22/02/1917: Mussolini bị thương do đạn súng cối

Nguồn: Mussolini wounded by mortar bomb, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trung sĩ Benito Mussolini, người sau này là lãnh tụ lực lượng Phát xít Ý, đã bị thương trong một vụ nổ súng cối bất ngờ, xảy ra ở Isonzo thuộc Mặt trận Ý trong Thế chiến I.

Sinh ra ở Predappio, Ý vào năm 1883, là con trai của một thợ rèn và một giáo viên, Mussolini là người đọc nhiều và trong phần lớn cuộc đời ông là người tự học. Ông từng làm giáo viên và nhà báo theo chủ nghĩa xã hội. Sau đó, ông bị bắt và bị bỏ tù vì đã dẫn đầu các cuộc biểu tình ở tỉnh Forli chống lại cuộc chiến của Ý ở Libya năm 1911 – 1912. Continue reading “22/02/1917: Mussolini bị thương do đạn súng cối”

21/2/1944: Tojo tự xưng là “Tổng Tư lệnh quân đội”

Nguồn: Tojo makes himself “military czar”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, quyền lực của Thủ tướng Nhật Bản Hideki Tojo ngày một nhiều thêm khi ông giữ vai trò Tổng Tư lệnh, một vị trí cho phép ông trực tiếp kiểm soát quân đội Nhật Bản.

Sau khi tốt nghiệp Học viện Quân sự Hoàng gia và Trường huấn luyện Sĩ quan Quân đội, Tojo được gửi tới Berlin làm tùy viên quân sự của Nhật sau Thế chiến I. Nổi danh về sự khắc nghiệt và tính kỷ luật, Tojo được bổ nhiệm làm chỉ huy Trung đoàn I Bộ binh khi trở về Nhật Bản. Năm 1937, ông được bổ nhiệm làm chỉ huy trưởng Đạo quân Quan Đông ở Mãn Châu, Trung Quốc. Khi về nước, Tojo đảm nhiệm chức Thứ trưởng Bộ Chiến tranh và nhanh chóng đi đầu trong việc giúp quân đội tăng cường kiểm soát chính sách đối ngoại, ủng hộ việc ký Hiệp ước Ba bên năm 1940 với Đức và Ý, từ đó đưa Nhật trở thành một cường quốc phe Trục. Continue reading “21/2/1944: Tojo tự xưng là “Tổng Tư lệnh quân đội””

11/02/1945: Hội nghị Yalta kết thúc

Nguồn: Yalta Conference ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, một tuần đàm phán căng thẳng giữa các nhà lãnh đạo của ba cường quốc Đồng minh chủ chốt đã kết thúc tại Yalta, một thị trấn du lịch của Liên Xô trên Biển Đen. Đây là hội nghị thứ hai của các nhà lãnh đạo “Tam Cường” – Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt, Thủ tướng Anh Winston Churchill, và Thủ tướng Liên Xô Joseph Stalin – và cuộc chiến đã có những tiến triển mạnh mẽ kể từ lần họp cuối cùng của họ, diễn ra tại Tehran vào cuối năm 1943. Continue reading “11/02/1945: Hội nghị Yalta kết thúc”

10/02/1942: Nhật Bản tấn công Midway

Nguồn: Japanese sub bombards Midway, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, một tàu ngầm của Nhật đã bắt đầu một cuộc tấn công dữ dội lên Midway, một đảo san hô được sử dụng làm căn cứ cho Hải quân Mỹ. Đó là lần thứ tư các tàu Nhật Bản tấn công vào đảo này kể từ ngày 07/12.

Việc chiếm giữ Midway là một phần quan trọng trong chiến lược rộng lớn hơn của Nhật Bản nhằm tạo ra tuyến phòng thủ kéo dài từ Quần đảo Aleutian ở phía bắc, đến các quần đảo Midway, Wake, Marshall và Gilbert ở phía nam, sau đó rẽ sang phía tây đến Tây Ấn Hà Lan (Indonesia). Chiếm được Midway cũng có nghĩa là tước khỏi tay nước Mỹ một căn cứ tàu ngầm, đồng thời tạo ra bệ phóng hoàn hảo cho một cuộc tấn công toàn diện lên Hawaii. Continue reading “10/02/1942: Nhật Bản tấn công Midway”

27/01/1943: Reagan tham gia làm phim cho quân đội Mỹ

Nguồn: Reagan serves in film unit, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Tổng thống tương lai Ronald Reagan, một trung úy thuộc Không Quân Quân đội Hoa Kỳ trong Thế chiến II, đã nhận nhiệm vụ làm việc tại Đơn vị Sản xuất Phim số 1 (First Motion Picture Unit).

Thực ra, Reagan là một sĩ quan quan hệ công chúng. Tuy nhiên, một năm trước đó, Warner Brothers Studios và Không lực Mỹ đã chọn ông tham gia một bộ phim có tên Air Force. Nhằm tạo điều kiện cho việc quay phim, Reagan được thuyên chuyển từ đơn vị không kỵ binh sang đơn vị sản xuất phim vào đầu tháng 01/1943. Continue reading “27/01/1943: Reagan tham gia làm phim cho quân đội Mỹ”

20/01/1942: Hội nghị Wannsee được tổ chức

Nguồn: The Wannsee Conference, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, các quan chức Đức Quốc xã đã nhóm họp để thảo luận chi tiết về “Giải pháp sau cùng cho Vấn đề người Do Thái”.

Tháng 07/1941, theo chỉ thị của Hitler, Herman Goering đã ra lệnh cho Reinhard Heydrich, Tổng tư lệnh SS và cánh tay phải của Heinrich Himmler, “càng sớm càng tốt, lập ra kế hoạch chung về các biện pháp hành chính, vật chất và tài chính cần thiết để đạt được giải đáp sau cùng cho vấn đề người Do Thái.” Continue reading “20/01/1942: Hội nghị Wannsee được tổ chức”

19/01/1977: Ford ân xá cho Tokyo Rose

Nguồn: Ford pardons Tokyo Rose, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1977, Tổng thống Gerald R. Ford đã ân xá cho Tokyo Rose. Mặc dù biệt hiệu này ban đầu được dùng để chỉ một nhóm nữ phát thanh viên Nhật Bản trong chương trình tuyên truyền của phe Trục nhắm vào binh lính Đồng minh trong Thế chiến II, nhưng cuối cùng tên gọi này đã gắn liền với một phụ nữ người Mỹ gốc Nhật Bản tên là Iva Toguri. Theo lệnh của chính phủ Nhật Bản, Toguri và các phụ nữ khác đã phát sóng các bài hát Mỹ ủy mị và các tuyên bố giả mạo về tổn thất của quân Mỹ – một nỗ lực vô ích để tiêu diệt tinh thần của quân đội Đồng minh. Continue reading “19/01/1977: Ford ân xá cho Tokyo Rose”

17/01/1961: Eisenhower cảnh báo về ‘tổ hợp công nghiệp-quân sự’

Nguồn: Eisenhower warns of the “military-industrial complex”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, trong diễn văn từ biệt của mình, Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã cảnh báo người dân Mỹ nên để mắt đến cái mà ông gọi là “tổ hợp công nghiệp – quân sự” (military-industrial complex) vốn phát triển trong những năm hậu Thế chiến II.

Là một người bảo thủ về mặt ngân sách, Eisenhower đã quan ngại về quy mô và chi phí ngày càng gia tăng của ngành quốc phòng Mỹ kể từ khi ông trở thành Tổng thống năm 1953. Trong bài diễn văn cuối cùng của mình, ông bày tỏ quan ngại đó bằng những từ ngữ thẳng thắn, thậm chí đã gây sốc cho một số thính giả. Continue reading “17/01/1961: Eisenhower cảnh báo về ‘tổ hợp công nghiệp-quân sự’”

16/01/1945: Hitler rời xuống boong ke

Nguồn: Hitler descends into his bunker, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Adolf Hitler đã xuống boong ke dưới lòng đất của mình và sống 105 ngày ở đó trước khi tự tử.

Hitler xuống boong ke sau khi quyết định ở lại Berlin trong đợt bao vây cuối cùng của cuộc chiến. Nằm sâu 16m dưới Văn phòng Thủ tướng, nơi trú ẩn này gồm 18 phòng nhỏ và hoàn toàn tự cung tự cấp, với nguồn nước và điện riêng. Hitler rất ít khi ra khỏi nơi này (chỉ một lần để trao huân chương cho một phi đội của Đoàn Thanh niên Hitler) và dành hầu hết thời gian để quản lý sát sao những gì còn lại của hệ thống phòng thủ Đức và động viên các tướng lĩnh Đức Quốc xã như Hermann Goering, Heinrich Himmler, và Joachim von Ribbentrop. Luôn luôn ở bên cạnh ông trong thời gian này là người tình Eva Braun, và con chó giống Alsatian, tên là Blondi. Continue reading “16/01/1945: Hitler rời xuống boong ke”

05/01/1945: Liên Xô công nhận Chính phủ lâm thời Ba Lan

Nguồn: Soviets recognize pro-Soviet Polish Provisional Government, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, ngay trước một cuộc tấn công lớn vào Ba Lan, Liên Xô quyết định công nhận Ủy ban Lublin thân Liên Xô là Chính phủ lâm thời của Ba Lan, thay cho chính phủ lưu vong tạm thời đang ở London.

Ngày 01/09/1939, quân Đức đã xâm chiếm Ba Lan. Mười sáu ngày sau, Liên Xô cũng tiến vào Ba Lan từ phía đông. Trong giai đoạn hỗn loạn này, Tướng Wladyslaw Sikorski trở thành lãnh đạo của một chính phủ Ba Lan lưu vong ở London. Ông đã gầy dựng và duy trì quan hệ tốt đẹp với quân Đồng Minh cho đến tháng 04/1943, khi lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin cắt đứt quan hệ ngoại giao giữa Ba Lan và Liên Xô sau khi Sikorski yêu cầu Hội Chữ Thập Đỏ điều tra vụ giết hại các sĩ quan Ba Lan tại khu rừng Katyn ở miền đông Ba Lan vào năm 1942. Continue reading “05/01/1945: Liên Xô công nhận Chính phủ lâm thời Ba Lan”

Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P5)

Nguồn: Stephen Kotkin, “When Stalin Faced Hitler – Who Fooled Whom?”, Foreign Affairs,19/09/2017.

Biên dịch: Nguyễn Hữu Toàn | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Phần I;  Phần IIPhần III; Phần IV

Stalin: Ảo tưởng sức mạnh

Chế độ của Stalin lặp lại một khuôn mẫu đã được in sâu xuyên suốt trong lịch sử của nước Nga: Giới cầm quyền Nga thường phát động những công cuộc hiện đại hóa ép buộc để vượt qua hoặc ít nhất là giải quyết được tình trạng chậm phát triển của một đất nước tự xem mình là cường quốc với một sứ mệnh đặc biệt nhưng thực chất đang bị tụt hậu quá xa so với các cường quốc khác. Nỗ lực cấp bách phải chấn hưng đất nước, một lần nữa, sản sinh ra một nền độc tài cá nhân. Chế độ của Stalin định hình tư tưởng công chúng và cả bản sắc cá nhân, và chính Stalin cũng đã cá nhân hóa những khát vọng và ước mơ về một xã hội xã hội chủ nghĩa hiện đại cũng như một nhà nước Xô-viết hùng mạnh. Chỉ với những bức điện và những cuộc gọi ngắn gọn, ông có thể thúc đẩy cả bộ máy cồng kềnh của Đảng-nhà nước Xô-viết vào các chương trình hành động với những thông điệp mang tính kỉ luật và đe dọa, cũng như làm kích động những công chức trẻ tuổi có cảm tình gần gũi với ông hay hàng triệu người khác chưa từng gặp mặt ông phải vào guồng. Continue reading “Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P5)”

23/12/1948: Cựu Thủ tướng Nhật Hideki Tojo bị treo cổ

Nguồn: Japanese war criminals hanged in Tokyo, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1948, tại Tokyo, Nhật Bản, Hideki Tojo, cựu Thủ tướng Nhật và chỉ huy trưởng Quân đội Quan Đông, đã bị xử tử cùng với sáu nhà lãnh đạo hàng đầu khác của Nhật vì tội ác chiến tranh của họ trong Thế chiến II. Bảy trong số các bị cáo cũng bị tuyên phạm các tội ác chống nhân loại, đặc biệt là liên quan đến nạn diệt chủng có hệ thống của họ đối với nhân dân Trung Quốc. Continue reading “23/12/1948: Cựu Thủ tướng Nhật Hideki Tojo bị treo cổ”

18/12/1941: Nhật xâm chiếm Hồng Kông

Nguồn: Japan invades Hong Kong, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, quân Nhật đã đổ bộ vào Hồng Kông và tiến hành một cuộc thảm sát. Một cuộc không kích Hồng Kông, thuộc địa của Anh, đã diễn ra suốt một tuần từ ngày 17/12. Cùng lúc các sứ giả Nhật đã đến gặp Sir Mark Young, Thống đốc người Anh tại Hồng Kông. Thông điệp của các sứ giả rất đơn giản: Quân Anh chỉ đơn giản là phải đầu hàng – mọi phản kháng đều vô ích. Các sứ giả này đã bị đuổi về cùng lời phản đối: “Thống đốc và Tổng Tư lệnh Hồng Kông tuyệt đối từ chối tham gia đàm phán việc Hồng Kông đầu hàng …” Continue reading “18/12/1941: Nhật xâm chiếm Hồng Kông”

16/12/1950: Truman ban bố tình trạng khẩn cấp

Nguồn: Truman declares state of emergency, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, sau khi Trung Quốc can thiệp vào Chiến tranh Triều Tiên, Tổng thống Harry S. Truman đã cho ban bố tình trạng khẩn cấp. Tuyên bố rằng “Chủ nghĩa đế quốc Cộng sản” đang đe dọa người dân toàn thế giới, Truman kêu gọi người Mỹ cùng nhau xây dựng một “pháo đài của tự do” (arsenal of freedom).

Tháng 11, nguy cơ Chiến tranh Triều Tiên đã leo thang đáng kể với sự can thiệp của hàng trăm ngàn quân Trung Quốc cộng sản. Trước khi đội quân này xuất hiện trên chiến trường, lực lượng của Mỹ dường như đã đến rất gần chiến thắng tại bán đảo Triều Tiên. Continue reading “16/12/1950: Truman ban bố tình trạng khẩn cấp”

11/12/1936: Edward VIII thoái vị

Nguồn: Edward VIII abdicates, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1936, sau chưa đầy một năm lên ngôi, Edward VIII trở thành vị vua đầu tiên của Anh tự nguyện từ bỏ ngôi vị. Ông đã lựa chọn thoái vị sau khi chính phủ Anh, công chúng và Giáo hội Anh giáo lên án quyết định kết hôn của ông với một phụ nữ Mỹ đã ly hôn tên là Wallis Warfield Simpson.

Tối ngày 11/12, ông đã có một bài phát biểu trên sóng radio giải thích rằng, “Tôi cảm thấy mình không thể gánh vác được gánh nặng trách nhiệm và thực hiện các nghĩa vụ của một nhà vua, như tôi mong muốn, mà không có sự trợ giúp và ủng hộ của người phụ nữ mà tôi yêu.” Sang ngày 12/12, em trai của ông, Công tước xứ York, lên ngôi và trở thành Vua George VI. Continue reading “11/12/1936: Edward VIII thoái vị”

10/12/1941: Nhật thống trị Thái Bình Dương và Biển Đông

Nguồn: Japan becomes master of the Pacific and South China Sea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, 4.000 quân Nhật đã đổ bộ lên Quần đảo Philippines, trong khi máy bay Nhật đánh chìm các tàu chiến Anh là Prince of Wales Repulse. Guam, vùng lãnh thổ do Mỹ kiểm soát, cũng bị chiếm đóng. Thủ tướng Anh Winston Churchill cuối cùng phải lên tiếng: “Chúng ta đã mất quyền kiểm soát biển.”

Cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng chỉ là một bước trong một kế hoạch lớn hơn để thống trị Thái Bình Dương, trong đó bao gồm việc đánh bại sự kháng cự về hải quân đầu tiên là của Mỹ và sau đó là của Anh. Đợt ném bom của Nhật lên đảo Guam, đảo Midway và đảo Wake diễn ra theo sau vụ tấn công vào hạm đội Mỹ tại Trân Châu Cảng. Các sân bay của Mỹ tại các nơi này đã bị phá hủy, cũng như các sân bay Clark và Iba ở Philippines, phá hủy hơn một nửa số máy bay của Mỹ dành cho vùng Viễn Đông. Continue reading “10/12/1941: Nhật thống trị Thái Bình Dương và Biển Đông”

03/12/1944: Nội chiến nổ ra ở Athens

Nguồn: Civil war breaks out in Athens, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, một cuộc nội chiến đã nổ ra ở Athens khi du kích cộng sản chiến đấu với lực lượng dân chủ, nhằm giành quyền kiểm soát đất nước Hy Lạp khi ấy đã được giải phóng. Đức đã tới chiếm Hy Lạp để giải cứu người Ý sau khi họ thất bại trong cuộc xâm lăng Hy Lạp, đe dọa mở đường cho quân Đồng Minh vào chiếm đóng.

Khi quân Đức đến, đã có nhiều lực lượng kháng chiến Hy Lạp tham gia chiến đấu, nhưng nổi bật nhất là hai nhóm: thứ nhất là phong trào kháng chiến do cộng sản ủng hộ gọi là Mặt trận Giải phóng Quốc gia (National Liberation Front), và thứ hai là phong trào tự do, dân chủ được gọi là Quân đội Quốc gia Dân chủ Hy Lạp (Greek Democratic National Army). Continue reading “03/12/1944: Nội chiến nổ ra ở Athens”

Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P1)

 

Nguồn: Stephen Kotkin, “When Stalin Faced Hitler – Who Fooled Whom?”, Foreign Affairs, 19/09/2017.

Biên Dịch: Nguyễn Hữu Toàn | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cho tới trước năm 40 tuổi, Joseph Stalin đạt rất ít thành tựu. Ông sinh năm 1878 trong một gia đình nghèo ở Gori, Gruzia, nơi sau này trở thành một phần của đế chế Nga. Cha ông là một người thợ sửa giày và mẹ là thợ giặt và may vá. Thời thơ ấu của Stalin tính cả những lúc đau ốm và bất hạnh có thể xem là khá yên ấm. Kết quả học tập của ông được nhiều điểm tốt, và ở tuổi thiếu niên, nhiều bài thơ của ông đã được xuất bản trên các tạp chí uy tín ở Gruzia (một độc giả sau này hồi tưởng lại, “cho đến tận bây giờ những vần thơ đẹp đẽ, êm đềm này vẫn còn vang vọng trong tai tôi”.) Nhưng ông đã không tham gia kì thi cuối cấp tại trường dòng Tiflis và không thể tốt nghiệp. Thay vì trở thành mục sư, ông đã tham gia vào lực lượng cách mạng ngầm để chống lại sự áp bức của chế độ Nga Hoàng, sau đó ông trải qua 20 năm tiếp theo tổ chức cách mạng, ẩn nấp, ngồi tù và bị đày sang Siberia. Continue reading “Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P1)”

24/11/1944: Mỹ mở đợt không kích B-29 vào Tokyo

Nguồn: U.S. B-29s raid Tokyo, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, 111 máy bay ném bom B-29 Superfortress của Mỹ đã tấn công Tokyo. Đây là đợt không kích đầu tiên kể từ cuộc đột kích của Đại Úy Jimmy Doolittle vào năm 1942. Mục tiêu của chiếc dịch này là nhà máy sản xuất máy bay Nakajima (Nakajima Aircraft Works).

Mùa thu năm 1944 đã chứng kiến một đợt đánh bom chiến lược kéo dài lên Nhật Bản. Nó bắt đầu với một chuyến bay trinh sát tới Tokyo bởi chiếc Tokyo Rose, một máy bay ném bom B-29 Superfortress lái bởi Đại úy Ralph D. Steakley, người đã chụp hơn 700 bức ảnh khu vực bị đánh bom trong vòng 35 phút. Sau đó, bắt đầu vào tuần đầu tiên của tháng 11, Mỹ đã tiến hành hàng loạt các cuộc đột kích B-29, thả hàng trăm tấn chất nổ lên Iwo Jima nhằm khiến cho các máy bay chiến đấu của Nhật Bản tại đây không thể cất cánh và trở nên vô dụng trong việc phản công. Sau đó, họ bay đến Tokyo. Continue reading “24/11/1944: Mỹ mở đợt không kích B-29 vào Tokyo”

11/11/1885: George Patton ra đời

Nguồn: George Patton born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1885, George Smith Patton, một trong những vị tướng vĩ đại nhất của Thế chiến II, đã được sinh ra ở San Gabriel, California.

Patton sinh trưởng trong một gia đình có lịch sử lâu đời phục vụ trong quân đội. Sau khi theo học tại trường West Point, ông trở thành một sĩ quan xe tăng trong Thế chiến I. Trải nghiệm chiến tranh này, cùng với kiến thức quân sự sâu rộng của ông, đã khiến Patton trở thành người ủng hộ tầm quan trọng đặc biệt của xe tăng trong những trận chiến tương lai. Sau khi người Mỹ tham gia Thế chiến II, Patton được giao nhiệm vụ chỉ huy một trung đội xe tăng Mỹ quan trọng và đóng vai trò then chốt trong chiến dịch đổ bộ xâm lược Bắc Phi của phe Đồng Minh vào năm 1942. Năm 1943, Patton dẫn đầu Tập đoàn quân Thứ bảy của Mỹ trong cuộc tấn công vào Sicily và trở nên nổi tiếng vì đã dám vượt quyền Montgomery trong Cuộc Đua tới Messina (Race to Messina). Continue reading “11/11/1885: George Patton ra đời”