trả. Với một nền kinh tế bị kìm nén trong vòng vây của những khoản nợ không bền vững, và vòng xoáy nợ – giảm phát đi kèm với nó, khoản vay mới và những điều kiện thắt lưng buộc bụng đi kèm chính là những xiềng xích. Ít ra thì người Hy Lạp được hứa là gói cứu trợ này sẽ giúp đảm bảo an toàn cho các ngân hàng nước này từ đó trở đi. Continue reading “Vụ cướp ngân hàng lịch sử ở Hy Lạp”

Hy Lạp và ảo vọng về các chương trình tái cấu trúc

MAS_462176064_20150126072937

Nguồn: Dani Rodrik, “The Mirage of Structural Reform”, Project Syndicate, 08/10/2015.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mọi chương trình kinh tế áp đặt lên Hy Lạp bởi các chủ nợ của nước này kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra năm 2009 đều xoay quanh một sự tự phụ chính: rằng các cuộc tái cấu trúc, nếu được xây dựng táo bạo và thi hành đúng thời hạn, sẽ mang lại sự phục hồi kinh tế nhanh chóng. Ủy ban Châu Âu, Ngân hàng Trung ương Châu Âu, và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã dự đoán rằng việc thắt lưng buộc bụng về tài khóa sẽ gây thiệt hại về thu nhập và việc làm – dù họ đã đánh giá thấp hơn đáng kể mức độ thiệt hại mà nó gây ra. Tuy vậy họ lập luận rằng các cải cách theo hướng thị trường vốn bị trì hoãn từ lâu (và rất cần thiết) sẽ tạo ra tăng trưởng bù lại cho kinh tế Hy Lạp. Continue reading “Hy Lạp và ảo vọng về các chương trình tái cấu trúc”