25/02/1779: Quân Anh đầu hàng tại Pháo đài Sackville

Nguồn: British surrender Fort Sackville, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1779, Pháo đài Sackville đã đầu hàng, đánh dấu khởi đầu của sự kết thúc chuỗi ngày thống trị của Anh ở biên giới phía tây nước Mỹ.

Mười tám ngày trước đó, George Rogers Clark rời Kaskaskia trên sông Mississippi với lực lượng khoảng 170 người, bao gồm các dân quân Kentucky và tình nguyện viên người Pháp. Họ đã vượt hành trình hơn 200 dặm đường giữa dòng nước lũ dâng cao, lạnh giá để đến Fort Sackville ở Vincennes (Indiana) vào ngày 23. Sau khi giết hại dã man 5 người dân bản địa là đồng minh của Anh ở khu vực xung quanh, Clark đã buộc quân đồn trú Anh dưới quyền Trung úy Henry Hamilton phải đầu hàng vào lúc 10 giờ sáng ngày 25/02. Continue reading “25/02/1779: Quân Anh đầu hàng tại Pháo đài Sackville”

13/01/1842: Người Anh duy nhất sống sót sau thảm sát ở Kabul

Nguồn: After massacre, sole surviving British soldier escapes Kabul, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1832, một bác sĩ quân y Anh đã đến được đồn lính gác của Anh tại Jalalabad, Afghanistan, trở thành người duy nhất sống sót trong số 16.000 quân của lực lượng viễn chinh Anh-Ấn vốn bị tàn sát khi rút lui khỏi Kabul. Ông kể lại cuộc thảm sát khủng khiếp ở Đèo Khyber, nơi người Afghanistan đã không có một chút nương tay nào đối với lực lượng Anh-Ấn bại trận và các nhân viên tùy tùng.

Vào thế kỷ 19, với mục tiêu bảo vệ thuộc địa Ấn Độ trước người Nga, Anh đã cố gắng thiết lập thẩm quyền của mình tại nước láng giềng Afghanistan bằng cách nỗ lực thay thế tiểu vương Dost Mohammad bằng một tiểu vương trước đây vốn có thiện cảm với người Anh. Sự can thiệp trắng trợn của Anh vào các vấn đề nội bộ của Afghanistan đã châm ngòi cho cuộc Chiến tranh Anh-Afghanistan lần thứ nhất vào năm 1839. Continue reading “13/01/1842: Người Anh duy nhất sống sót sau thảm sát ở Kabul”

02/01/1981: ‘Đồ tể Yorkshire’ bị bắt

Nguồn: The Yorkshire Ripper is apprehended, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1981, gã sát nhân Đồ tể Yorkshire (Yorkshire Ripper) cuối cùng đã bị cảnh sát Anh tóm gọn, kết thúc một trong những cuộc truy lùng tội phạm lớn nhất trong lịch sử. Trong vòng năm năm, các điều tra viên đã theo đuổi mọi đầu mối có được, với hy vọng ngăn chặn kẻ giết người hàng loạt đang khủng bố miền Bắc nước Anh, nhưng vụ bắt giữ lại diễn ra hoàn toàn tình cờ. Bị phát hiện trên một chiếc xe bị đánh cắp cùng với một cô gái điếm, Peter Sutcliffe đã bị trung sĩ Robert Ring bắt giữ. Hắn xin đi vệ sinh ở bụi cây trước khi bị đưa về đồn. Khi Ring trở lại hiện trường, anh tìm thấy một cây búa và một con dao, vũ khí ưa thích của Đồ tể Yorkshire, ngay đằng sau bụi cây. Sutcliffe buộc phải thú tội trước những bằng chứng này. Continue reading “02/01/1981: ‘Đồ tể Yorkshire’ bị bắt”

22/12/1941: Churchill và Roosevelt thảo luận về chiến tranh và hòa bình

Nguồn: Churchill and Roosevelt discuss war and peace, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Thủ tướng Anh Winston Churchill đã đến Washington, D.C. để tiến hành một loạt các cuộc gặp với Tổng thống Franklin Delano Roosevelt về một chiến lược chiến tranh chung giữa Anh và Mỹ và một nền hòa bình trong tương lai.

Giờ đây, khi Mỹ tham gia trực tiếp vào cả hai cuộc chiến ở Thái Bình Dương và Châu Âu, cả Anh và Mỹ đều phải tạo dựng và duy trì một mặt trận thống nhất. Để đạt được điều đó, Churchill và Roosevelt đã tạo ra một bộ tổng tham mưu để phối hợp chiến lược quân sự chống lại cả Đức và Nhật, cũng như để phác thảo một cuộc đổ bộ chung vào châu Âu trong tương lai. Continue reading “22/12/1941: Churchill và Roosevelt thảo luận về chiến tranh và hòa bình”

Edward IV: Người hai lần làm vua nước Anh

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Edward IV (1442 – 1483) từng hai lần làm vua nước Anh và đã đánh bại Nhà Lancaster để đưa Nhà York lên ngai vàng nước Anh.

Sinh ngày 28/04/1442 tại Rouen, Pháp, Edward là con trai của Richard Plantagenet, Công tước xứ York. Cha của Edward từng là nhân vật dẫn đầu nhà York trong các cuộc Chiến tranh Hoa hồng chống lại nhà Lancaster – bắt đầu vào năm 1455. Khi Richard Plantagenet bị giết tại Trận Wakefield năm 1460, Edward thừa hưởng quyền kế vị. Với sự ủng hộ của Bá tước Warwick nhiều quyền lực, vốn được coi là người có ảnh hưởng lớn tới việc định đoạt ngôi vương, Edward đã đánh bại nhà Lancaster trong một loạt trận đánh mà đỉnh điểm là Trận Towton năm 1461. Sau khi lật đổ vua Henry VI, Edward lên ngôi với tên hiệu là Edward IV. Continue reading “Edward IV: Người hai lần làm vua nước Anh”

13/12/1914: Đức pháo kích hai thành phố cảng của Anh

Nguồn: Germans bombard English ports of Hartlepool and Scarborough, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào khoảng 8 giờ sáng ngày này năm 1914, các tàu tuần dương Đức từ Hạm đội Trinh sát của Franz von Hipper đã khiến hải quân Anh bất ngờ bằng cách bắt đầu pháo kích dữ dội vào Hartlepool và Scarborough, hai thành phố cảng của Anh trên Biển Bắc.

Cuộc tấn công kéo dài khoảng một tiếng rưỡi, giết chết hơn 130 dân thường và làm bị thương 500 người khác. Báo chí Anh sau đó đã chỉ trích vụ việc như một ví dụ nữa về sự tàn bạo của người Đức. Thế nhưng, hải quân Đức xem hai thành phố cảng là những mục tiêu phù hợp bởi đây là những thành phố được phòng thủ kiên cố. Continue reading “13/12/1914: Đức pháo kích hai thành phố cảng của Anh”

01/12/1990: Đường hầm Eo biển Manche được nối thông

Nguồn: Chunnel makes breakthrough, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, tầm 11 giờ sáng, ở độ sâu khoảng 132 feet (40,2m) dưới Eo biển Manche, các công nhân đã khoan một chiếc lỗ với kích thước của một chiếc xe hơi thông qua bức tường đá. Đây không phải là một chiếc lỗ thông thường mà là điểm kết nối hai đầu của một đường hầm dưới nước nối liền Vương quốc Anh với châu Âu lục địa lần đầu tiên sau hơn 8.000 năm.

Đường hầm Eo biển Manche – còn gọi là Chunnel (ghép giữa channel/con kênh và tunnel/đường hầm) – không phải là một ý tưởng mới. Thực ra, Napoléon Bonaparte đã từng nhận được bản đề xuất từ đầu năm 1802. Nhưng mãi đến cuối thế kỷ 20, công nghệ cần thiết để xây dựng đường hầm mới được phát triển. Năm 1986, Anh và Pháp đã ký hiệp ước cho phép xây dựng một đường hầm chạy giữa Folkestone, Anh và Calais, Pháp. Continue reading “01/12/1990: Đường hầm Eo biển Manche được nối thông”

Thế giới hôm nay: 05/11/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Donald Trump dường như đe dọa sẽ rút tiền tài trợ của liên bang dành cho chống cháy rừng ở California qua một tràng đả kích trên Twitter nhắm vào thống đốc bang thuộc Đảng Dân chủ, và cách quản lý rừng của bang: “Đủ rồi! Tự hành động đi!” Tuy nhiên nhiều vụ cháy ở California lại bắt nguồn từ bên ngoài các khu rừng. Các chuyên gia nói biến đổi khí hậu đang làm trầm trọng thêm các đám cháy, vốn đang diễn ra thường xuyên hơn.

Một tòa phúc thẩm liên bang đã chấp thuận yêu cầu xem tờ khai thuế của ông Trump từ chưởng lý quận Manhattan. Các công tố viên đang điều tra cách mà các doanh nghiệp của ông Trump thanh toán cho hai người phụ nữ tự nhận có quan hệ với ông. Tòa tối cao khả năng cao sẽ xử vụ án. Là tổng thống, ông Trump đã bổ nhiệm hai thành viên của tòa này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/11/2019”

Thế giới hôm nay: 30/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nước Anh có khả năng sẽ tiến hành một cuộc tổng tuyển cử vào tháng 12. Sau nhiều tuần tranh cãi, Công đảng đối lập đã quyết định ủng hộ lời kêu gọi một cuộc bầu cử sớm của Thủ tướng Boris Johnson, trong nỗ lực phá thế bế tắc của Brexit. Ngày bầu cử chính xác sẽ được quyết định bằng phiếu bầu tại Quốc hội vào thứ Ba tuần tới, với việc ông Johnson ủng hộ ngày 12/12 và các đảng đối lập khác ủng hộ ngày 9/12.

Trung tá Alexander Vindman điều trần trước ủy ban luận tội Tổng thống Donald Trump của Hạ viện. Trung tá Vindman, thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia, đã chỉ trích một cuộc gọi mà ông từng nghe thấy giữa ông Trump và tổng thống Ukraine: “Tôi không nghĩ việc yêu cầu một chính phủ nước ngoài điều tra một công dân Hoa Kỳ là đúng đắn”, công dân này tức là Joe Biden, ứng viên tổng thống của Đảng Dân Chủ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/10/2019”

29/10/1618: Sir Walter Raleigh bị xử tử

Nguồn: Sir Walter Raleigh executed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1618, Sir Walter Raleigh, nhà thám hiểm kiêm nhà văn người Anh, và cận thần yêu thích của Nữ hoàng Elizabeth I, đã bị chém đầu tại London, theo một bản án được tuyên cho ông từ 15 năm trước vì âm mưu chống lại vua James I.

Trong thời gian trị vì của Elizabeth, Raleigh đã tổ chức ba cuộc thám hiểm lớn tới Mỹ, bao gồm chuyến đi xây dựng thuộc địa Anh đầu tiên ở Mỹ vào năm 1587 – khu định cư Roanoke tồn tại trong thời gian ngắn ở Bắc Carolina ngày nay. Continue reading “29/10/1618: Sir Walter Raleigh bị xử tử”

Thế giới hôm nay: 24/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hãng lữ hành Anh Thomas Cook đã nộp đơn xin phá sản. Sự sụp đổ của công ty 178 tuổi này khiến 22.000 việc làm gặp rủi ro, 9.000 trong số đó ở Anh. Nhà chức trách đang nỗ lực hồi hương hàng trăm ngàn khách đang du lịch. Bộ trưởng giao thông vận tải Anh nói kế hoạch này, mang tên “Matterhorn”, sẽ là cuộc hồi hương thời bình lớn nhất trong lịch sử đất nước. Một cuộc điều tra do chính phủ hậu thuẫn về vụ sụp đổ đang xem xét trách nhiệm của ban giám đốc công ty.

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đang họp. Mọi con mắt đều đổ dồn vào Donald TrumpHassan Rouhani, song khả năng hai nhà lãnh đạo Mỹ và Iran gặp nhau lần đầu tiên sau 40 năm có vẻ mong manh. Cuộc tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của Ả Rập Saudi hồi đầu tháng, mà Mỹ đổ lỗi cho Iran, làm quan hệ song phương càng thêm căng thẳng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/09/2019”

Thế giới hôm nay: 20/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Quốc hội Áo đã bỏ phiếu phủ quyết thỏa thuận thương mại được đàm phán giữa Liên minh châu Âunhóm Mercosur của các nước Nam Mỹ. Các nghị sĩ lo ngại Brazil, một nước sẽ tham gia thỏa thuận này, không kiểm soát được các đám cháy trong rừng nhiệt đới Amazon. Pháp và Ireland cũng bày tỏ quan ngại. Hiệp định thương mại này mất 20 năm để đàm phán nhưng phải được tất cả các thành viên EU phê chuẩn.

Sau khi không đạt được thế đa số để lập chính phủ, Thủ tướng Binyamin Netanyahu của Israel đã mời đối thủ chính của mình thảo luận về thỏa thuận chia sẻ quyền lực. Nhưng Benny Gantz, lãnh đạo của đảng Xanh và Trắng trung tả, dường như đã từ chối. Đảng của ông, đang dẫn đầu sau khi 98% số phiếu được kiểm, kêu gọi đảng Likud loại bỏ ông Netanyahu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/09/2019”

Thế giới hôm nay: 19/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cục Dự trữ Liên bang một lần nữa cắt giảm lãi suất 0,25% xuống phạm vi mục tiêu 1,75-2,0% nhưng không đưa ra dấu hiệu rõ ràng về động thái tiếp theo. Họ cho biết đầu tư kinh doanh và xuất khẩu đã suy yếu kể từ cuộc họp thiết lập chính sách gần nhất của họ vào tháng 7 khi họ cắt giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ 2008, nhưng chi tiêu hộ gia đình vẫn “tăng với tốc độ mạnh mẽ.”

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez tuyên bố nước này sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 11. Đảng Xã hội của ông Sánchez giành được nhiều ghế nhất trong cuộc bầu cử hồi tháng 4 nhưng thất bại trong việc thành lập chính phủ vì đảng của ông không chiếm đa số. Đảng của ông đã ngăn ông tìm kiếm một liên minh tiềm năng với Podemos, một đảng dân túy cánh tả. Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/09/2019”

Thế giới hôm nay: 13/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) công bố gói kích thích kinh tế mới trong nỗ lực ngăn chặn suy thoái trong khu vực đồng euro. Ngân hàng này đã cắt giảm lãi suất tiền gửi của họ -tính trên các khoản tiền gửi do ECB nắm giữ – từ -0,4% xuống -0,5%, mức thấp kỷ lục. Họ cũng sẽ khởi động nới lỏng định lượng và mua vào 20 tỷ euro (22 tỷ đô la) trái phiếu mỗi tháng kể từ tháng 11.

Như để chứng minh ECB đã hành động đúng, Eurostat tuyên bố rằng sản lượng công nghiệp trong khu vực đồng euro suy giảm nhiều hơn dự kiến vào tháng Bảy. Sản xuất giảm 0,4% so với tháng trước và 2% so với tháng 7 năm ngoái. Đà giảm được thúc đẩy bởi sự sụt giảm mạnh sản lượng công nghiệp của Đức. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/09/2019”

10/09/1813: Trận Hồ Erie

Nguồn: The Battle of Lake Erie, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1813, trong một thất bại hoàn toàn đầu tiên trong lịch sử hải quân Anh, Đại tá người Mỹ Oliver Hazard Perry đã chỉ huy một hạm đội gồm chín tàu Mỹ giành chiến thắng trước hạm đội gồm sáu tàu chiến Anh tại Trận Hồ Erie trong Chiến tranh năm 1812. Continue reading “10/09/1813: Trận Hồ Erie”

07/09/1776: Vụ tấn công bằng tàu ngầm đầu tiên trong lịch sử

Nguồn: World’s first submarine attack, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ, tàu lặn Turtle của Mỹ đã cố gắng gắn một quả bom hẹn giờ vào thân tàu của Đô đốc người Anh Richard Howe, soái hạm Eagle, đang đậu ở cảng New York. Đó là lần đầu tiên tàu ngầm được sử dụng trong chiến tranh.

Tàu ngầm được chế tạo lần đầu tiên bởi nhà phát minh người Hà Lan Cornelius van Drebel vào đầu thế kỷ 17, nhưng phải đến 150 năm sau, chúng mới được sử dụng lần đầu tiên trong chiến tranh hải quân. David Bushnell, một nhà phát minh người Mỹ, đã bắt đầu chế tạo mìn đặt dưới nước khi còn là sinh viên tại Đại học Yale. Cho rằng tàu ngầm sẽ là phương tiện tốt nhất để chuyên chở vũ khí của mình trong chiến tranh, ông đã chế tạo một chiếc tàu lặn bằng gỗ dài 2,43m – đặt tên là Turtle (Rùa) theo hình dạng của nó. Đủ lớn để chứa một người điều khiển, con tàu hoàn toàn chạy bằng tay, sử dụng chấn lưu bằng chì để giữ cân bằng. Continue reading “07/09/1776: Vụ tấn công bằng tàu ngầm đầu tiên trong lịch sử”

03/09/1783: Ký Hiệp ước Paris, chấm dứt Cách mạng Mỹ

Nguồn: Treaty of Paris signed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1783, Cách mạng Mỹ chính thức chấm dứt khi đại diện các nước Mỹ, Anh, Tây Ban Nha và Pháp cùng nhau ký kết Hiệp ước Paris. Hành động này cũng biểu thị vị thế quốc gia tự do của Mỹ, khi Anh chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa cũ của mình và biên giới của nước cộng hòa mới cũng được thống nhất: từ Florida kéo dài đến Ngũ Hồ ở phía bắc, và từ bờ biển Đại Tây Dương đến sông Mississippi ở phía tây. Continue reading “03/09/1783: Ký Hiệp ước Paris, chấm dứt Cách mạng Mỹ”

15/08/1914: Nhật ra tối hậu thư cho Đức

Nguồn: Japan gives ultimatum to Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, chính phủ Nhật đã gửi tối hậu thư tới Đức, yêu cầu tất cả các tàu Đức phải rút khỏi vùng biển của Nhật Bản và Trung Quốc, đồng thời giao lại quyền kiểm soát Thanh Đảo – căn hải quân nước ngoài lớn nhất của Đức, nằm trên bán đảo Sơn Đông, Trung Quốc – cho người Nhật trước trưa ngày 23/08.

Ngày 06/08 trước đó, một ngày sau khi Anh tham gia Thế chiến I chống lại Đức, Ngoại trưởng Anh, Sir Edward Gray, đã kêu gọi hỗ trợ từ hải quân Nhật trong việc săn lùng các tàu buôn Đức có vũ trang. Nhật Bản vui vẻ đồng ý, xem chiến tranh chính là cơ hội tuyệt vời để theo đuổi tư lợi ở Viễn Đông. Như lời chính khách Nhật Bản Inoue Karou, “cuộc chiến là sự trợ giúp của thượng đế cho sự hưng thịnh của vận mệnh nước Nhật.” Do đó, người Nhật vội vã thực hiện thỏa thuận liên minh năm 1902 của họ với Anh, đưa ra tối hậu thư vào ngày 15/08. Continue reading “15/08/1914: Nhật ra tối hậu thư cho Đức”

02/08/1945: Hội nghị Potsdam kết thúc

Nguồn: Potsdam Conference concludes, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1945, Hội nghị thời chiến cuối cùng nhóm “Tam Cường” (Big Three) – Liên Xô, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh – kết thúc sau hai tuần tranh luận căng thẳng và đôi khi gay gắt. Hội nghị đã không giải quyết được hầu hết các vấn đề quan trọng lúc bấy giờ và do đó tạo tiền đề cho cuộc Chiến tranh Lạnh sẽ bắt đầu ngay sau khi Thế chiến II kết thúc.

Cuộc gặp tại Potsdam là hội nghị thứ ba giữa các nhà lãnh đạo nhóm Tam Cường. Liên Xô được đại diện bởi Joseph Stalin, Anh bởi Winston Churchill và Hoa Kỳ bởi Tổng thống Harry S. Truman. Đây là lần đầu tiên Truman tham dự cuộc gặp của nhóm. Tổng thống Franklin D. Roosevelt, người qua đời vào tháng 04/1945, đã tham dự hai hội nghị đầu tiên tại Tehran vào năm 1943 và Yalta vào tháng 2/1945. Continue reading “02/08/1945: Hội nghị Potsdam kết thúc”

Những rủi ro đối với người di cư qua Eo biển Manche

Nguồn: The risks to migrants of crossing the English ChannelThe Economist, 23/04/2019

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Đứng trên bờ phía nam nước Anh nhìn về phía Pháp, bạn sẽ nhìn thấy tuyến đường biển bận rộn nhất thế giới. Hơn 600 tàu chở hàng đi qua Eo biển Manche (English Channel) mỗi ngày. Nhiều tàu đi và đến từ London hoặc Rotterdam, được phân tách bởi một khoảng cách gần bằng với một dải phân cách đường cao tốc mà họ không được vượt qua (xem hình ảnh). Bên cạnh lưu lượng vận tải là hơn 60 phà dịch vụ qua eo biển hàng ngày, cũng như các tàu ngư dân và tàu giải trí tư nhân có thể lên tới hàng ngàn chiếc vào dịp cuối tuần mùa hè. Cho đến nay, chỉ có một số lượng nhỏ người di cư đã cố gắng đến Anh theo cách này, nhưng con số đó đang tăng lên: 539 người di cư đã cố gắng thực hiện hành trình này vào năm ngoái, theo số liệu từ Văn phòng Di trú, nhưng khoảng 80% những nỗ lực này đã được thực hiện trong khoảng thời gian ba tháng cuối năm 2018. Những rủi ro và phần thưởng khi thực hiện hành trình vượt eo biển này là gì? Continue reading “Những rủi ro đối với người di cư qua Eo biển Manche”