25/03/1968: Johnson gặp lại nhóm tư vấn cao cấp

Nguồn: Johnson meets with the “Wise Men”, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1968, sau khi được Bộ trưởng Quốc phòng Clark Clifford cho biết rằng Chiến tranh Việt Nam là một “thất bại đích thực”, Tổng thống Johnson, vốn vẫn chưa chắc chắn về kế hoạch hành động của mình, đã quyết định triệu tập một hội đồng bao gồm gồm chín cố vấn tổng thống đã nghỉ hưu. Nhóm này được biết đến với tên gọi Các Nhà Lão Thành (“Wise Men”), trong đó có các vị tướng đáng kính như Omar Bradley và Matthew Ridgway, những nhân vật nổi tiếng của Bộ Ngoại giao như Dean Acheson và George Ball, và McGeorge Bundy, cố vấn An ninh Quốc gia cho cả chính quyền Kennedy và Johnson. Continue reading “25/03/1968: Johnson gặp lại nhóm tư vấn cao cấp”

24/03/1603: Nữ hoàng Elizabeth I qua đời

Nguồn: Queen Elizabeth I dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1603, sau 44 năm trị vì, Nữ hoàng Elizabeth I của Anh đã qua đời và Vua James VI của Scotland lên ngôi, thống nhất nước Anh và Scotland dưới một vị vua duy nhất.

Là con gái của Vua Henry VIII và Anne Boleyn, Elizabeth đã kế vị ngai vàng vào năm 1559 sau cái chết của chị gái cùng cha khác mẹ là Nữ hoàng Mary. Hai cô con gái cùng cha khác mẹ của Henry VIII đã có một mối quan hệ đầy sóng gió trong triều đại kéo dài 05 năm của Mary. Continue reading “24/03/1603: Nữ hoàng Elizabeth I qua đời”

23/03/1944: Đức tàn sát dân thường Ý

Nguồn: Germans slaughter Italian civilians, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, quân Đức xâm lược đã bắn chết hơn 300 dân thường Ý –  hành động trả thù cho cuộc tấn công của Ý vào một đơn vị SS.

Kể từ khi Ý đầu hàng phe Đồng minh vào mùa hè năm 1943, Đức đã chiếm các vùng rộng lớn trên bán đảo này để ngăn chặn quân Đồng minh sử dụng Ý làm căn cứ phát động các chiến dịch chống lại các thành trì của Đức ở những nơi khác, như bán đảo Balkan. Việc chiếm đóng Ý cũng sẽ trao cho quân Đồng minh những căn cứ không quân của Ý, đe dọa thêm sức mạnh không quân của Đức. Continue reading “23/03/1944: Đức tàn sát dân thường Ý”

22/03/1765: Anh áp Đạo luật Tem thuế lên các thuộc địa Mỹ

Nguồn: Stamp Act imposed on American colonies, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1765, trong một nỗ lực nhằm thu ngân sách để trả nợ và bảo vệ các lãnh thổ rộng lớn tại Mỹ mới giành được từ tay Pháp trong Chiến tranh Bảy năm (1756-1763), chính phủ Anh đã thông qua Đạo luật Tem thuế (Stamp Act). Đạo luật này đã đánh thuế thuế trực tiếp trên tất cả các loại tài liệu được in cho mục đích thương mại và pháp lý tại các thuộc địa, từ báo và tờ rơi cho đến thẻ bài và xúc xắc. Continue reading “22/03/1765: Anh áp Đạo luật Tem thuế lên các thuộc địa Mỹ”

21/03/1967: Bắc Việt từ chối đề nghị của Johnson

Nguồn: North Vietnam rejects Johnson overture, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, các cơ quan báo chí Bắc Việt đưa tin rằng một sự trao đổi thư tín đã diễn ra vào tháng 02 giữa Tổng thống Lyndon B. Johnson và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài báo nói rằng Hồ Chí Minh đã từ chối một đề xuất của Johnson về việc đàm phán trực tiếp giữa Mỹ và Bắc Việt nhằm chấm dứt chiến tranh. Phía Bắc Việt yêu cầu Mỹ dừng “hoạt động tấn công ném bom của họ và tất cả các hành động chiến tranh khác chống lại Bắc Việt một cách dứt khoát và vô điều kiện.” Continue reading “21/03/1967: Bắc Việt từ chối đề nghị của Johnson”

20/03/1968: Tướng Mỹ bình luận về chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Retired Marine Commandant comments on conduct of war, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1968, Cựu Tư lệnh Quân đoàn Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đã nghỉ hưu, Tướng David Shoup, ước tính rằng sẽ cần tới 800.000 lính chỉ để bảo vệ các trung tâm dân cư tại Nam Việt Nam. Ông tuyên bố thêm rằng Hoa Kỳ chỉ có thể đạt được chiến thắng quân sự bằng cách xâm lược miền Bắc, nhưng cho rằng một chiến dịch như vậy sẽ không đáng với cái giá phải trả. Continue reading “20/03/1968: Tướng Mỹ bình luận về chiến tranh Việt Nam”

19/03/1966: Hàn Quốc gửi thêm quân đến Việt Nam

Nguồn: Seoul agrees to send additional troops, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, Quốc hội Hàn Quốc đã bỏ phiếu quyết định gửi thêm 20.000 quân đến Việt Nam để gia nhập lực lượng 21.000 lính Hàn Quốc đang phục vụ trong vùng chiến sự ở đó. Binh lính Hàn Quốc là một phần của Lực lượng Quân sự Thế giới Tự do (Free World Military Forces), một nỗ lực của Tổng thống Lyndon B. Johnson nhằm lôi kéo các nước khác trở thành đồng minh của Mỹ và Nam Việt Nam. Bằng cách giành được sự hỗ trợ từ các quốc gia khác, Johnson hy vọng sẽ xây dựng được sự đồng thuận quốc tế đằng sau các chính sách của mình tại Việt Nam. Nỗ lực này còn được gọi là chương trình “nhiều lá cờ”. Continue reading “19/03/1966: Hàn Quốc gửi thêm quân đến Việt Nam”

18/03/1942: Cơ quan Tái định cư Thời chiến thành lập tại Mỹ

Nguồn: War Relocation Authority is established in United StatesHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1942, Cơ quan Tái định cư Thời chiến được thành lập để “Bắt giam tất cả những người gốc Nhật, bao vây họ bằng quân đội, ngăn họ mua đất đai, và đưa họ trở về quê hương khi chiến tranh kết thúc.”

Sự tức giận và sợ hãi của người Mỹ gốc Nhật bắt đầu ở Hawaii ngay sau vụ tấn công Trân Châu Cảng; mọi người gốc Nhật, già trẻ, giàu nghèo, tất cả đều bị nghi ngờ là gián điệp. Sự nghi ngờ này nhanh chóng bùng phát ở đại lục Hoa Kỳ; khi vào ngày 19/02/1942, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã ra lệnh rằng các công dân Đức, Ý và Nhật Bản – cũng như người Mỹ gốc Nhật – bị cấm không được tới một số khu vực nhất định được coi là nhạy cảm về mặt quân sự. Continue reading “18/03/1942: Cơ quan Tái định cư Thời chiến thành lập tại Mỹ”

17/03/1917: Biến động trong chính phủ Pháp

Nguồn: Shakeup in French government, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, giữa lúc phe Đồng minh Hiệp ước lên kế hoạch cho một cuộc tấn công lớn vào mùa xuân ở Mặt trận phía Tây, chính phủ Pháp đã phải trải qua một loạt khủng hoảng, bao gồm cả việc Thủ tướng Aristide Briand bị bắt buộc phải từ chức.

Kinh hoàng trước các sự kiện tàn khốc tại VerdunSomme năm 1916, Nghị viện Pháp (French Chamber of Deputies) đã bí mật nhóm họp để lên án sự lãnh đạo của chỉ huy quân sự cấp cao của Pháp, Joseph Joffre, và quyết định sa thải ông này. Thủ tướng Briand giám sát quá trình thay thế Joffre bằng Robert Nivelle, người tin rằng một cuộc tấn công mạnh mẽ dọc theo sông Aisne ở miền trung nước Pháp là chìa khóa cho một bước đột phá cực kỳ cần thiết ở Mặt trận phía Tây. Dựa trên các chiến thuật mà ông đã sử dụng trước đó trong các cuộc phản công thành công tại Verdun, Nivelle tin rằng mình sẽ đạt được bước đột phá này trong vòng hai ngày; sau đó, như ông tuyên bố, đường được mở ra để đi đến nơi mà người ta muốn, đến bờ biển nước Bỉ hoặc đến thủ đô, trên sông Meuse hoặc trên sông Rhine. Continue reading “17/03/1917: Biến động trong chính phủ Pháp”

16/03/1916: Đô đốc Alfred von Tirpitz từ chức

Nguồn: German Admiral Alfred von Tirpitz resigns, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, Đô đốc Alfred von Tirpitz, kiến trúc sư trưởng xây dựng hải quân Đức trong những năm trước Thế chiến I và người đứng sau chiến lược hải quân hiếu chiến mà Đức theo đuổi trong hai năm đầu chiến tranh, đã nộp đơn từ chức cho Hoàng đế Wilhelm II. Trước sự ngạc nhiên của Tirpitz, Hoàng đế đã chấp thuận lá đơn.

Tirpitz bắt đầu mối quan hệ thân thiết với Hoàng đế Wilhelm II vào năm 1897, khi ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Hải quân Hoàng gia. Một năm sau, Tirpitz giới thiệu Đạo luật Hạm đội I (First Fleet Act), đánh dấu bước khởi đầu của một cuộc cải tổ và xây dựng quan trọng đối với hải quân Đức. Đạo luật Hạm đội II (Second Fleet Act) ra đời năm 1900 còn chứa đựng nhiều tham vọng hơn nữa, đặt ra thời hạn 17 năm để xây dựng một hạm đội gồm 2 soái hạm, 36 chiến hạm, 11 tàu tuần dương lớn và 34 tàu tuần dương nhỏ – một hạm đội sẽ thách thức cả Hải quân Hoàng gia Anh. Continue reading “16/03/1916: Đô đốc Alfred von Tirpitz từ chức”

15/03/1820: Maine gia nhập Liên bang Hoa Kỳ

Nguồn: Maine enters the UnionHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1820, theo Thỏa hiệp Missouri giữa miền Bắc và miền Nam, Maine được kết nạp vào Liên bang Hoa Kỳ với tư cách là tiểu bang thứ 23. Được quản lý như một tỉnh của Massachusetts từ năm 1647, việc Maine gia nhập như một tiểu bang tự do (cấm chế độ nô lệ) đã được các thượng nghị sĩ miền Nam đồng ý để đổi lấy việc Missouri gia nhập như là một tiểu bang duy trì chế độ nô lệ. Continue reading “15/03/1820: Maine gia nhập Liên bang Hoa Kỳ”

14/03/1943: Đức tái chiếm Kharkov

Nguồn: Germans recapture Kharkov, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, người Đức đã tái chiếm Kharkov, thành phố lớn thứ hai ở Ukraine, nơi nhiều lần bị hai bên chiếm đóng trong trận chiến giữa lực lượng của Liên Xô và Đức.

Kharkov là mục tiêu quan trọng của người Đức khi xâm chiếm Liên Xô vào tháng 02/1941, vì thành phố này là một trung tâm công nghiệp và đường sắt, với nhiều mỏ than và sắt gần đó. Một trong số các cơ sở công nghiệp quan trọng nhất cho nhu cầu chiến tranh của Stalin là Nhà máy Xe tăng Kharkov (Kharkov Tanks Works) mà ông cho dời khỏi Kharkov vào tháng 12/1941 và chuyển lên dãy núi Ural. Stalin nóng lòng bảo vệ Kharkov đến nỗi ông ra lệnh quân đội “không được phép rút lui”, điều này đã gây ra thương vong lớn cho Hồng Quân. Continue reading “14/03/1943: Đức tái chiếm Kharkov”

13/03/1975: Ban Mê Thuột thất thủ

Nguồn: Ban Me Thuot fallsHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1975, Ban Mê Thuột, thủ phủ của tỉnh Đắk Lắk ở Tây Nguyên, rơi vào tay quân đội Bắc Việt.

Cuối tháng 01 năm 1975, chỉ hai năm sau khi lệnh ngừng bắn được thực hiện theo Hiệp định Hòa bình Paris, Bắc Việt đã phát động Chiến dịch 275. Mục tiêu của chiến dịch này là giành lấy Ban Mê Thuột ở Tây Nguyên. Trận chiến bắt đầu vào ngày 04 tháng 03 và Bắc Việt đã nhanh chóng bao vây thành phố với năm sư đoàn chính, cắt đứt nó khỏi sự hỗ trợ từ bên ngoài. Continue reading “13/03/1975: Ban Mê Thuột thất thủ”

12/03/1917: Quân đội Nga ủng hộ Cách mạng tháng Hai

Nguồn: Russian army lends support to rebels in February Revolution, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, sau khi được triệu tập để dập tắt các cuộc biểu tình của công nhân trên đường phố Petrograd (nay là St. Petersburg), hàng loạt các trung đoàn đồn trú tại thành phố đã quyết định đào ngũ để tham gia phe nổi dậy, buộc chính quyền phong kiến phải tan rã và dẫn đến chiến thắng của Cách mạng Tháng Hai ở Nga.

Nguyên nhân trực tiếp nhất của sự bất bình trong nhân dân Nga là kết quả tồi tệ của việc nước này tham gia Thế chiến I. Dù thành công trong những năm đầu tiên của cuộc chiến chống lại Áo-Hung, quân đội Sa hoàng đã phải chịu nhiều thất bại dưới tay quân đội Đức ở Mặt trận phía Đông. Kết hợp với nền kinh tế lạc hậu của Nga, sự đàn áp của chính phủ, và đa phần dân số là nông dân cực kỳ đói khát và thất vọng, thất bại trên chiến trường đã đẩy đất nước vào cuộc cách mạng toàn diện năm 1917. Continue reading “12/03/1917: Quân đội Nga ủng hộ Cách mạng tháng Hai”

11/03/1990: Litva tuyên bố độc lập

Nguồn: Lithuania proclaims its independenceHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1990, Litva (Lithuania) tuyên bố độc lập khỏi Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (hay Liên Xô), trở thành nước cộng hòa Xô viết đầu tiên làm điều này. Chính phủ Liên Xô đã đáp trả bằng cách áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ và phong tỏa kinh tế, và sau đó gửi quân đội tới nước cộng hòa Baltic này.

Người Litva đã sống dọc theo sông Nemen và biển Baltic trong khoảng 3.000 năm, và trong thời trung cổ, Litva là một trong những quốc gia lớn nhất ở châu Âu, trải dài từ nước Nga châu Âu ngày nay cho đến tận Biển Đen. Vào cuối thế kỷ 14, Litva đã hợp nhất với Ba Lan để thành lập một khối thịnh vượng chung, và cùng với sự phân chia lần thứ ba của Ba Lan vào năm 1795, Litva đã bị sáp nhập vào Nga. Continue reading “11/03/1990: Litva tuyên bố độc lập”

10/03/1940: Sumner Welles đưa ra ‘đề nghị hòa bình’

Nguồn: Sumner Welles makes a “peace proposal”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Sumner Welles, sau cuộc gặp với Adolf Hitler tại Berlin, đã đến London để thảo luận về một đề nghị hòa bình với Thủ tướng Anh Neville Chamberlain nhằm ngăn chặn chiến tranh mở rộng trên toàn châu Âu.

Sumner Welles, một nhà ngoại giao và chuyên gia về Mỹ Latinh, đã dành giai đoạn đầu sự nghiệp của mình để thúc đẩy chính sách đối ngoại “Láng giềng Tốt” (Good Neighbor) của Mỹ trên cương vị tùy viên Đại sứ quán Mỹ tại Buenos Aires, Vụ trưởng Vụ Mỹ Latinh của Bộ Ngoại giao Mỹ, và đại sứ Mỹ tại Cộng hòa Dominica. Năm 1933, Tổng thống Franklin D. Roosevelt bổ nhiệm ông làm Trợ lý Ngoại trưởng và gửi ông đến Cuba, nơi ông đã thành công trong vai trò trung gian cho các nhóm đối lập đang cố gắng lật đổ chính phủ của Gerardo Machado. Welles được thăng chức Thứ trưởng Ngoại giao vào năm 1937, và đại diện cho Mỹ tham gia một số hội nghị với Mỹ Latinh. Continue reading “10/03/1940: Sumner Welles đưa ra ‘đề nghị hòa bình’”

09/03/1932: Hoàng đế Phổ Nghi trở thành bù nhìn của Nhật

Nguồn: China’s last emperor is Japanese puppet, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1932, Phổ Nghi, Hoàng đế cuối cùng trị vì Trung Quốc trong giai đoạn 1908 – 1912, trở thành Quốc trưởng của nhà nước bù nhìn Mãn Châu Quốc của Nhật Bản, bao gồm tỉnh Nhiệt Hà và khu vực Mãn Châu.

Lên ngôi Tuyên Thống Đế khi mới ba tuổi, nhà vua nhanh chóng buộc phải thoái vị bốn năm sau đó trong cuộc cách mạng Tân Hợi do Tôn Trung Sơn lãnh đạo. Ông lấy tên Henry và tiếp tục sống ở Tử Cấm Thành cho đến năm 1924, khi phải nhận án lưu đày. Phổ Nghi chuyển đến Thiên Tân do Nhật chiếm đóng và sống cho đến khi trở thành nhà lãnh đạo bù nhìn của Mãn Châu Quốc vào năm 1932. Continue reading “09/03/1932: Hoàng đế Phổ Nghi trở thành bù nhìn của Nhật”

08/03/1862: Ngày kinh hoàng của hải quân Liên minh miền Bắc

Nguồn: C.S.S. Virginia terrorizes Union navy, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1862, tàu bọc sắt C.S.S. Virginia của quân đội Hợp bang miền Nam đã tàn phá một hạm đội Liên minh miền Bắc ngoài khơi Hampton Roads, Virginia.

Tàu C.S.S. Virginia ban đầu có tên gọi là U.S.S. Merrimack, một tàu chiến 40 súng được hạ thủy vào năm 1855. Merrimack phục vụ ở vùng biển Caribbe và là soái hạm của hạm đội Thái Bình Dương vào cuối những năm 1850. Đầu năm 1860, con tàu đã ngừng hoạt động để sửa chữa toàn diện tại Xưởng tàu Hải quân Gosport ở Norfolk, Virginia. Nó vẫn ở đó khi Nội chiến bắt đầu vào tháng 04 năm 1861, và các thủy thủ Liên minh miền Bắc đã đánh chìm con tàu khi xưởng tàu được sơ tán. Sáu tuần sau, một công ty cứu hộ đã trục vớt con tàu lên và Hợp bang miền Nam bắt đầu khôi phục nó. Continue reading “08/03/1862: Ngày kinh hoàng của hải quân Liên minh miền Bắc”

07/03/1876: Bell nhận bằng sáng chế cho điện thoại

Nguồn: Alexander Graham Bell patents the telephone, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1876, Alexander Graham Bell, khi ấy mới 29 tuổi, đã nhận bằng sáng chế cho phát minh mang tính cách mạng của mình – điện thoại.

Sinh ra ở Scotland, Alexander sau đó đến London làm việc cùng với cha mình, Melville Bell, người đã phát triển Visible Speech, một hệ thống chữ viết được sử dụng để dạy nói cho người điếc. Trong thập niên 1870, gia đình Bells chuyển đến Boston, Massachusetts, nơi cậu Alexander tìm được chân giáo viên tại Trường Dành cho Người Khiếm Thính Pemberton Avenue. Sau đó, ông kết hôn với một trong những học sinh của mình, Mabel Hubbard. Continue reading “07/03/1876: Bell nhận bằng sáng chế cho điện thoại”

06/03/1951: Phiên tòa xử vợ chồng Rosenberg bắt đầu

Nguồn: The Rosenberg trial begins, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1951, phiên tòa xét xử Ethel và Julius Rosenberg bắt đầu tại tòa án liên bang quận Nam New York. Thẩm phán Irving R. Kaufman chủ tọa vụ xét xử tội gián điệp đối với cặp vợ chồng bị buộc tội bán bí mật hạt nhân cho người Nga (họ không thể bị truy tố tội phản quốc vì Hoa Kỳ đang không có chiến tranh với Liên Xô). Vợ chồng Rosenberg, và đồng phạm Morton Sobell, được bảo vệ bởi đội ngũ luật sư cha và con trai Emanuel và Alexander Bloch. Bên công tố bao gồm Roy Cohn vốn nổi tiếng với mối liên hệ với Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy. Continue reading “06/03/1951: Phiên tòa xử vợ chồng Rosenberg bắt đầu”